Lẩu Tứ Xuyên là món ăn truyền thống của nền ẩm thực Trung Hoa đã phổ biến trên khắp thế giới, được nhiều thực khách yêu thích, nhờ vị cay nồng, đậm đà khó quên.
Nhắc tới ẩm thực Tứ Xuyên, bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến vị cay tê, mặn đậm đà làm nên đặc trưng khó quên của các món đặc sản nơi này. Giữa bao món ăn nổi tiếng như đậu hũ Ma Bà, gà Kungbao hay các loại dimsum nổi tiếng, thực khách gần xa lại nhắc tới lẩu Tứ Xuyên nhiều nhất. Từ Thành Đô cho tới Trùng Khánh, nếu bạn chưa thưởng thức món lẩu cay nồng, thấm đẫm vị ớt và hoa tiêu trứ danh thì trải nghiệm ẩm thực xứ Trung sẽ chẳn hề trọn vẹn.
Lẩu Tứ Xuyên còn được gọi với tên Ma La Huo Guo là món ăn tối phổ biến của người Trung Quốc. Khi ăn, mọi người sẽ ngồi xung quanh một nồi lẩu cay nồng, tỏa khói nghi ngút và thưởng thức bằng cách nhúng các nguyên liệu vào nồi nước dùng. Lẩu Tứ Xuyên xuất hiện lần đầu tiên vào những năm Đạo Quang đời Thanh (giai đoạn từ 1821-1851). Món ăn quen thuộc nhất khi đó thường là một chiếc nồi nhỏ bằng hũ sành, bên trong có thêm ít nước canh làm nước dùng, cho thêm thật nhiều ớt, tiêu và gia vị cùng rau, cá. Tuy đơn giản nhưng thức ăn trong chiếc nồi kia giúp người dân no bụng và ấm áp trong mùa đông giá rét. Sau khi ăn xong, họ cùng nhau nói chuyện, cười đùa rôm rả, quên đi mệt nhọc. Từ món ăn giản dị bên bờ sông Trường Giang ấy, lẩu Tứ Xuyên Trung Quốc ra đời và ngày càng được yêu thích ở khắp mọi nơi.
Món lẩu mang hương vị cay nồng khó quên này muốn ngon phải chú trọng vào phần nước dùng cầu kỳ và phong phú, tạo nên đặc trưng riêng của món ăn. Một nồi lẩu Tứ Xuyên Trung Quốc đúng chuẩn phải được hầm từ xương heo, xương gà cho ngọt nước, đặc biệt không thể thiếu xương bò được nướng lên với than hồng nhằm làm dậy lên mùi thơm đặc trưng. Nước lẩu phải được hầm liên tục trong nhiều giờ liền. Ngoài ra, các nguyên liệu cần được xào thật đều tay, cho đến khi tỏa mùi thơm cay nức mũi.
Bên cạnh đó, nước lẩu Tứ Xuyên cũng không thể thiếu các loại ớt, hạt tiêu và giấm nhưng muốn món ăn mang hương vị vùng miền đặc trưng, mọi loại gia vị sử dụng đều phải xuất xứ từ nơi này. Nồi lẩu cay đậm đà, thơm ngon còn chẳng thể thiếu hương liệu thiên nhiên khác như vỏ quế, hạt thì là, rồi thảo quả, đinh hương và sả. Tất cả tập hợp lại và hòa vào nhau, làm nên vị thơm đặc trưng, cay nồng, đậm vị. Sau khi có nồi nước lẩu ngon đúng điệu rồi, thực khách lại say mê với các món nhúng lẩu đa dạng. Người Tứ Xuyên thích dùng thịt bò miếng và các phụ phẩm khác đặc trưng của địa phương cho vào nồi lẩu.
(Ảnh: Internet)
Vị cay của ẩm thực Tứ Xuyên nói chung và lẩu nói riêng chính là nét tinh tuý làm nên thương hiệu ẩm thực vùng đất này. Điều làm nên sự khác biệt lớn là vị cay này không chỉ tạo thành từ hàng chục loại ớt khác nhau mà còn có hạt tiêu, hoa tiêu, quế, đại hồi, tiểu hồi, thảo quả… Người ta tính được có tới hơn 30 nguyên liệu và gia vị khác nhau được cho vào để tạo nên một nồi lẩu trọn vị và chất lượng nhất. Với công thức chế biến công phu, tỉ mỉ của người đầu bếp đã thổi hồn vào món nước lẩu thơm nồng với vị cay cay tê tê đọng mãi nơi đầu lưỡi, làm nên món lẩu Tứ Xuyên đang ngày càng vang danh khắp thế giới.
Đầu bếp dạy làm nước lẩu Tứ Xuyên chuẩn vị
Nếu là tín đồ của món ăn cay, cách làm nước lẩu sau đây sẽ không làm người ăn thất vọng bởi vị đặc trưng ở vùng đất Tứ Xuyên, Trung Quốc.