Ngoài món sườn xào chua ngọt quen thuộc bạn có thể chế biến sườn thành nhiều món ăn khác cũng ngon không kém. Cùng vào bếp chế biến nhé.
Sườn rang muối
Nguyên liệu
– Sườn heo: 500g
– Sả: 6 cây
– Gạo nếp rang: 100g
– Đậu xanh rang: 50g
– Muối: 100g
Cách thực hiện
– Sườn mua về, rửa sạch với muối và nước ấm, sau đó cắt thành miếng hình chữ nhật cho vừa ăn, chần qua nước sôi. Vớt ra để ráo.
– Sả rửa sạch bụi, cắt thành chỉ mỏng.
– Trộn gạo nếp rang, đậu xanh rang và muối lại với nhau, xay nhuyễn thành bột.
– Cho chảo lên bếp, thêm dầu, dầu nóng cho sườn vào chiên vàng đều 2 mặt. Khi thịt đã chín vàng đều, cho sả vào rang chung đến khi sả chín vàng.
– Khi sả chín vàng, chắt hết phần dầu trong chảo đi, sau đó cho bột muối vào và rang nhanh tay để muối có thể bao phủ đều các mặt của sườn heo, khi sườn có màu vàng và khô là được.
Sườn rang muối chín đổ ra đĩa, ăn lúc còn nóng thì sẽ vô cùng thơm ngon.
Sườn cốt lết chiên sả ớt thơm ngon đậm vị
Nguyên liệu
– Sườn cốt lết: 500g
– Sả, ớt sừng, tỏi, bột bắp, rượu trắng
– Gia vị: đường vàng, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, tiêu
Cách thực hiện
– Đầu tiên, bạn rửa sạch sườn cốt lết và cắt chúng ra thành những miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp theo, bạn tiến hành băm nhuyễn sả, ớt và tỏi.
– Bạn trộn đều thịt cùng muỗng canh bột bắp, muỗng canh đường, 1 muỗng canh rượu, 2 muỗng canh nước mắm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, muỗng canh dầu ăn, muỗng cà phê tiêu và tỏi, sả, ớt băm với nhau. Sau đó, dùng màng bọc thực bọc kín thau sườn lại và để vào ngăn mát tủ lạnh tầm 30 phút cho thấm vị.
– Pha nước chấm: Bạn chỉ cần hòa tan 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt chanh và 4 – 5 muỗng canh nước đun sôi lại với nhau là được. Xong thì hãy thêm một ít tỏi, ớt băm vào cho thơm thơm cay cay nữa nhé.
– Bạn đun nóng chảo dầu trên bếp, rồi lần lượt cho từng miếng sườn vào để chiên áp chảo. Lưu ý, hãy lấy hết tỏi, ớt, sả ra khỏi miếng sườn trước khi chiên để tránh bị khét nhé.
– Tiếp theo, bạn chiên sườn đến khi chín vàng đều các mặt thì lấy ra ngay. Xong thì bạn đem phần tỏi, sả, ớt đã chừa lại lúc nãy phi cho thơm vàng, rồi vớt ra và để lên trên mấy miếng sườn.
Những miếng sườn được chiên xong có mùi cực thơm của sả và tỏi phi. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà thấm vị của miếng sườn cốt lết, chấm cùng với nước mắm cay cay mặn mặn rất vừa ăn. Đặc biệt, món này mà ăn chung với cơm trắng thì phải gọi là tuyệt cú mèo luôn đấy.
Tự làm bánh giò nóng thơm mềm, mê mẩn giữa mùa lạnh
Bánh giò trong mịn từ từ hiện ra sau lớp lá, thơm nồng hòa quyện giữa mùi lá chuối, mùi vỏ bánh, mùi nhân nấm thịt là thức quà hiện lên tâm trí ta mỗi khi gió mùa về.
Xúc một miếng bánh núng nính, mềm mọng, ta cảm nhận được nó đang tan trong miệng, đưa vị giác chạm tới những hương vị hoàn hảo bậc nhất.
Bánh giò nóng non mềm, núng nính xua tan khí lạnh trời đông.
Cũng như bánh đúc nóng, bánh cốm, món ăn tưởng chừng như dân dã, mộc mạc này lại trở thành những nỗi nhớ khó nguôi ngoai trong t.uổi thơ của mỗi người. Giờ kiếm đâu những hàng bán bánh giò rong, những câu rao bán vang từng ngõ nhỏ.
Để xoa dịu nỗi nhớ xa xưa và cùng thưởng thức món ăn ấm áp này tới những người ta yêu mến, hãy cùng Tạp chí ẩm thực “xắn tay” vào bếp, cùng làm nên món bánh giò thơm ngon nóng hổi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Phần vỏ bánh:
400gr bột gạo
100gr bột năng
0.5 kg xương ống
Dầu ăn
Hạt nêm
Lá chuối: 5 lá lớn, 5 lá nhỏ
Phần nhân bánh:
400gr thịt xay/thịt bằm
1 lạng mộc nhĩ
Nấm hương: 1 lạng
Hành tím, tiêu
Hành lá
Tỏi, ớt băm nhuyễn
Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm
10 trứng cút luộc chín, bóc vỏ
Tương ớt
Cách làm bánh giò truyền thống
Bánh giò là thức quà truyền thống của miền Bắc.
Nấu nước hầm xương
Nước hầm xương là một nguyên liệu quan trọng để tạo nên độ ngọt và béo của vỏ bánh giò. Để chuẩn bị nguyên liệu này cần nhiều thời gian nên chúng ta chọn đây là bước đầu tiên để thực hiện. Trong thời gian hầm xương ống, thực hiện các bước khác xen kẽ để tiết kiệm thời gian.
Bước 1: Xương ống sau khi được rửa sạch có thể đ.ập dập để nhanh phai nước ngọt.
Bước 2: Hầm xương ống trong 1 lít nước, liên tục vớt bọt trắng để nước xương trong.
Bước 3: Hầm xương trong lửa nhỏ khoảng 30 – 40 phút, sau đó tắt bếp, để nguội.
Sơ chế lá chuối
Rửa sạch lá chuối, đem phơi nắng cho ráo nước và héo bớt. Nếu thực hiện vào ban đêm, có thể nhúng lá chuối qua nước sôi để lá mềm, dễ thao tác khi gói.
Làm vỏ bánh
Bước 1: Đổ hỗn hợp: bột năng, bột gạo, 1 thìa hạt nêm vào nồi. Sau đó thêm nước hầm xương đã chuẩn bị từ bước 1, khuấy đều đến khi bột tan hết, không còn vón cục. Đậy nắp nồi, để nồi trong khoảng 30 phút cho bột nở.
Bước 2: Bắc nồi chứa hỗn hợp bột lên bếp, chỉnh lửa nhỏ và khuấy liên tục. Không nên ngừng tay sẽ khiến bột bị cháy ở đáy nồi. Đến khi bột trong và dẻo thì bắt nồi xuống. Hoàn thành công tác chuẩn bị vỏ bánh giò.
Làm nhân bánh
Bước 1: Ngâm mộc nhĩ với nấm hương trong nước nóng trong vòng 5 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch, loại bỏ phần chân nấm.
Bước 2: Lột vỏ củ hành khô rồi băm nhỏ.
Bước 3: Cho thịt xay vào tô, thêm nấm hương và mộc nhĩ đã băm nhỏ vào đảo đều, ướp vào tiêu, bột ngọt, đường, hạt nêm, muối, nước mắm rồi đảo đều cho gia vị thấm đều.
Bước 4: Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành tím rồi xào chín phần nhân đã ướp. Nêm nếm sao cho vừa miệng, xào đến khi săn lại thì tắt bếp.
Gói bánh
Bước 1: Cắt gân 5 lá chuối to có chiều dài 25 cm mỗi lá và 5 lá nhỏ có chiều dài 15 cm mỗi lá.
Cắt lá chuối có hình vuông để dễ dàng gói bánh. Gập nếp cho lá.
Bước 2: Cầm muỗng canh múc 1 thìa bột, thêm 1 thìa nhân cùng 1 quả trứng cút luộc chín, bóc vỏ rồi thêm 1 muỗng canh bột phủ kín phần nhân.
Bước 3: Gói lại bánh theo hình tháp, cố định bánh bằng dây buộc.
Hấp bánh
Ăn miếng bánh giò, ta như đem cả mùa đông gói lại, bỏ quên sau lưng.
Bước 1: Đặt nồi hấp lên bếp, nấu sôi nước thì tiến hành cho bánh giò vào hấp chín.
Bước 2: Đun lửa nhỏ hấp bánh trong khoảng 20 – 30 phút.
Bước 3: Gắp bánh ra, mở lá và thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt.