Sứa biển kết hợp với các loại rau củ quen thuộc tạo nên món nộm sứa giòn ngon, thanh mát. Bạn có thể tham khảo cách làm nộm sứa đơn giản dưới đây để cho gia đình thưởng thức nhé.
2. Cách làm nộm sứa
Sứa đem ngâm vào thau nước sạch chừng 40 phút rồi rửa lại nhiều lần để loại bỏ vị mặn, mùi tanh.
Sau đó, đun sôi nước, cho sứa vào chần sơ rồi vớt ra ngay và ngâm vào bát nước đá lạnh, giúp cho sứa được giòn và ngon hơn.
Rau mùi, húng quế rửa sạch, thái nhỏ. Cà rốt, dưa chuột và xoài xanh thì gọt vỏ, bào sợi.
Hành tây bóc vỏ, thái miếng mỏng và ngâm trong nước đá có pha giấm hoặc chanh để giảm bớt mùi hăng.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, thái nhỏ.
Lạc và vừng rang đem giã dập để trộn cùng nộm tăng mùi thơm, béo bùi.
Cho nước mắm, đường và nước cốt chanh vào 1 chiếc bát tô theo tỷ lệ: 3:3:3. Tiếp đó, dùng thìa khuấy đều cho gia vị tan rồi thêm tỏi và ớt băm vào.
Nếm thấy phần mắm trộn đậm đà, có vị chua chua, cay cay là có thể đem đi trộn nộm.
Lần lượt cho sứa, cà rốt, xoài xanh, dưa chuột, hành tây thái sợi vào 1 chiếc bát tô. Tiếp đó, rưới phần nước mắm chua ngọt đã pha lên trên và trộn đều.
Rắc phần rau mùi, húng quế cùng vừng, lạc đã giã dập lên trên nộm sứa, đảo đều một lần nữa rồi gắp ra đĩa. Vậy là bạn đã hoàn thành món nộm sứa giòn ngon, thanh mát.
3. Lưu ý khi làm nộm sứa
Để có món nộm sứa ngon, để lâu vẫn giòn và không bị chảy nước bạn cần lưu ý một số điều sau:
Bạn cần chú ý chọn mua sứa ngon. Trên thị trường hiện có 2 loại sứa là loại tươi và loại đóng gói đã qua sơ chế.
Với sứa đã sơ chế, bạn cần chú ý thông tin được nhà sản xuất in trên bao bì như: Thành phần, hạn sử dụng. Nên mua loại sứa mới sản xuất và thời gian sử dụng còn dài.
Với sứa tươi, khi mua bạn nên chạm vào sứa để cảm nhận được độ săn chắc, tươi ngon.
Cần quan sát màu sắc của sứa. Những con sứa ngon sẽ có màu hồng phớt trắng. Ngoài ra, trên bề mặt của chúng thường có lớp phấn mỏng như muối. Tuyệt đối không mua sứa có màu hơi ngả vàng, bởi đó là những con sứa đã bị ngâm qua hóa chất.
Sứa tươi ngon sẽ có mùi tanh đặc trưng và chạm vào không có cảm giác nhờn, bết dính.
Với dưa chuột, bạn nhớ cắt bỏ phần ruột của quả. Bởi phần này nhiều nước, nếu để lại sẽ khiến món nộm sứa kém hấp dẫn.
Phần rau củ rất dễ bị héo, mất nước. Do đó, để rau củ luôn giòn, bạn nên cho chúng vào hộp bảo quản thực phẩm hoặc túi trữ đông rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh, khi nào chuẩn bị trộn nộm sẽ lấy ra dùng.
Không nên trộn nộm quá sớm vì rất dễ khiến nộm ra nước nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, việc để nộm trong 1 thời gian dài cũng làm giảm đi độ giòn ngon.
Nên cho nước trộn vào theo nhiều lần, rót từ từ kết hợp dùng tay bóp nhẹ nhàng như thế sứa vừa ngấm gia vị lại tránh tình trạng ra nước.
Phần mắm trộn nộm sứa cần được pha đặc. Tùy vào sở thích của mỗi người mà pha đậm nhạt khác nhau. Khi gần ăn mới vắt thêm nước cốt chanh.
Các loại hạt như lạc, vừng phải cho sau cùng để giữ độ thơm ngon.
Cách làm nộm sứa như trên sẽ cho ra thành phẩm vô cùng thơm ngon. Sứa giòn sần sật thấm đẫm vị chua chua, cay cay. Rau củ giòn ngọt, thanh mát, xoài xanh chua chua giúp món ăn thêm nhiều hương vị. Đặc biệt là sứa không hề bị tanh, nộm để lâu không ra nước.
Nộm sứa không nên để quá lâu vì rất dễ ra nước và làm mất đi độ giòn vốn có của món ăn.
Mong rằng, với cách làm nộm sứa đơn giản như trên, bạn sẽ có thêm một công thức món ăn ngon chiêu đãi gia đình. Chúc bạn thành công!
Cách làm nộm sứa, gỏi sứa xoài xanh, thập cẩm giòn ngon không tanh
Sứa biển kết hợp với các loại rau củ quen thuộc tạo nên món nộm, gỏi ngon thanh mát cho mùa hè. Tham khảo cách làm nộm sứa, gỏi sứa đơn giản dưới đây, “phút mốt” là có ngay đĩa nộm ngon chuẩn vị.
Sứa biển là một trong những loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Có thể dùng sứa để chế biến thành nhiều món ngon, trong đó cách làm nộm sứa được nhiều người quan tâm.
Nghiên cứu cho thấy, cứ 100g sứa sẽ cung cấp hơn 12g protein cùng hàng loạt các loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, selen, magie, photpho…
Ăn loại hải sản này thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, bổ não, chứa chứng huyết ứ và nhiều căn bệnh khác. Bên cạnh đó, sứa còn vô cùng thanh mát nên những món như nộm sứa cực kỳ được ưa chuộng vào dịp hè.
Hôm nay, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một số cách làm nộm sứa ngon dễ làm dưới đây:
Nguyên liệu làm nộm sứa
– Sứa: 250g
– Cà rốt: ⅓ củ
– Dưa chuột: 1 quả
– Xoài xanh: quả
– Hành tây: củ
– Rau mùi, húng quế
– Tỏi băm: 1 thìa
– Ớt băm: 1 thìa
– Nước mắm: 3 thìa
– Nước cốt chanh: 3 thìa
– Lạc rang
– Vừng rang
– Đường: 3 thìa
Hướng dẫn chọn mua sứa ngon
Trên thị trường hiện nay có 2 loại sứa là tươi và loại đóng gói đã qua sơ chế. Bạn có thể dễ dàng mua sứa tại các chợ hải sản hoặc siêu thị, cửa hàng chuyên bán đồ thủy hải sản.
Với sứa đã sơ chế, bạn cần chú ý thông tin được nhà sản xuất in trên bao bì như: Thành phần, hạn sử dụng. Nên mua loại sứa mới sản xuất và thời gian sử dụng còn dài.
Với sứa tươi, khi mua bạn chú ý tới một số điểm sau:
– Thịt sứa săn chắc, chạm vào cảm nhận được độ săn chắc, tươi ngon.
– Quan sát màu sắc của sứa. Những con sứa ngon sẽ có màu hồng phớt trắng. Ngoài ra, trên bề mặt của chúng thường có lớp phấn mỏng như muối. Tuyệt đối không mua sứa có màu hơi ngả vàng, bởi đó là những con sứa đã bị ngâm qua hóa chất.
– Sứa tươi ngon sẽ có mùi tanh đặc trưng và chạm vào không có cảm giác nhờn, bết dính.
Chi tiết cách làm nộm sứa giòn ngon
Bước 1: Sơ chế sứa
– Sứa mua về ngâm vào thau nước sạch chừng 40 phút.
– Rửa sứa lại nhiều lần để loại bỏ vị mặn, mùi tanh còn sót lại.
– Đun sôi nước, cho sứa vào chần sơ sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá lạnh.
Lưu ý: không chần sứa quá 1 phút vì như thế các miếng sứa sẽ bị teo đi. Ngoài ra, khi vớt sứa phải ngâm ngay vào bát nước lạnh như thế sẽ giúp cho sứa được giòn và ngon hơn.
Nếu bạn sử dụng sứa tươi thì có thể áp dụng cách sơ chế sau:
– Sứa rửa thật kỹ để loại bỏ cát và cặn bẩn.
– Ngâm sứa trong hỗn hợp nước muối cùng phèn chua. Loại nước này sẽ giúp cho sứa được trong và có màu đẹp mắt hơn.
– Trong quá trình ngâm sứa nhớ thay nước từ 2 – 3 lần. Quan sát thấy thịt của sứa bắt đầu ngả sang màu vàng nhạt hoặc hồng đỏ thì đem rửa qua và ngâm lại trong nước lạnh để giúp sứa bớt mặn hơn sau đó mới mang đi chế biến.
Bước 2: Chế biến rau củ
– Rau mùi, húng quế rửa sạch thái nhỏ.
– Cà rốt, dưa chuột, xoài xanh gọt vỏ, bào sợi.
– Hành tây bóc vỏ, thái miếng mỏng và ngâm trong nước đá có pha giấm hoặc chanh để giảm bớt mùi hăng.
– Lạc và vừng rang bạn giã dập để trộn cùng nộm tăng mùi thơm, béo bùi.
* Phần rau củ rất dễ bị héo, mất nước làm giảm độ giòn ngon. Vì thế, để rau củ luôn giòn bạn nên cho chúng vào hộp bảo quản thực phẩm hoặc túi trữ đông rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh, khi nào chuẩn bị trộn nộm sẽ lấy ra dùng.
Bước 3: Pha nước mắm trộn nộm sứa
Nước trộn là linh hồn của món nộm sứa. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà gia giảm khác nhau. Bạn có thể tham khảo tỷ lệ pha nước mắm trộn trong cách làm nộm sứa sau đây.
– Lần lượt cho vào bát tô nước mắm, đường, nước cốt chanh theo tỷ lệ: 3:3:3.
– Dùng thìa khuấy đều cho gia vị tan rồi bỏ vào đây chỗ tỏi và ớt băm lúc trước.
Nếm thấy phần mắm trộn đậm đà, có vị chua chua, cay cay là có thể đem đi trộn nộm.
Bước 4: Trộn nộm sứa
– Bạn lần lượt cho sứa, cà rốt, xoài xanh, dưa chuột, hành tây thái sợi vào bát tô.
– Rưới phần nước mắm chua ngọt đã pha lên trên sau đó trộn đều.
* Để sứa ngấm gia vị, trước khi cho các loại rau củ vào bạn nên rưới 1 – 2 thìa nước mắm chua ngọt lên sứa rồi trộn thật đều. Sau đó mới cho rau củ lên trên và đổ nốt phần nước mắm còn lại vào đảo. Chú ý nhẹ tay để sứa giòn, rau củ không bị nát.
Bước 5: Hoàn thành
– Rắc phần rau thơm cùng vừng lạc đã giã dập lên trên, đảo đều 1 lần nữa rồi gắp ra đĩa.
Cách làm nộm sứa này cho ra thành phẩm vô cùng thơm ngon. Sứa giòn sần sật thấm đẫm vị chua chua cay cay ăn cực kỳ thích. Rau củ giòn ngọt, thanh mát, xoài xanh chua chua giúp nâng tầm hương vị cho món ăn. Đặc biệt là sứa không hề bị tanh, nộm để lâu không ra nước.
Nộm sứa ăn cùng gì ngon?
Món nộm sứa sẽ thơm ngon hơn gấp bội nếu bạn dùng kèm bánh phồng tôm hoặc bánh đa. Vị giòn giòn, thơm béo của 2 loại đồ ăn kèm này sẽ giúp cho món nộm sứa trở nên hấp dẫn hơn.
Phồng tôm bạn có thể mua về tự rán hoặc dùng nồi chiên không dầu để tiết kiệm thời gian. Bánh đa nên ưu tiên loại bánh đa của vùng Đô Lương (Nghệ An). Miếng bánh mỏng giòn phủ bên trên lớp vừng dày ăn bùi béo và thơm ngon thấy rõ.
Mẹo làm nộm sứa giòn ngon, không bị chảy nước
Để có món nộm sứa ngon, để lâu vẫn giòn và không bị chảy nước bạn cần tham khảo một số mẹo sau:
– Không nên trộn nộm quá sớm vì rất dễ khiến nộm ra nước nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, việc để nộm trong 1 thời gian dài cũng làm giảm đi độ giòn ngon.
– Nên cho nước trộn vào theo nhiều lần, rót từ từ kết hợp dùng tay bóp nhẹ nhàng như thế sứa vừa ngấm gia vị lại tránh tình trạng ra nước.
– Với cách làm nộm sứa bằng dưa chuột bạn nhớ cắt bỏ phần ruột của quả. Phần này nhiều nước, nếu để lại vô tình khiến món nộm sứa kém hấp dẫn.
– Một số loại nguyên liệu dùng trộn nộm dễ bị thâm như hoa chuối hoặc ngó sen bạn nên ngâm trong nước chanh pha loãng, khi gần nộm vớt ra, vắt sạch nước rồi mới chế biến.
– Phần mắm trộn nộm sứa cần được pha đặc. Tùy vào sở thích của mỗi người mà pha đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên bạn cần nấu chúng lên cho thật sánh đặc rồi mới đem trộn nộm. Cuối cùng khi gần ăn mới vắt thêm nước cốt chanh.
– Không nên sử dụng 3 nguyên liệu là muối – giấm – chanh để bóp nộm. Bạn nên rắc vào đây một chút đường trắng sẽ giữ được nộm giòn lâu.
– Các loại hạt như lạc, vừng phải cho sau cùng để giữ độ thơm ngon.
MỘT SỐ CÁCH LÀM NỘM SỨA NGON KHÁC
Bên cạnh cách làm nộm sứa mà Bếp Eva vừa chia sẻ, bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài công thức dễ làm sau đây.
1) Cách nộm sứa xoài xanh
Nguyên liệu:
– Sứa loại đã chế biến sẵn: 250g
– Xoài xanh: 1 quả
– Cà rốt: củ
– Lạc rang
– Tỏi, ớt băm
– Nước mắm, đường, chanh
– Rau kinh giới, rau mùi
Các bước làm nộm sứa xoài xanh
1. Xoài xanh, cà rốt gọt vỏ, bào sợi rồi rửa sơ qua nước ấm. Lạc rang giã dập. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.
2. Sứa đổ ra rổ rửa lại với nước nhiều lần cho hết mùi hôi, tanh. Đun nước sôi rồi cho sứa vào chần sơ.
3. Pha nước trộn nộm gồm có nước mắm, đường, nước cốt chanh. Bạn nêm tỉ lệ 2:1:2. Điều chỉnh theo khẩu vị của gia đình. Cuối cùng, cho phần tỏi ớt băm vào.
4. Cho sứa, xoài xanh, cà rốt vào bát tô. Rưới nước trộn lên trên bóp đều cho nguyên liệu ngấm gia vị.
5. Bạn cho rau thơm, lạc rang giã dập vào, đảo đều 1 lần nữa rồi gắp nộm sứa ra đĩa là hoàn thành.
2) Cách làm nộm sứa hoa chuối
Nguyên liệu:
– Sứa: 150g
– Hoa chuối bào sẵn: 100g
– Dưa chuột: quả
– Xoài xanh: ⅓ quả
– Cà rốt: củ
– Hành tây: củ
– Rau mùi, húng quế
– Tỏi băm
– Chanh
– Ớt băm
– Lạc rang giã dập
– Đường
– Muối
– Mì chính
Cách làm
1. Sứa rửa sạch nhiều lần với nước rồi cho vào nồi nước sôi chần sơ khoảng 3 phút thì vớt ra. Ngâm ngay phần sứa này trong nước lạnh như thế sẽ giữ cho sứa không bị teo mà vẫn giữ được độ giòn ngon.
2. Xoài xanh, dưa chuột gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Cà rốt bào sợi. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.
3. Cho giấm, đường, mì chính, muối ăn vào bát nhỏ theo tỷ lệ: ⅓:1:1:1 rồi khuấy đều lên. Thêm phần tỏi ớt băm nhỏ vào và nếm lại cho vừa miệng.
4. Lần lượt cho sứa, hoa chuối, rau củ và rau thơm vào bát tô. Rưới phần nước sốt trộn vừa pha vào và đảo đều lên.
5. Gắp phần nộm ra đĩa là có thể thưởng thức. Cách làm nộm sứa không cần nước mắm này ăn ngon không kém so với công thức thông thường.
3) Cách làm nộm sứa dưa chuột
Nguyên liệu
– Sứa: 750g
– Chanh: 2 quả
– Cà rốt: 1 củ
– Dưa chuột: 3 quả
– Khê chua: 1 quả
– Rau mùi, kinh giới
– Tỏi, ớt băm
– Nước mắm
– Đường
Chi tiết các bước làm nộm sứa
1. Sứa mua về bạn rửa thật sạch sau đó ngâm với nước đá để giữ cho sứa được giòn ngon.
2. Dưa chuột gọt vỏ, bỏ ruột thái miếng vừa ăn. Khế chua thái miếng nhỏ. Cà rốt bào sợi. Rau thơm rửa sạch thái nhỏ.
3. Pha nước trộn nộm sứa gồm 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, trộn đều lên rồi đem đi đun sôi. Nước trộn sôi bạn tắt bếp, để nguội rồi cho 1 thìa nước cốt chanh, tỏi ớt băm nhỏ vào.
4. Cho sứa cùng các loại rau củ đã chuẩn bị vào bát tô rồi rưới nước mắm vừa pha lên bên trên. Trộn đều tay để nguyên liệu ngấm gia vị.
5. Cho rau thơm, lạc rang giã dập lên trên là hoàn thành.
6. Gắp nộm sứa ra đĩa, cho thêm chút rau thơm lên trên để trang trí. Chuẩn bị thêm bánh đa hoặc phồng tôm để ăn kèm.
4) Cách làm nộm sứa đu đủ
Nguyên liệu
– Sứa: 200
– Thịt bò khô: 150g
– Đu đủ xanh: 1 quả
– Cà rốt: 1 củ
– Lạc rang giã dập
– Rau mùi tàu, kinh giới
– Nước mắm, đường, tỏi, nước cốt chanh
Chi tiết cách làm nộm sứa đu đủ
1. Đu đủ, cà rốt gọt vỏ, bào sợi rồi ngâm vào thau nước muối loãng để ra bớt nhựa và giúp rau củ giòn ngon.
2. Sứa rửa nhiều lần với nước cho sạch sau đó chần sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.
3. Thịt bò khô xé miếng nhỏ. Các loại rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.
4. Nước mắm trộn nộm theo tỷ lệ: 1:2:3:1 lần lượt là nước lọc, đường, giấm ăn/nước cốt chanh, nước mắm. Khuấy đều để các gia vị tan ra.
5. Cho sứa, bò khô, đu đủ, cà rốt vào bát tô, rưới nước trộn lên sau đó bóp đều để nguyên liệu ngấm gia vị.
6. Thêm rau thơm, lạc rang, trộn lại 1 lần nữa là có thể gắp ra đĩa thưởng thức.
Một số lưu ý khi ăn nộm sứa
– Những người bị lạnh bụng, dị ứng với hải sản hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa thì nên tránh ăn sứa.
– Tuyệt đối không ăn nộm sứa sống. Nên ăn sứa khi đã chế biến và nấu chín.
– Chọn mua sứa từ các cơ sở uy tín nhất là với loại đã làm sẵn để đảm bảo không có chất bảo quản.
– Với loại sứa tươi bạn cần sơ chế thật kỹ. Loại bỏ chất cặn bẩn, ngâm sứa trong nước muối và phèn chua đồng thời chần sơ qua nước sôi để lấy đi toàn bộ nhớt và mùi tanh.
– Nộm sứa không nên để quá lâu rất dễ ra nước và làm mất đi độ giòn vốn có của món ăn.
Mong rằng, với những cách làm nộm sứa mà Bếp Eva vừa chia sẻ, bạn sẽ có thêm một công thức món ăn ngon chiêu đãi cả nhà trong mùa hè này. Chúc bạn thành công!