Ngọt ngào vị niễng cuối thu

Củ niễng là một loại cây thực phẩm được coi là đặc sản của Nam Định. Tuy nhiên, loại cây này cũng được trồng ở khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người ta vẫn hay gọi nó là cây bắp nước hay theo tiếng dân tộc là cây nặm bắp.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu

Cây mọc hoang thành món ăn ưa thích

Những ngày cuối thu tiết trời se lạnh, thi thoảng đi qua vài con phố ở Hà Nội thấy bên hè đường bày bán những bó củ tựa như củ sả, nhưng phía bên trên lại được cắt vỏ để lộ phần đầu trắng nõn trông rất lạ lẫm, đẹp mắt. Nhiều người tò mò hỏi mới biết là củ niễng, một loại cây có thể chế biến thành món ăn ngon trong bữa cơm gia đình.

Một số tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn… gọi củ niễng là cây bắp nước, các tỉnh phía Nam như Sóc Trăng thì gọi là cây tre nước bởi nó được trồng vào cuối xuân đầu hè, khi mùa nước về. Một số khu vực vùng trũng khi ruộng ngập nước cũng là thời điểm thích hợp trồng niễng. Đây là loại cây rất dễ trồng, không cần đến sự chăm sóc của con người. Cây niễng có hệ rễ phát triển mạnh nên chỉ cần ngập nước là tự vươn lên, đến tầm tháng 10, tháng 11, khi lá khô đi là niễng bắt đầu cho thu hoạch.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu

Là một loại cây giàu chất đạm, chất xơ, tinh bột, tính lành, vị ngọt mát nên niễng rất dễ chế biến. Nó còn được sử dụng cả trong Đông y khi hỗ trợ chữa các bệnh như xơ gan, đái tháo đường, tim mạch hay một số triệu chứng đường tiêu hóa. Từ một loại cây mọc tự nhiên rồi thành cây thực phẩm, niễng ngày càng được chị em nội trợ lùng mua. Ở Hà Nội, có những hôm đi đến vài chợ hỏi mua không có, nhưng có khi lại thấy bày bán đầy trên hè phố. Niễng năm nay có giá thành khá rẻ, ngay tại địa phương chỉ khoảng 10.000 – 15.000 nghìn đồng/bó (10 cây/bó), ngay tại Hà Nội cũng chỉ trong khoảng từ 20.000 – 30.000 nghìn đồng/bó. Với mức giá rất bình dân thì việc lựa chọn món ăn ngon kết hợp với loại cây thực phẩm đặc sản không khiến chị em nội trợ phải nghĩ ngợi nhiều.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu

Những món ngon từ niễng

Do có tính hàn, ngọt nhẹ, thân xốp, giòn, niễng rất hợp khi làm món xào, nấu. Niễng mua về được đem tách hết lớp vỏ nâu cứng phía ngoài, chỉ lấy phần củ trắng muốt phình to ở phần gốc. Đem thái lát xéo, thái lát dọc hoặc cũng cắt khúc (tùy gu nấu ăn) rồi ngâm nước lạnh cho giòn là chị em nội trợ có thể bắt đầu trổ tài. Thường chúng ta quen ăn niễng xào thịt bò, đây là món làm nhanh, không cầu kì, vị thơm ngậy, ngọt bùi của niễng kết hợp với vị béo của thịt bò rất hợp với đa số người. Niễng xào trứng thì đòi hỏi sự khéo léo hơn đôi chút để giữ được độ ngon và thơm của trứng. Sau khi dầu trên chảo nóng già, thả một chút tỏi phi thơm, đ.ập 1 – 2 quả trứng vào đảo thật đều cho trứng tơi lên. Lúc này cho niễng thái lát vào đảo đều tay trên lửa lớn, chỉ cần khoảng 2 phút là món niễng xào trứng đã chín. Chỉ cần bỏ thêm thìa là thái nhỏ và hành cắt khúc vào là xong. Một món ăn màu sắc khá bắt mắt kết hợp giữa vị trứng thơm ngậy với giòn ngọt của niễng, món đơn giản nhưng lại rất hấp dẫn người thưởng thức.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu

Người Hà Nội ăn niễng tinh tế và cầu kỳ hơn. Thật trùng hợp là mùa niễng lại đúng mùa rươi, họ kết hợp 2 thứ này với nhau tạo nên món ăn đặc sắc. Nhiều người nói, củ niễng hợp nhất khi xào với rươi. Có lẽ ẩm thực của Việt Nam đa dạng, các cụ hay có quan niệm “mùa nào thức nấy” nên ngẫu nhiên 2 thứ đặc sản trùng mùa kết hợp với nhau lại tạo vị cho một món ăn trở nên thơm ngon đúng điệu. Có những người thích ăn rươi thật béo ngậy, họ phi hành thơm rồi thả rươi tươi vào đảo đến khi chúng tan ra thành thứ nước sốt sền sệt rồi mới bỏ niễng vào xào chung, thêm gia vị, hành, thìa là. Bằng cách này, lớp rươi phủ kín từng miếng niễng khiến nó có vị béo béo, ngầy ngậy, ngọt đậm đà. Cũng có người thích ăn rươi nguyên con, họ xào củ niễng gần chín mới cho rươi vào đảo nhanh trên lửa to, đợi chín tới là thành món.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu

Ở miền núi, niễng chỉ cần xào với tỏi cũng đã đem đến một hương vị rất riêng. Thậm chí, chỉ cần luộc lên chấm nước mắm tỏi ớt cũng thú vị không kém. Đồng bào dân tộc còn đem niễng xào với tóp mỡ, lạp sườn, thịt gác bếp… rồi thêm cọng tỏi tươi là sẽ cho ra một hương vị ngon đặc trưng núi rừng. Niễng cũng có thể ăn sống nên nhiều người đem trộn gỏi. Tùy độ sáng tạo, có thể kết hợp với tai lợn, thịt lợn luộc, lạp sườn chiên giòn… cùng với nước sốt chua, cay, ngọt. Món gỏi củ niễng khá bắt mồi, có thể dùng trong các bữa tiệc như một món ăn chống ngấy.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu

Nhiều người nói, những củ niễng mập, bên trong không có chấm đen thì sẽ giòn và ngọt hơn. Tuy nhiên, thực chất củ trắng hay củ có chấm đen đều giòn, ngọt như nhau. Quan trọng nhất là phải lựa chọn được củ tươi, tròn, đúng độ thu hoạch, khi bóc lớp vỏ tím ra bên trong phải trắng nõn chứ không được xanh, nếu xanh là lớp củ già, ăn sẽ bị xơ. Đang dần vào cuối mùa vụ, bạn đọc nên tranh thủ mua lấy chục niễng để phục vụ bữa ăn gia đình, thưởng thức món đặc sản vừa ngon, vừa rẻ, dân dã và mộc mạc mà không phải khi nào cũng có và ở đâu cũng có.

Người Hà Nội ăn niễng tinh tế và cầu kỳ hơn. Thật trùng hợp là mùa niễng lại đúng mùa rươi, họ kết hợp 2 thứ này với nhau tạo nên món ăn đặc sắc. Nhiều người nói, củ niễng hợp nhất khi xào với rươi. Có lẽ ẩm thực của Việt Nam đa dạng, các cụ hay có quan niệm “mùa nào thức nấy” nên ngẫu nhiên 2 thứ đặc sản trùng mùa kết hợp với nhau lại tạo vị cho một món ăn trở nên thơm ngon đúng điệu.

Tìm hiểu loại củ mọc dại bờ ao, nay trở thành đặc sản cháy hàng liên tục

Một loại củ mọc dại bờ ao nay đã trở thành đặc sản cháy hàng. Vậy loại củ này có gì đặc biệt? Hãy cùng Bách hoá XANH khám phá về loại củ thú vị này nhé!

Củ niễng là đặc sản mộc mạc tại Nam Định. Ngoài là vị thuốc bổ trong Đông y, loại củ này còn được dùng để chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Hiện nay, củ niễng được rất nhiều thương lái săn đón. Tại sao củ niễng lại trở nên cháy hàng liên tục như vậy? Cùng tìm hiểu nhé!

1Củ niễng là gì?

Củ niễng là cây thân thảo thường mọc dại tại bờ ao, đầm lầy hoặc chỗ có nhiều bùn. Thân củ niễng phình to, phồng xốp và chắc nịch với đường kính khoảng 2,5 – 3 cm, chiều dài khoảng 5 – 8 cm. Vào mùa đông khoảng tháng 11 – 12, người ta sẽ thu hoạch củ niễng, tách lá và vứt bẹ già bên ngoài.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu
Củ niễng là đặc sản trứ danh Nam Định

Bạn có thể dùng củ tươi trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn mới lạ. Nếu sử dụng không hết, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Theo Đông y, củ niễng có công dụng thanh nhiệt, lợi đại tiểu tiện, giải rượu, kích thích tiêu hóa, giảm đau,….Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật Bản còn cho biết loại củ này giúp giữ ẩm và làm sáng da khi ăn thường xuyên.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu
Củ niễng có vị hơi ngọt

2Giá củ niễng bao nhiêu?

Trong những năm gần đây, củ niễng bỗng trở thành đặc sản lạ được nhiều thương lái tìm mua. Do đó, giá của củ niễng cũng tăng theo mỗi năm. Sau khi thu hoạch, người dân sẽ bó thành từng bó, mỗi bó là 10 củ và mang đi bán.

Hiện nay, củ niễng có giá khoảng 55.000 – 60.000 đồng/bó hoặc 50.000 – 55.000 đồng/kg. So với năm trước thì giá có cao hơn từ 5.000 – 10.000 đồng/bó. Nếu bạn đi du lịch đến Nam Định tầm tháng 11, bạn có thể mua củ niễng về làm quà cho gia đình hoặc bạn bè.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu
Củ niễng thường được bó thành bó 10 củ

3Các món ngon từ củ niễng

Củ niễng xào trứng

Củ niễng có vị ngọt bùi kết hợp với vị béo của trứng khiến cho hương vị món ăn trở nên mới lạ. Ở nông thôn, người dân thường ăn củ niễng xào trứng với cơm nóng. Trước khi ăn, bạn có thể rắc thêm chút tiêu và rau mùi. Món này được khuyến khích giữ nóng khi ăn để thưởng thức tròn vị nhất.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu
Củ niễng xào trứng

Củ niễng trộn

Củ niễng trộn rất tốt cho người bị tăng huyết áp. Bạn chỉ cần bóc bẹ củ niễng, gọt vỏ, luộc chín và vớt ra để ráo. Sau đó thái củ niễng thành miếng vừa ăn và trộn đều với dăm bông và trứng chiên. Thêm một ít gia vị như đường, tiêu, dầu mè, nước mắm, muối, bột ngọt cho vừa ăn và bắt đầu thưởng thức ngay.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu
Củ niễng trộn

Cháo củ niễng

Với những ai mắc bệnh đái tháo đường, thì cháo củ niễng là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Món cháo được nấu bằng gạo tẻ. Người ta sẽ cho nấm hương thái sợi, thịt heo băm, củ niễng vào xào sơ và nêm thêm chút muối. Khi cháo chín nhừ thì cho hỗn hợp thịt xào niễng nấm hương vào đảo đều. Đun sôi thêm 3 – 5 phút nữa là có thể dùng được.

Ngọt ngào vị niễng cuối thu
Cháo củ niễng

Củ niễng xào thịt bò

Củ niễng xào thịt bò là món ăn thanh nhiệt thích hợp cho những ngày oi bức. Hương vị món này khá lạ miệng. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị giòn ngọt của củ niễng và vị bùi bùi ngậy ngậy của thịt bò. Sau khi tắt bếp, bạn nêm thêm chút rau mùi, hành lá rồi bày trí ra dĩa. Rắc ít tiêu lên và thưởng thức ngay thôi

Ngọt ngào vị niễng cuối thu
Củ niễng xào thịt bò

Trên đây là thông tin hữu ích về củ niễng nổi tiếng ở Nam Định mà Bách hoá XANH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể dùng củ niễng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *