Bún trộn chả cá chua ngọt ở Sài Gòn

Bún trộn chả cá chua ngọt ở Sài Gòn
Rate this post

Nhắc tới bún trộn, người ta sẽ nghĩ ngay tới bún bò Nam Bộ, bún mắm với nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, bún trộn chả cá bọc sả được giản lược những thành phần phụ để tập trung vào hai nguyên liệu quan trọng nhất là chả cá và bún.

Các món ăn mang phong vị phương nam thường có vị ngọt mát, phù hợp với tiết trời và khí hậu. Tuy nhiên, để kích thích vị giác cho thực khách, vị chua trong bát bún được chế biến từ me bóc vỏ, lấy phần bên trong đun lên và chắt lấy nước cốt. Khi sơ chế, người đầu bếp sẽ hãm vị nồng của me và giữ lại vị thanh mát, chua ngọt để thực khách không cảm giác khé cổ hay ngọt quá. Nước sốt được chan xâm xấp tô bún.

Bún trộn chả cá chua ngọt ở Sài Gòn

Bún được trình bày bắt mắt trong tô với màu xanh của rau, màu trắng của bún và màu cam sậm của chả cá. Ảnh: Minh Đức

Nếu muốn tăng thêm vị cay, bạn có thể dùng với tương ớt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận thứ nước dùng chua ngọt ngấm đều vào sợi bún, quyện với cái bùi ngậy của lạc rang và vẫn giữ lại chút thanh mát bởi rau sống.

Yếu tố quan trọng nhất của món là chả cá bọc sả. Người đầu bếp thường dùng cá quả, băm nhỏ và ướp gia vị, cuốn quanh thân sả và nướng. Chả cá sau khi nướng vẫn mềm vì nước từ sả sẽ ngấm đều vào trong miếng thịt, cũng như tăng hương vị cho chả cá.

Bạn có thể rút sả ra để ăn riêng hoặc thưởng thức cùng nhau. Miếng chả cá vàng rộm, được nướng đều tay nên có màu sáng. Mùi thơm của sả và cá không bị tách biệt mà hòa quyện với nhau.

Thành phần đơn giản nhưng lại hỗ trợ nhau để món ăn có sự thống nhất. Sự đậm đà và tính khô của cá kết hợp với sả, và bún trộn đi cùng chả cá. Chua, cay, mặn, ngọt, bùi và thanh mát đầy đủ với việc sử dụng ớt, lạc, rau sống.

Địa chỉ tham khảo cho bạn là quán bún trộn trên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, giá một bát khoảng 30.000 đồng. Ngoài ra, bạn có thể thử các món bún trộn hoành thánh, bún trộn Nam Bộ với nhiều hương vị độc đáo khác.

Bánh mì nguyên lát thịt ba rọi muối ‘siêu to’ ở Sài Gòn

Tiệm bánh mì hơn 70 năm t.uổi chuyên bán bánh nhân thịt ba rọi muối nguyên lát, được nhiều thực khách ưa chuộng.

Cô Hồng, chủ tiệm bánh mì trên đường Nguyễn Tri Phương, nói rằng xe bánh mì này được xem là nghề gia truyền của gia đình cô bởi nó được truyền từ đời bố sang người chị và hiện là cô đứng bán. Riêng cô đã kinh doanh bánh mì hơn 40 năm. Món “đinh” của quán là bánh mì thịt ba rọi muối nguyên tảng, gây ấn tượng với thực khách nhờ hương vị và hình thức “siêu to khổng lồ” trông hấp dẫn.

Bún trộn chả cá chua ngọt ở Sài Gòn

Bánh mì thịt nguyên miếng. Ảnh: Instagram Foodboysg

Chú Giáo, người nhận vai trò chế biến ba rọi muối cho biết thịt được ướp khá nhiều gia vị theo công thức của bố, trong đó thành phần quan trọng nhất là muối và tỏi để tạo vị mặn, thơm. Thịt ướp xong đem luộc, hầm trong khoảng 4 tiếng đồng hồ cho mềm. Da màu hồng nhạt. Cô Hồng tiết lộ thêm, chuẩn bị món này rất cực do hầm lâu da dễ bị bể. Muốn thịt ngon, đẹp thì phải bọc miếng vải bên ngoài để giữ da.

Mỗi ngày, quán bắt đầu bán lúc 16h tại nhà trên đường Ngô Quyền rồi mới đẩy sang đường Nguyễn Tri Phương, bán từ 18h đến khoảng 0h. Dọn dẹp quán xong, chú Giáo đi chợ đầu mối Bình Điền lúc 2h sáng để mua thịt. Suốt nhiều năm buôn bán, chú vẫn đích thân đi lấy thịt để tự tay chọn những tảng thịt to đúng ý, có thể làm ra những khối thịt ngon. Chú kể: “Mỗi lần tôi mua thịt, bà chủ hay nói chỉ tôi mới mua miếng thịt ba rọi to như vậy. Người ta thường mua ba rọi xắt từng dây dài, mỏng. Còn tôi phải mua miếng to để cuộn thành khoanh. Đây là món độc đáo của quán tôi.”

Bún trộn chả cá chua ngọt ở Sài Gòn

Chú Giáo cắt khoanh thịt. Ảnh: Instagram Foodboysg

Thịt mua về làm sạch. Mất thời gian nhất ở khâu cạo lông heo vì nếu không cạo sạch, miếng thịt sẽ bị nhám nhám khó chịu, ăn không ngon. Một ngày chú làm khoảng 30 kg thịt sống, thu được tầm 6 – 7 cục thịt lớn, mỗi cục nặng 3 – 6 kg. Thịt muối lâu hư, không cần để tủ lạnh và quán luôn bán chạy nên không sợ hàng tồn. Ngoài khách ăn bánh mì, nhiều người ghé mua thịt muối về nhậu, ăn với cơm, giá 35.000 đồng/100 gram.

Thịt ba rọi nhiều mỡ nên không dùng máy cắt được, phải xắt bằng tay trần tránh bị trơn trượt. Vừa xắt thịt thoăn thoắt không cần nhìn dao, chú Giáo vừa giải thích, do thịt mềm nên nếu cắt máy thịt sẽ bị nát, không ngon. Kinh nghiệm nhiều năm nên chỉ cần cầm khối thịt, chú đã biết nó nặng bao nhiêu. Lát thịt cắt mỏng dùng làm nhân bánh mì. Khách quen thường chọn bánh mì thịt muối với đồ chua, nước tương, muối tiêu, rau, ớt là đủ.

Bún trộn chả cá chua ngọt ở Sài Gòn

Tủ đồ ăn kèm. Ảnh: Instagram Foodboysg

Thịt muối mềm, thơm, không bị mùi dù khách chọn bánh mì thịt muối xắt nguyên miếng (hay còn gọi là thịt muối banh). Thịt vẫn giữ được độ ngọt, trắng tươi đẹp mắt. Bơ và pa tê của quán béo thơm, được lòng nhiều thực khách. Tầm chiều, xe đẩy ra chỗ bán khoảng 15 phút đã có khách hỏi mua. Một ổ thập cẩm giá 25.000 đồng, có chả lụa, ba rọi muối, giăm bông… tùy chọn. Bánh mì nguyên miếng thịt có giá 45.000 đồng, đủ cho bạn no nê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *