Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Ai từng ăn bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Văn Giang – Hưng Yên, sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh.

Bạn đang đọc: Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, gồm gạo tẻ thơm, dẻo và nhân gồm thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, bánh được gói bằng lá dong. Tuy nhiên để có được những chiếc bánh thơm ngon thì không phải chuyện dễ dàng, nó đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo trong các công đoạn mà quan trọng nhất là ráo bột.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Gạo tẻ thơm sau khi ngâm 3-4 tiếng thì đem xay với nước vôi trong. Sau đó cho lên bếp đun và quấy đều tay với lửa nhỏ cho bột chín khoảng 50%, trong khi quấy cho vào bột một chút muối và mì chính. Đến khi bột hơi quánh, quấy thấy nặng tay là được.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Khi bắc bột ra dùng máy đ.ánh nhuyễn lại bột cho bột không bị vón cục. Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chiếc bánh có ngon hay không, bột non hoặc già quá bánh đều không ngon. Cho bột lên mâm để khoảng 30-40 phút cho bột ráo và nguội bớt trước khi làm bánh.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Tiếp theo là công đoạn chia bột. Dùng thìa xúc những phần bột lên lá dong chờ cho nhân.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Nhân bánh gồm thịt lợn ba chỉ thái hạt lựu xào với mỡ, mộc nhĩ ngâm nở mềm rồi thái nhỏ xào chín, hành khô thái nhỏ rồi phi thơm. Tất cả cho vào trộn đều và đảo lại với hạt nêm, gia vị, hạt tiêu.

Tìm hiểu thêm: Cách làm lẩu riêu rạm đồng thơm ngon hấp dẫn chiêu đãi cả nhà

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Bánh cho nhân xong thì lót thêm 1 chiếc lá dong và gói lại để khi luộc bánh lá không bị rách. Chiếc bánh đẹp đòi hỏi sự khéo léo của người thợ làm bánh. Gói bánh sao cho hai đầu bánh thuôn dài, phần giữa gồ lên để chiếc bánh giống với cái răng bừa.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Ngày xưa khi còn làm ăn nhỏ lẻ, người dân thường lấy dây chuối để buộc bánh. Ngày nay, nhiều nhà mở rộng quy mô nên việc buộc bánh đã dùng dây lynon để bánh vừa đẹp, nhanh và làm được nhiều.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Bánh gói xong có thể đem luộc hoặc hấp cách thủy giống như xôi. Phần bột bánh chín và nở ra làm cho chiếc bánh căng mọng, bóng bảy trông rất hấp dẫn.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

Bánh răng bừa được dùng trong những giày giỗ tết, đám cưới hỏi, ma chay, tiệc tùng… Bánh ăn dai, giòn, thơm, có màu xanh của lá hấp dẫn, béo mà không ngậy vì bột bánh làm từ gạo tẻ. Bánh răng bừa khi ăn chấm với tương ớt hoặc nước mắm ớt, tương Bần Hưng Yên tùy sở thích của từng người.

Theo VNE

Thơm ngon hương vị bánh răng bừa

Không biết nên phân xử thế nào về đặc sản, nhưng đặc sản bánh răng bừa Thanh Hóa thực sự là thơm hơn, ngon hơn bất cứ loại bánh lá làm bằng bột tẻ nào. Bất cứ ai đã ăn thì không thể quên được cái mùi thơm thoang thoảng của lá chuối, lá dong hòa quyện với mùi thơm của nhân thịt và bột gạo tẻ.

Bánh trông rất đẹp, rất duyên dáng, nhưng lại gọi cái tên là “răng bừa”. Nghe cái tên đã thấy toát lên sự chân chất giản dị mà thắm tình như người nông dân thôn quê. Bánh răng bừa còn được gọi là bánh lá hay bánh tẻ. Nó được làm từ bột gạo dẻo, giòn. Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.

Cận cảnh nghề làm bánh tẻ Hưng Yên

>>>>>Xem thêm: Tôm sống mắm nhĩ Thái

Làm bánh răng bừa không phức tạp nhưng cũng chẳng đơn giản. Nó đòi hỏi ở người làm một sự kiên trì, khéo léo và cả kinh nghiệm. Nguyên vật liệu của bánh răng bừa không có gì đặc biệt. Gạo tẻ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 3h rồi đem xay thành bột (thường là xay bằng bột nước thì bánh mới ngon). Song, đặt lên bếp nao, đồng thời khuấy đũa liên tục sao cho không bị vón cục, không lỏi, không quá chín. Đến khi bột đặc sền sệt thì bắc ra rồi gói. Lá gói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối tươi đã được hơ lửa cho khỏi rách. Nhân bánh từ hành khô phi thơm lừng, thả thịt ba chỉ băm nhỏ rồi trộn chung với hạt tiêu, mộc nhĩ đảo đều tay, khi thịt hơi săn, tỏa mùi thơm là được.

Sau khi gói bánh xong xuôi, những chiếc bánh thon dài, nhỏ như những chiếc răng bừa được xếp ngay ngắn ở trong nồi để đem đi luộc. Việc bánh có dẻo ngon hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào việc luộc bánh. Lót dưới đáy nồi một lớp lá chuối, cho nước xâm xấp, đặt bánh lên sao cho bánh chỉ chín bằng hơi.

Mỗi mâm cỗ quê tôi vào những dịp lễ tết không thể thiếu hai đĩa bánh lá răng bừa nghi ngút khói, thơm ngon. Ngồi giữa quê nhà bình yên, được thưởng thức món bánh lá răng bừa thơm mùi gạo, ngầy ngậy mùi nhân bánh thì thật là thú vị. Trẻ con trong nhà tranh nhau ăn, tranh nhau thổi chiếc bánh nóng hổi thơm phức mùi lá chuối, lá dong.

Ăn bánh răng bừa với nước mắm có thêm chút ớt, chanh, không thể ngán, chỉ có thể no. Bất cứ ai đi xa cũng không thể quên được cái mùi thơm thoang thoảng của món bánh lá “quê mùa” này.

Theo LĐO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *