Sao không phải là cái tên kiêu sa khác mà là “bánh đ.ập”, nhiều người đã đặt câu hỏi khi lần đầu nghe đến thức quà quê này.
Đơn giản thôi vì bánh trước khi ăn phải đ.ập tay vào nó mới đúng điệu.
Chuyện kể rằng lúc mới xuất hiện nghề làm bánh tráng, cư dân nơi đây thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành nên ăn thử. Thấy ngon liền thêm hai miếng bánh tráng mỏng mới nướng giòn tan kẹp một lớp bánh ướt rồi dùng nắm tay đ.ập cho lớp bánh tráng nướng vụn ra, dính quyện vào lớp bánh ướt, vậy mà món ăn lại càng thêm thi vị.
Cứ thế, mỗi khi tráng bánh các bà các chị lại “đ.ập bánh” để làm đẹp lòng chồng, con, cháu. Phù hợp với phương châm “ngon, khỏe, rẻ”, bánh đ.ập nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong lòng người dân, trở thành món điểm tâm buổi sáng, có người còn mang ra ruộng để ăn uống nửa buổi lấy sức làm việc tiếp…
Dần dần bánh đ.ập không chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm mà trở thành món đặc sản ẩm thực nổi tiếng. Dù ở nhà hàng quán xá hay ngay trong nhà dân, vỉa hè…, món bánh đập dân dã đã góp phần vinh danh vùng đất Hội An “trăm vật trăm ngon”.
Món ăn nhìn tuy đơn giản nhưng từng công đoạn làm bánh rất kỹ lưỡng. Để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng tinh, láng mướt phải chọn loại gạo tẻ thơm, độ dẻo vừa phải. Gạo mang đi vo kỹ, ngâm nước vài tiếng cho mềm.
Thường thợ tráng bánh tráng phải dậy từ rất sớm. Bánh tráng cách thủy, dùng gáo láng bột thật mỏng rồi đậy vung lại, không để bánh quá chín. Lúc bánh chín một tay dùng thanh tre mỏng khéo léo luồn xuống phía dưới mép bánh để lấy bánh ra khỏi khuôn, tay còn lại đổ tiếp mẻ bột mới.
Cứ như thế, những chiếc bánh mềm, trong suốt, mỏng như mảnh lụa ra đời.
Cả một khối bánh lớn gồm vài trăm lá bánh được bỏ trong một cái thau, người bán phải dùng đầu ngón tay lăn nhẹ ở đường biên của khối bánh để lấy ra từng lá bánh dán lên chiếc bánh tráng nướng giòn nóng hổi.
Rất nhẹ nhàng, dùng tay đ.ập lên bánh tráng nướng, lúc này bánh dậy mùi thơm của mè.
Điểm nhấn của món này chính là mắm cái. Mắm cái được làm từ loại cá cơm than đ.ánh bắt ở cửa biển Cù Lao Chàm. Mắm pha như thế nào để có độ hơi sánh sánh, có màu nâu nâu của mắm cái, đo đỏ của sa tế và quan trọng nhất mùi vị phải toát hết “chất Quảng”, loãng một chút, mặn mà một chút, ngọt và cay nồng nàn.
Thế là chỉ cần xé bánh ra thành những miếng nhỏ khoảng hai ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai.
Chao ôi, cái vị beo béo của gạo mùa lúa mới, giòn giòn bánh tráng nướng, cái dẻo của bánh ướt thêm vào đó vị mằn mặn, ngọt ngọt, cay cay của nước mắm, thi thoảng lại bắt gặp một vài miếng hành phi thơm sực mũi.
Hầu như vị khách nào khi ăn bánh đ.ập cũng đều xuýt xoa vì cay nhưng tay vẫn tiếp tục cầm bánh cho vào miệng.
Quả không có gì phải ngạc nhiên khi tại Hội An món bánh đ.ập mộc mạc, rất bình dân lại hiện hữu qua mỗi sớm mai, mỗi chiều tà và trở thành món quà vặt hấp dẫn nhiều khách thập phương.
Lang thang trong các khu phố, bên cạnh các dãy hàng quán với những đặc sản cao lầu, bánh bao – bánh vạc, hoành thánh, chè bắp, mì Quảng… bạn sẽ tìm thấy góc hàng bán bánh đ.ập.
Hoặc chỉ cần sải bước qua cầu Cẩm Nam, bên kia dòng sông Hoài thơ mộng dễ dàng nhận ra hàng chục quán chuyên bán bánh tráng đ.ập, quán nào cũng đông khách.
Không mời chào quá vồn vã nhưng quán lúc nào cũng đông khách. Người đến rồi đi vẫn nhận ra một lời hò hẹn từ chiếc bánh đ.ập dẫu rất giản dị nhưng lại gói ghém cả tấm chân tình của người phố Hội.
Cách làm món cao lầu Hội An ngon đúng vị đặc sản Quảng Nam
Cao lầu là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hội An. Nước dùng đậm đà hòa quyện cùng với sợi mì dai và dày đặc trưng đã tạo nên một hương vị rất riêng của miền Trung xứ Quảng.
Hôm nay, hãy cũng vào bếp thực hiện món ăn ngon này nhé!
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món cao lầu
(cho 5 – 6 người ăn)
1kg hịt nạc vai (có mỡ chút sẽ ngon hơn)
1,2 lít nước hầm xương
Muối hột
Đường đen
1 gói gũ vị hương
Hạt nêm
Nước tương
Vài tép tỏiÍ
t ram khô chiên giòn (dùng bánh tráng cuốn chả giò gấp miếng vuông thay thế nếu không có bánh ram khô) 1kg sợi mì cao lầu tươi (hoặc mì cao lầu khô, nếu không có thì thay thế bằng mì udon)
200gr giá đỗ
Rau sống: Húng lủi, cải con (không có thì thay bằng rau baby arugula)
Cách làm món cao lầu Hội An
– Thịt mua về ngâm qua nước muối loãng và giấm khoảng 15 phút , sau đó rửa sạch ướp thịt với một chút muối.
– Cắt thịt với khổ lớn (để khi thịt xíu xong cắt lát to sẽ ngon hơn) dùng tay bóp cho muối thấm vô thịt, tiếp đến cho 2 thìa canh đường, ngũ vị hương, 1 thìa canh hạt nêm vào ướp cùng. Ướp khoảng 1 – 2 giờ cho tiếp nước tương và tỏi đ.ập dập vào thịt ướp cùng.
– Rau sống và giá đỗ rửa sạch để ráo nước.
– Đặt chảo dầu lên bếp (không cần đợi dầu nóng) cho thịt vào chiên vàng 2 mặt, nhớ trở thịt thường xuyên để không bị cháy.
– Tiếp theo bạn cho tất cả nước ướp thịt (thêm ít nước nếu thấy phần nước quá ít) vào nấu sôi lên, đậy nắp và hạ lửa nhỏ liu riu. Khoảng 10 phút trở mặt thịt 1 lần cho thịt thấm gia vị, sau khoảng 1 giờ thì chắt nước thịt từ trong nồi sang 1 cái nồi khác để làm nước chan.
– Phần thịt trong nồi thì làm khô lại và nhớ trở thịt liên tục cho đến khi thịt hoàn toàn khô ráo như ý. Sau đó gắp thịt ra đĩa để nguội rồi thái lát mỏng.
– Về phần nước chan thì bạn thêm nước hầm xương nấu sôi trở lại và nêm thêm nước tương nếu muốn. Vì mì cao lầu là loại mì ăn khô với ít nước chan cho nên phần nước chan phải hơi đậm 1 tí khi chan vào mì mới thấm vừa.
– Cao lầu khô ngâm trước vài tiếng với nước nóng, ngâm bỏ xả vài lần nước cho hết từ mì. Trước khi ăn vớt mì ra rổ, nấu nồi nước sôi cho mì vào đảo đều khoảng 1 phút thì đổ ra để ráo và dùng ngay.
– Nếu là cao lầu tươi thì bạn chỉ cần trụng nước sôi là được nhé.
– Trụng ít giá cho vào dưới đáy tô, tiếp đến cho mì và trên cùng là thịt xíu. Chan nước dùng vào và trên cùng cho vài miếng ram chiên, rau sống và ít ớt bột.
Cao lầu ăn kèm với nước tương và ớt cắt khoanh, mì sẽ dậy mùi hơn và thơm ngon hơn nhiều đấy.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!