Phở chua Lạng Sơn là món ăn nổi tiếng, với cách chế biến vô cùng cầu kỳ, hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt chắc chắn sẽ khiến mọi tín đồ ẩm thực đều phải mê mẩn.
Điều làm nên sự đặc biệt của phở chua Lạng Sơn nằm ở chính cách chế biến cầu kỳ của nó. Một bát phở chua thường bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh phở, thịt xá xíu, thịt gà xé, hành phi, khoai lang, khoai môn, lạp sườn, xúng xàng, gan lợn,…
Bánh phở để làm phở chua Lạng Sơn cũng là loại bánh phở quen thuộc tuy nhiên nó được người dân lạng sơn làm cho se lại để khi ăn vừa dẻo vừa dai. Tiếp đến, khoai tây được thái chỉ nhỏ, đảo trên chảo dầu sao cho vàng ruộm lên. Những miếng gan lợn cũng được thái mỏng một cách khéo léo và rán cháy cạnh.
Thịt để làm xá xíu là thịt lợn nạc ngon. Đầu tiên thịt sẽ được thái thành những miếng dày khoảng 5 cm, to bằng lòng bàn tay, rồi tẩm ướp dầu hào, đường, màu điều và đem luộc đến khi gần chín. Sau đó, người ta sẽ vớt thịt ra, để ráo nước, rán lên rồi thái thành từng lát dài. Lạc rang cũng được giã nhỏ. Hành không bóc vỏ, thái nhỏ, dưa chuột, lạp xưởng đều phải thái thật mỏng.
Một yếu tố nữa vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên sự thành công của món đặc sản phở chua Lạng Sơn đó là phần nước sốt. Để làm nước sốt ngon, đầu tiên phải phi thơm hành tỏi cùng với mỡ, đường, nước mắm, gừng. Tiếp đến, người ta sẽ cho thêm bột năng vào để nước dùng được cô sánh lại. Thành phần quan trọng nhất của nước sốt đó chính là dấm đường. Đây là một loại dấm được làm theo công thức vô cùng đặc biệt, chỉ riêng vùng đất Lạng Sơn mới có.
Phở chua Lạng Sơn thường được đựng vào trong một chiếc đĩa lớn. Phía dưới cùng là bánh phở trắng ngần, dẻo dai, tiếp đến là thịt xá xíu, dưa chuột. Lạc rang, khoai lang chiên, hành khô sẽ được rắc lên trên cùng. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau một cách hài hòa và tinh tế để làm nên món ăn không chỉ đẹp về hình thức mà còn ngon về hương vị, khiến bất cứ ai khi nhìn thấy cũng đều muốn thưởng thức.
Khi ăn, thực khách có thể trộn đều các nguyên liệu lên hoặc không. Phở chua của Lạng Sơn là một món ăn có tính hàn, rất phù hợp để thưởng thức vào những ngày thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn phở chua vào mùa đông khi nước sốt và bánh phở được hâm nóng lên.
Tùy vào sở thích của từng người, khi ăn phở chua có thể cho thêm vài lát ớt tươi, vắt thêm miếng chanh hoặc rắc chút hạt tiêu để hương vị thêm đậm đà. Gắp miếng phở chua Lạng Sơn cho vào trong miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo dai của bánh phở, vị ngọt thanh của nước sốt, vị bùi bùi của lạc rang, của khoai lang, thêm chút vị cay cay của ớt. Tất cả như kết hợp lại với nhau để trở thành một món ăn dẫu chẳng sơn hào hải vị nhưng vẫn đủ sức làm mọi thực khách nhớ mãi.
Đổi vị với món phở chua đặc sản Lạng Sơn
Không chỉ góp mặt trên bàn ăn trong những ngày lễ Tết, phở chua còn là món quà thiết đãi khách quý đến chơi nhà của người dân Lạng Sơn.
Du lịch Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn bởi những địa danh nổi tiếng như chùa Tam Thanh, phố Kỳ Lừa mà còn bởi một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc. Một trong những đặc sản thơm ngon nức tiếng của vùng đất này mà bất cứ ai khi có dịp đặt chân tới đây cũng đều muốn thưởng thức đó chính là phở chua Lạng Sơn.
Phở chua Lạng Sơn được chế biến khá cầu kỳ, là món ăn lạ tai, lạ mắt và khi thưởng thức thì lạ miệng với thực khách đường xa. Món ăn có vị giòn, bùi của khoai, lạc đi kèm cảm giác ngậy béo từ thịt xá xíu kết hợp với ớt cay, dưa chuột man mát. Lâu nay, món phở chua đã trở thành niềm tự hào, là thứ đặc sản ngon nức tiếng theo chân người xứ Lạng đi khắp nơi.
Nguyên liệu chính của món ăn gồm bánh phở, khoai lang, thịt xá xíu, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, khoai môn, lạc rang, hành khô, dưa chuột, lạp sườn… Bánh phở để làm phở chua Lạng Sơn cũng là loại quen thuộc ta vẫn thường thấy, tuy nhiên được người dân nơi đây làm cho se lại để khi ăn vừa dẻo vừa dai. Tiếp đến, khoai tây sẽ được thái chỉ nhỏ, đảo trên chảo dầu sao cho vàng ruộm lên. Những miếng gan lợn cũng được thái mỏng một cách khéo léo và rán cháy cạnh.
Thịt để làm xá xíu là loại thịt lợn nạc ngon được thái thành những miếng dày khoảng 5cm, to bằng lòng bàn tay, rồi tẩm ướp dầu hào, đường, màu điều và đem luộc đến khi gần chín. Sau đó, người ta sẽ vớt thịt ra, để ráo nước, rán lên rồi thái thành từng lát dài. Lạc rang cũng được giã nhỏ. Hành không bóc vỏ, thái nhỏ, dưa chuột, lạp xưởng đều phải thái thật mỏng.
Một yếu tố nữa vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên sự thành công của món đặc sản phở chua Lạng Sơn đó là nước sốt. Để làm nước sốt ngon, đầu tiên phải phi thơm hành tỏi cùng với mỡ, đường, nước mắm, gừng, người ta sẽ cho thêm bột năng vào để nước dùng được đặc sánh lại. Thành phần quan trọng nhất của nước sốt đó chính là dấm đường. Đây là một loại dấm được làm theo công thức vô cùng đặc biệt, chỉ riêng vùng đất Lạng Sơn mới có.
Khi nguyên liệu đã sơ chế xong, người đầu bếp xếp lần lượt một lớp bánh phở (mùa đông bánh phở được nhúng qua nước sôi cho nóng) sau đó đến xá xíu, dưa chuột và lạc rang, khoai lang chiên, hành khô lên trên. Tùy khẩu vị, bạn có thể thêm chút chanh tươi, ớt hay tiêu. Khi ăn, thực khách sẽ tự chan hoặc trộn cùng nước dùng để cảm nhận rõ vị ngậy của mỡ vịt và thơm phức nhờ những gia vị đặc trưng. Tuy nhiên, cần phải khéo léo trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều.
Ảnh: Internet
Phở chua Lạng Sơn sẽ chỉ dừng ở mức vừa miệng nếu thiếu đi vị béo đậm đà của nước dùng (nước lèo). Theo đó, người làm phải đun sôi nước luộc vịt, phi thơm hành, tỏi và cho vào nồi cùng ớt, cà chua, giấm đường (gia vị riêng rất đặc biệt, làm từ quả chuối chín), đường, nước mắm, gừng. Khâu cuối cùng là cho bột năng vào để nước sánh lại.
Không chỉ là đặc sản để những người con xa quê nhớ về, phở chua còn được xem như món quà thiết đãi khách của quê hương Lạng Sơn, góp phần làm phong phú kho tàng ẩm thực dân tộc Việt.