Món “ bò tùng xẻo”, cái tên nghe lạ đến giật mình nhưng nếu một lần được thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy thú vị bởi hương vị thơm ngon.
Ẩm thực miền Tây luôn hấp dẫn du khách gần xa bởi những món ăn thơm ngon, đậm đà. Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo mà văn hóa ẩm thực ở miền Tây ngày càng phong phú, đa dạng. Nói đến miền Tây Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là thiếu sót.
Để có món bò tùng xẻo đạt chuẩn người chế biến phải cẩn thận từ khâu đầu tiên là chọn bò. Bò là loại bò con còn nhỏ, không được quá non thịt sẽ nhão càng không được già vì thịt dai. Đặc biệt, nhiều chủ điền còn muốn tự tay nuôi và vỗ béo chú bò đã được lựa chọn. Thường, thức ăn phải là loại lá cây, cỏ ở vùng đồng bằng, thung lũng đất đai màu mỡ thì thịt sẽ trắng hồng và ngọt hơn bình thường.
Bò tùng xẻo nướng. (Ảnh: foodysaigon)
Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như đinh lăng, lá sả, tía tô…. xong khâu chặt lại. em bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bò chín vàng. Lúc ăn, người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi.
Bò tùng xẻo được chấm với nước tương hoặc muối tiêu. (Ảnh: tuilaphatnha)
Người dân Nam bộ thường truyền cho nhau về lịch sử món ăn này. Nhiều năm về trước, các chủ điền vùng khẩn hoang Nam bộ thường mở tiệc nhậu ngay trên sân vườn hoặc đồng ruộng trong dịp cuối năm hay đầu năm mới. Thức ăn cho những buổi tiệc kiểu này là nguyên một con bò non được nướng qua lửa than hồng. Người dân lưu truyền món ăn và hiện đã trở thành món đặc sản nổi tiếng.
Với món bò tùng xẻo khi ăn dùng dao bén xẻo từng miếng chỗ thịt mình ưa thích, ăn tới đâu xẻo thịt tới đó. Lúc ăn người ta chấm với tương hoặc muối tiêu. Và đặc biệt không thể thiếu các loại rau khế chua, chuối chát cùng vài ly rượu đế để tăng thêm hương vị.
Miền Tây có loại cỏ mọc dại được người dân hái về ăn, khen ngon hơn cả rau muống
Loại cỏ này thường mọc dại trên bờ ruộng hoặc kênh, mương nhưng lại là loại rau được người miền Tây mang về chế biến.
Ẩm thực miền Tây dân dã luôn tận dụng những gì sẵn có nhất được thiên nhiên ban tặng để tạo thành nhiều món ăn đơn giản mà ngon. Trong đó có cây bồng bồng, một loại cỏ mọc dại trên bờ ruộng hoặc kênh, mương sau nhà.
Rau bồng bồng – loại rau dại được ưa chuộng ở nhiều tỉnh miền Tây. (Ảnh minh họa)
Cây bồng mọc dưới nước, thân mềm, thẳng đứng, có bông là lúc cây bắt đầu già. Người miền Tây thường hái khi bồng bồng chưa ra bông, lúc ấy thân non vừa đủ ăn. Khi ăn, người ta bỏ hết lá và gốc, chỉ giữ lại thân nên nhìn thoáng qua, bồng bồng trông rất giống rau muống.
Bồng bồng hái về phải bỏ hết lá và gốc. (Ảnh minh họa)
Nhìn thoáng qua, bồng bồng trông rất giống rau muống. (Ảnh minh họa)
Loại cỏ dại này trông vậy nhưng là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon; phổ biến nhất là bồng bồng xào tỏi hoặc thịt. Ngoài ra, người miền Tây còn bóp gỏi hoặc muối chua bồng bồng, kết hợp với các món mặn khác cho đỡ ngán.
Bồng bồng xào thịt bò. (Ảnh minh họa)
Bồng bồng xào tỏi chấm chao. (Ảnh minh họa)
Bồng bồng muối chua. (Ảnh minh họa)
Bồng bồng có vị nhặng, vì thế muốn món ăn ngon thì phải luộc qua một lần nước rồi mới đem đi chế biến. Nhiều người nhận xét, loại rau dại này ăn giòn và ngon hơn rau muống. Nếu có dịp về miền Tây, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món rau lạ miệng này nhé.