Hướng dẫn làm món rượu mận từ thịt chó

Với món thịt chó nấu rựa mận mang mùi thơm đặc trưng của xả, riềng, mẻ, mắm tôm, rượu, vị ngọt và của đậm của muối, bột ngọt…, đảm bảo ai cũng sẽ nghiền cho coi.

Hướng dẫn làm món rượu mận từ thịt chó

Nguyên liệu:

Thịt chó: 0.5 kg (Tùy vào lượng người ăn, không nên chọn thịt chó quá non, cũng như quá bé, vì như thế khi nấu lên thịt chó sẽ ngót, ăn không ngon)

Sả: 5 củ riềng: 3, 4 củ

Ớt: 2 quả

Tiết chó: nửa bát nhỏ

Gia vị: Muối, mắm, mắm tôm, một chút bột ngọt, rượu trắng

Hướng dẫn cách làm:

1 Sơ chế nguyên liệu:

Đầu tiên, bạn phải rửa sạch riềng, cạo qua vỏ, bóc 1, 2 lớp ngoài của sả. Sau đó sả, riềng đem thái, chõ vào cối giã mịn, hoặc cho vào máy xay cũng được.

Thịt chó thái miếng vừa ăn, rồi đem thịt cho đi ướp.

2 Chế biến:

Ướp thịt chó: Bạn ướp thịt cho với riềng, sả và gia vị theo khẩu vị ăn, điều chỉnh độ mặn nhạt như khi bạn nấu ăn thường ngày nhé. Thịt chó sẽ được ướp đều với riềng, sả, muối, bột ngọt, mắm tôm, và nửa bát nhỏ tiết chó. Bạn đeo bao tay nấu ăm rồi nhẹ nhàng bóp đều thịt chó với gia vị. Nếu không có bao tay bạn có thể dùng đũa đảo đều nhiều lần cho từng miếng thịt chó thấm đều gia vị nha. Ướp như vậy khoảng 30 phút.

Đến khâu chế biến lúc này thì quá đơn giản. bạn chỉ việc nhấc nồi thịt chó lên trên bếp rồi vặn nhỏ lửa đun liu riu. Lúc đầu bạn cần đảo đều thịt chó, sau đó đậy vung lại chờ thịt chó sôi. khi thtij chó sôi đều rồi bạn cho thêm một chút rượu trắng vào và đun thêm 30 phút nữa là được. nêm nếm lại gia vị một lần cuối.

Mách nhỏ: Bạn cũng có thể chờ rượu mận chín rồi mới đổ tiết chó vào cho đẹp mắt. Một số địa phương khác vẫn chế biến theo cách này. Tuy nhiên, dù ướp thịt chó với tiết trước hay sau đều ngon.Tắt bếp đi và chờ cho đến bữa ăn thì lại bật bếp lên đun lại thịt chó. Thịt chó sẽ ngon hơn nếu được đun 2 lửa.

Món ăn thuốc từ thịt chó tốt trong ngày lạnh giá

Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, tính ấm; vào tỳ vị thận; xương chó (cẩu cốt) vị ngọt, tính ấm, làm mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét.

Thịt chó tác dụng ôn thận, trợ dương, bổ trung ích khí. Dùng trong các trườmg hợp đau lưng mỏi gối, đầy bụng không tiêu, đau nhức cơ thể do lạnh. Hằng ngày có thể dùng 250 – 500g bằng cách nấu, hầm, quay nướng, chiên…

Hướng dẫn làm món rượu mận từ thịt chó

Thịt chó:

Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử: thịt chó 500 – 1.000g (làm sạch thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều, để 15 phút, thêm nước hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết đau lưng mỏi gối lạnh chi thể…), người cao t.uổi cơ thể suy nhược.

Cháo thịt chó đậu hạt: thịt chó 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.

Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận, áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.

Thịt chó hầm đậu đen: thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng, liên tục trong 5 – 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.

Xương chó:

Xương đầu chó đốt thành tro, ngâm trong nước gội đầu. Chữa chứng phong nổi vảy trắng gây ngứa ngáy khó chịu.

Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) nung đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.

Cao ngũ cốt: xương chó kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn; nấu thành cao làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe.

Dương vật và t.inh h.oàn chó: Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường s.inh d.ục. Chữa thiểu năng s.inh d.ục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 – 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và tỏa dương.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người sau các bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *