Nền văn hóa ẩm thực của Tây Nguyên vốn rất phong phú, độc đáo. Những sản vật đặc trưng đi cùng bí quyết chế biến của người dân địa phương tạo nên nhiều món ăn với hương vị đặc biệt, có sức hấp dẫn với du khách.
Bạn đang đọc: Đắk Lắk: Đậm đà đặc sản Tây Nguyên
Đơn cử như món “ Gà nướng Bản Đôn” và “Thịt nai nướng” – hai món vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) công nhận chọn vào top món ăn đặc sản Việt Nam (2021 – 2022) theo Bộ tiêu chí công bố giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.
Gà nướng hay thịt nai nướng là một trong những món ăn dân dã, gần gũi với đời sống người dân Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Hầu như điểm, khu du lịch nào cũng có món này trong thực đơn để phục vụ du khách. Tuy nhiên, để trở nên khác biệt và là một trong những món ăn đặc sản được công nhận, thì nó có những đặc điểm, bí quyết riêng không nơi nào có được.
Gà nướng Bản Đôn có xuất xứ ở huyện Buôn Đôn, nổi tiếng thơm ngon với vị thơm, ngọt, dai dai của thịt gà và sự đậm đà của muối chấm. Món này ăn kèm với cơm nếp hoặc cơm lam ống tre, luôn là lựa chọn đầu tiên của du khách khi đến vùng đất này. Theo người dân nơi đây, gà nướng ngon là bởi nguyên liệu. Gà lựa chọn để làm món ăn chủ yếu là gà thả vườn, ăn thức ăn tự nhiên, không cám tăng trọng. Trọng lượng gà không quá to, không quá nhỏ nhưng cũng phải nuôi ít nhất 6 tháng thì thịt mới có độ dai, không bở.
Thưởng thức món ăn theo kiểu dân dã của người dân Đắk Lắk
Mỗi gia đình, nhà hàng sẽ có những cách ướp gà khác nhau, ngoài những gia vị thông thường thì không thể thiếu nước sả, mật ong. Đặc biệt, Buôn Đôn nổi tiếng là vùng đất đa dạng, phong phú về loài cây làm gia vị; ngoài ra còn có người Việt gốc Lào sinh sống, vì vậy bí quyết để ướp món gà nướng càng trở nên đặc biệt, hấp dẫn hơn. Gà sau khi ướp thấm kỹ gia vị được nướng trên than củi, than phải luôn cháy hồng, âm ỉ; được xoay trở liên tục để chín từ từ, từ trong ra ngoài, đến khi da vàng ươm, cháy sém, tỏa mùi thơm hấp dẫn. Để thưởng thức món gà nướng Bản Đôn trọn vị phải kể đến muối chấm, có thể là muối lá é, muối sả, hay đơn thuần là muối ớt; nhưng nhất định người đầu bếp phải dùng ớt rừng hay ớt hiểm nhằm tăng vị món chấm; vừa ăn, vừa hít hà để cảm nhận những nguyên liệu và gia vị độc đáo hòa quyện vào nhau.
Nai nướng cũng là một trong những món ăn được du khách nhắc đến khi tới Đắk Lắk. Tỉnh có vùng nguyên liệu khá ổn định, vì vậy những món ăn từ nai được người dân ưa chuộng. Thịt nai có thể chế biến theo các kiểu xào lăn, nhúng mẻ, nấu cháo, làm khô nai… Tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh mà người dùng lựa chọn cách ăn, chế biến cho phù hợp. Nhưng với du khách, những người phương xa đến, hầu hết đều chọn món nai nướng. Thịt nai thái mỏng, sau đó ướp một chút gia vị quen thuộc như mắm, muối, gừng… cho thấm rồi đem nướng; ngon nhất vẫn là vừa nướng, vừa thưởng thức, món ăn nóng hổi mà ngọt lịm, thịt không bị dai. Theo kinh nghiệm của những người đi rẫy, thịt nai cắt tảng vừa phải (khoảng bằng bàn tay), không cần ướp mà nướng trực tiếp trên bếp lửa, bề ngoài cháy sém thì bên trong chín tới, thái cục chấm cùng muối sả cũng rất ngon. Kiểu thưởng thức này vẫn có du khách lựa chọn, nhưng thông thường chỉ dành cho những đối tượng du lịch mạo hiểm, trải nghiệm hoặc ở homestay.
Bà Chín Lào, chủ quán ăn Lào tại Khu du lịch Buôn Đôn đang chuẩn bị món nướng phục vụ du khách
Nếu không có cơ hội thưởng thức thịt nai tươi, du khách cũng có thể chọn nai khô, vừa mang về làm quà, vừa nhâm nhi để nhớ những ngày trải nghiệm tại Đắk Lắk. Để làm được khô nai ngon cũng không thể thiếu gia vị, thịt nai tươi được thái thành những lát mỏng, rồi mang tẩm ướp với nhiều gia vị truyền thống đến khi thấm đẫm rồi đem phơi khô hoặc sấy. Khi ăn, đem nướng trên than củi, sau đó dùng chày đ.ập cho miếng thịt mềm và bung lên từng thớ, xé ra và ăn chậm rãi để cảm nhận vị thơm, ngọt đặc trưng của khô nai.
Hiện nay, những món ăn hấp dẫn trên đều được phục vụ tại các địa phương hoặc điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Dù rằng, hương vị có khác nhau do cách thức chế biến, gia vị gia giảm nhưng nó đều mang đặc trưng riêng của núi rừng Tây Nguyên. Đặc biệt, khi quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn, nhà dài vít ống rượu cần, nghe điệu ay ray; hay ngồi giữa rừng, nghe tiếng thác reo mà nhâm nhi gà nướng, nai nướng sẽ là một trải nghiệm khó quên với du khách.
Khám phá top 4 món ăn đậm hương vị vùng đất Tây Nguyên
Tây Nguyên, miền đất hứa của nắng và gió, của những con người chân chất,phóng khoáng mà ai cũng muốn được đặt chân đến dù chỉ một lần trong đời. Nhưng mảnh đất này còn khiến du khách lưu luyến mãi bởi những món ăn chỉ ở đây mới có.
Tây Nguyên đầy nắng và gió, khí hậu ôn hòa quanh năm, hoang sơ, bí ẩn, chất chứa bao áng sử thi hùng tráng, bao thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và con người phóng khoáng, thân thiện. Tây Nguyên nổi tiếng gần xa với các loại cây công nghiệp đậm đà hương vị như cà phê, hồ tiêu… Bên cạnh đó, du khách khi đặt chân tới mảnh đất đỏ cao nguyên này, còn có cơ hội thưởng thức những món ngon đặc sản mang đậm bản sắc của núi rừng, với hương vị đậm đà và hoang dã.
Khám phá top 4 món ăn đậm hương vị vùng đất Tây Nguyên
Gà nướng bản Đôn
Đặt chân đến Tây Nguyên – vùng đất được xem thủ phủ cà phê,dù có bận đến mấy bạn cũng phải tranh thủ thực hiện hai điều: Tận hưởng ly cà phê Ban Mê chính gốc và đến ngay bản Đôn để thưởng thức món gà nướng sả đậm đà,dân dã.
Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Đất ở bản Đôn rộng, vườn thưa, gà nuôi ở đây được thả rông tự do, thức ăn chính của chúng là cỏ non, côn trùng và lúa rẫy. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.
Tìm hiểu thêm: Khoai tây xào đậu đũa
Món gà nướng Tây Nguyên
Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại tý rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Chú ý, sả được giã nhỏ rồi chỉ lọc lấy nước chứ không ướp cả xác, nước sả càng nhiều, thịt nướng càng thơm ngon.
Gà thường được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Bếp than to nên một lần có thể nướng quay nhiều con, cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, tươm mỡ bóng nhẫy.Chỉ nhìn thôi là muốn thưởng thức ngay rồi !!
Khi ăn thì chỉ cần chấm với muối sả hoặc ớt làm theo công thức đặc biệt gồm có lá é. Làm nên hương vị đặc trưng, cầu kì của ẩm ao nhã thực nói chung và ẩm thực Tây Nguyên nói riêng, du khách mọi nơi đến với Bản Đôn không thể bỏ qua thú vui thưởng thức món gà nướng Bản Đôn, uống cùng rượu cần hoặc rượu Ama Kong trong tiếng cồng chiêng rộn rã,hân hoan,náo nức lòng người. Nếu ăn gà nướng kèm với cơm lam lại càng ngon hơn.
Lẩu cá lăng
Tạm biệt bản Đôn mộc mạc mà thân thương,chúng ta đến với mảnh đất Buôn Ma Thuột hoang sơ ,kì vĩ để tận hưởng càm giác ấm áp,nồng say của nồi lẩu cá lăng mang đậm phong vị của núi rừng bạt ngàn cùng với gia đình bạn bè.
Món lẩu cá lăng
Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Buôn Ma Thuột, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo,thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng,Omega 3, thịt cá lại không có dăm xương,… nên được các bà nôi trợ rất ưa thích.Cá lăng có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như: cá lăng kho tộ, cá lăng nướng, cá năng kho với chuối đậu, canh măng chua cá lăng ngoài ra, đặc biệt là Chả cá, ngoài ra, còn có thể làm lẩu cá năng nữa.
Nồi lẩu sôi sùng sục với đĩa cá tươi, sau khi cho vào nồi lẩu, kết hợp với những thứ gia vị tốt cho sức khỏe sẽ là một phương pháp hữu hiệu, cho một buổi gặp gỡ nồng thắm tình thân
Đặc biệt của món này đó là ở rau bìm bịp ăn kèm, vừa có tác dụng giảm cân và chữa bệnh gút, lại vừa có tác dụng lớn trong việc cầm m.áu và chống viêm, đây là cách ăn uống thông minh, năng động mà các bạn trẻ nên sử dụng.
Bò một nắng chấm muối kiến vàng – đặc sản vùng chảo lửa Tây Nguyên
Có dịp về Gia Lai , ngoài được chiêm ngưỡng vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên,tận hưởng bầu không khí tươi mát, trong lành đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên hoang sơ, vắng lặng,nếu như không được thưởng thức món bò một nắng-muối kiến vàng thì quả là một điều đáng tiếc.
Bò một nắng chấm muối kiến vàng
Huyện Krông Pa có đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai với khoảng 70.000 con, chủ yếu là giống bò cỏ địa phương. Với lợi thế đó, kèm khí hậu nắng nóng được ví như “vùng chảo lửa” Tây Nguyên, Krông Pa là nơi sản sinh đặc sản Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng.
Để làm món bò một nắng này không quá cầu kì nhưng phải chọn được loại thịt bò ngon. Đó là loại được chăn thả tự nhiên trên các cánh đồng ,thịt săn chắc.Thịt được thái thành các miếng to bằng bàn tay rồi tẩm ướp gia vị, đây là khâu quan trọng quyết định đến dộ ngon của thịt bò vì nếu đậm hay nhạt quá sẽ không ngon và không bảo quản được lâu .
Gia vị để ướp thịt bò gồm một chút đường, muối,bột nêm và không thiếu được ớt giã nhuyễn .Miếng thịt sau khi tẩm ướp khoảng 1 tiếng sẽ ngấm gia vị đem phơi nắng trong vòng một ngày để các thớ thịt se lại tạo thành màu nâu đỏ hấp dẫn.Khi ăn, bạn chỉ cần lấy từng miếng thịt đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho lên bếp than hồng nướng đến khi vàng đều hai mặt.Khâu nướng thịt bò phải rất khéo léo để miếng thịt không quá cháy,vẫn giữ được độ ngọt, dai và không bị khô.
Món ăn này sẽ hấp dẫn hơn bao giờ hết nếu bạn chấm cùng với muối được chế biến từ loài kiến vàng sống trên cây rừng hay ở các vườn.Sau khi lấy được tổ kiến,người ta đem trộn với nước ấm cho sạch rồi đem rang trong chảo.Sau đó thêm một chút gia vị như muối,ớt vào rang nhuyễn cùng lá theng leng.Chấm một miếng thịt bò cùng với muối kiến vàng ,cảm nhận vị thơm,ngọt của thịt bò hòa huyện cùng vị chua đặc trưng của muối khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
Heo rẫy nướng
Là một tỉnh nằm phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum mang những nét đặc trưng của đại ngàn với những hồ nước thơ mộng, nhiều dòng thác hùng vỹ và những buôn làng người Ba Na nằm khuất trong những khu rừng lớn.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chế biến lẩu riêu cá chép
Món heo Nướng Tây Nguyên
Không chỉ được biết đến qua những sử thi, những bản anh hùng ca huyền thoại, những di tích lịch sử ghi dấu thời kì đấu tranh oanh liệt của quân và dân ta ,Kon Tum còn nổi tiếng với nhiều món ăn mang hương vị núi rừng độc đáo như gỏi lá, cá suối nướng trong ống lồ ô. Và tất nhiên không thể không kể đến món heo rẫy nướng- món ăn độc nhất vô nhị mang đặc trưng riêng của vùng đất này.
Người dân ở Kon Tum thường chế biến heo rẫy thành hai món ăn thuộc hàng hảo hạng gồm có heo rẫy nướng muối ớt và heo rẫy nướng cao nguyên nức tiếng. Với món heo rẫy nướng cao nguyên thì thịt heo rẫy sẽ được làm sạch, chặt nhỏ để xiên qua các thanh tre sau đó đem nướng trên than hồng. Tất nhiên sẽ không thể thiếu công đoạn tẩm ướp cũng đòi hỏi sự cầu kì đến từng chi tiết. Muốn có món heo rẫy nướng ngon thì nguyên liệu để tẩm ướp cần khá nhiều loại gia vị gồm có củ nén, gốc mùi, ngò gai, ớt, sả,..
Để lớp da heo bên ngoài khi quay vẫn giữ được màu vàng óng bắt mắt thì những người nướng heo rẫy thường phết lên một lớp hỗn hợp nước so – da cùng mạch nha, nước cốt chanh. Cuối cùng than hồng sẽ được đốt lên và tiếp hành nướng thịt heo rẫy. Khi chín, thịt heo rẫy tỏa mùi thơm béo đặc trưng quyện cùng mùi gia vị tẩm ướp trước đó, lớp mỡ mỏng sẽ cháy tan để lại lớp da chín giòn cùng lớp thịt nạc béo ngậy, ăn không ngán.
Thưởng thức một miếng thịt heo rẫy thật béo, nhấp một hơi rượu cay hà hơi thật khoái chí – đó là một thú vui mà ai đến đây cũng nên thử một lần.
Có ai đó đã từng nói rằng : ” Hành trình đến với Tây Nguyên là hành trình ngẫm,nghĩ và tận hưởng”.Quả thực như vậy,cho đến bây giờ Tây nguyên vẫn còn là vùng đất bí ẩn đối với nhiều người viết bởi sự hoang sơ ,hùng vĩ của thiên nhiên bạt ngàn ,bởi sự phong phú ,đa dạng của những trầm tích văn hóa biểu trưng cho những giá trị vật chất và tinh thần mà người Tây nguyên tạo ra từ hàng ngàn năm nay,và còn bởi cả sự độc đáo không thể hòa lẫn của văn hóa ẩm thực.Độc đáo bởi sự mộc mạc,giản dị như những gì nó vốn có,độc đáo bởi sự dân dã,mang hương vị rất riêng của núi rừng.