Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Bánh mềm mịn, béo ngậy vị lạc rang, hòa với nước giấm đường chua chua ngọt ngọt vô cùng thú vị. Bánh cao sằng là một trong những món ăn đường phố độc đáo ở Lạng Sơn.

Những miếng bánh mộc mạc, không nguyên liệu cầu kỳ nhưng rất được ưa chuộng và xuất hiện nhiều ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống.

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

“Cao” có nghĩa là bánh, “sằng” nghĩa là tầng; cao sằng tức là bánh nhiều tầng. (Ảnh: Thanh Yến)

Cao sằng có nghĩa là bánh nhiều tầng, đây là món ăn kết hợp giữa ẩm thực của Trung Quốc và Việt Nam. Trong quá trình giao thương giữa người dân hai nước, người Hoa đã mang theo món cao sằng đến khu vực Lạng Sơn.

Qua thời gian, người dân xứ Lạng đã dần biến tấu và điều chỉnh món ăn cho phù hợp với khẩu vị người Việt, đưa cao sằng trở thành một phần văn hóa ẩm thực độc đáo của mảnh đất nằm ở vùng Đông Bắc Bộ này.

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Cao sằng là món ăn mang hương vị kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam. (Ảnh: Xobami)

Nguyên liệu chính để làm ra bánh cao sằng là gạo tẻ. Để món ăn ngon thì gạo tẻ được chọn phải là loại đều hạt, trắng và thơm. Gạo sau khi đem ngâm, xay nhuyễn, nhào bột sẽ được dàn đều và hấp trong nồi cách thủy, cho đến khi bột chín, bánh đông lại thành khối là đạt.

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Một phần bánh cao sằng hoàn chỉnh. (Ảnh: LTV)

Thịt heo băm nhuyễn và hành khô sau khi xào chín cho thơm, sẽ được phết lên mặt bánh để giữ độ ẩm và tăng thêm phần đậm đà cho món ăn. Một mẩu bánh đạt chất lượng sẽ có màu mật ong bóng lưỡng trên mặt vô cùng thích mắt.

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Bánh được xắt thành lát nhỏ hình chữ nhật. (Ảnh: Yami Sai)

Về cơ bản, món cao sằng đã gần như hoàn chỉnh sau các bước trên. Tuy nhiên, để thưởng thức thì cần có thêm một vài thành phần quan trọng không kém để góp phần tạo nên sự thơm ngon của món ăn.

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Lạc rang ăn cùng được giã nhỏ vừa ăn, không quá nhuyễn để tránh làm mất hương vị của lạc. (Ảnh: LTV)

Hương vị đặc trưng của cao sằng còn đến từ cái sự béo bùi của lạc rang giã nhỏ, một số nơi có thể cho thêm rau mùi, tùy vào khẩu vị. Cuối cùng, nước giấm pha đường, ớt, mắm rưới lên mặt bánh là kết thúc hoàn hảo cho việc chuẩn bị một phần cao sằng thơm ngon.

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Vị chua chua ngọt ngọt của nước giấm đường tăng thêm sự lôi cuốn của cao sằng. (Ảnh: Thanh Yến)

Những lát bánh được xắt thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn phục vụ trong chiếc chén nhỏ, lấp loáng lớp bột trắng trong và phần thịt thơm phức khiến thực khách chỉ muốn lập tức cầm muỗng lên thưởng thức.

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Mộc mạc, giá cả bình dân, cao sằng là món ăn đường phố không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn. (Ảnh: linhvy3110)

Bánh cao sằng mềm mịn hòa cùng thịt xào thơm ngọt, lạc rang bùi bùi và cái chua ngọt của nước chấm, một lựa chọn hoàn hảo cho những buổi chiều bụng đói, và là một món ăn thú vị để tăng thêm trải nghiệm cho chuyến du lịch đến xứ Lạng.

Cách làm lẩu Thái chua cay ngon như ở hàng

Vào những ngày trời trở gió hay se lạnh, cùng gia đình hay bạn bè ngồi bên nồi lẩu Thái chua cay thì thật tuyệt vời. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một cách làm lẩu Thái chua cay rất ngon, giúp bạn có nồi lẩu với hương vị đặc trưng.

Nguyên liệu cho món lẩu Thái chua cay gồm:

– Gừng, riềng, sả, ớt, lá chanh Thái, hành khô, tỏi khô, quả chanh, me chua, sa tế, đường tùy theo lượng nước lẩu chế biến cho bao nhiêu người ăn.

– Cà chua, dứa

Bánh cao sằng, món ăn chơi bình dân kết hợp giữa ẩm thực Việt – Trung ở xứ Lạng

Lẩu Thái chua cay là một trong những loại lẩu dễ dùng nhất, hợp khẩu vị nhiều người. Ảnh tổng hợp

– Xương lợn hoặc xương gà. Nếu là xương lợn thì nên dùng xương ống cho ngọt. Dùng xương gà nước dùng sẽ trong hơn.

– Nấm, các loại rau ưa thích

– Rau cải thảo, cải ngọt, rau muống…

– Hải sản (tôm, ngao, mực, sò), đậu, thịt bò…

Tất cả các nguyên liệu sơ chế sạch sẽ như khi dùng cho mọi loại lẩu khác.

Cách làm món lẩu Thái:

– Rau làm sạch cắt khúc vừa ăn xếp ra đĩa. Hải sản chế biến sạch sẽ ướp nhẹ một chút sa tế.

– Rửa sạch nấm hương cho hết sạn, ngâm nước cho nở ra. Dùng 1 nửa để bỏ vào hầm cùng xương (cùng cả phần nước ngâm).

– Xương rửa sạch, đun tráng qua bằng nước sôi. Cho xương vào nồi nước lớn nước nấm hương và 1 quả dứa băm nhỏ, cùng một phần gừng, riềng, sả đ.ập dập. Thêm chút lá chanh, một quả cà chua, đun lửa lớn cho sôi. Sau khi nước dùng đã sôi thì để lửa nhỏ, hầm xương đến khi nước ngọt đạt yêu cầu.

– Phần riềng, gừng, xả, hành, tỏi còn lại băm nhỏ. Lá chanh thái nhỏ, ớt thái nhỏ, bỏ hạt. Cho tất cả các nguyên liệu này vào phi thơm.

– Xào cà chua nát mịn ra để lấy nước màu. Để cà chua mềm nhanh khi xào bạn có thể cho vài hạt muối tinh. Sau khi cà chua đã nát mịn, đổ vào nồi nước dùng đã hầm xương, nêm gia vị, đường, nước me chua, sa tế, gia vị lẩu Thái sao cho vừa miệng. Thông thường làm nước lẩu bạn nên chế hơi nhạt một chút, khi nhúng các loại hải sản nước sẽ đậm dần. Trong khi dùng bữa, nếu cạn nước phải chế thêm nên giảm chua thì bạn có thể dùng thêm nước cốt chanh để nồi lẩu Thái luôn có vị chua ưng ý.

– Trước khi bắt đầu dùng, đổ đĩa gia vị hỗn hợp đã phi thơm vào, bật lửa lớn hớt sạch bọt lần nữa để có nồi nước lẩu trong.

Yêu cầu thành phẩm của món lẩu Thái chua cay là màu nước trong, đỏ của cà chua, có sánh vàng của sa tế. Nước có vị chua thanh của me và chanh, vị ngọt của nước hầm xương, vị cay vừa phải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *