Món bánh rán Nhật Bản – hay còn được gọi là Dorayaki, món bánh không còn xa lạ gì với những thế hệ người lớn hay t.rẻ e.m đã trải qua cùng chú mèo máy Doraemon.
Hình ảnh thân quen của thời ấu thơ với chú mèo ú màu xanh vui vẻ ăn chiếc bánh rán đã trở thành một biểu tượng. Với nhân đậu đỏ thơm ngon chiếc bánh rán trở nên ngọt ngào đối với tất cả những t.rẻ e.m. Để biết cách làm bánh rán Nhật Bản bạn theo dõi bài viết hôm nay nhé.
Bánh rán Nhật vô cùng bắt mắt với các em nhỏ
Về phần dụng cụ cần thiết cho cách làm bánh rán Nhật Bản này là:
1 muôi múc canh
Giấy ăn
1 chảo chống dính
Phần nguyên liệu cho món bánh rán yêu thích này gồm:
2 muỗng cà phê mật ong160g bột mỳ thường1 tsp bột nở1-2 tbsp nước4 quả trứng lớn140g đường2 tbsp dầu thực vật1 hộp đậu đỏ đóng hộp, nấu sẵn (đến đây)
Trứng đ.ánh tan cho vào tô lớn cùng với đường và mật ong
Và cách làm bánh rán Nhật Bản như sau:
Bước 1: Đ.ánh tan trứng
Bạn sử dụng tô lớn, đ.ập trứng vào tô đ.ánh tan hòa tan cùng đường, và mật ong cho đến khi hỗn hợp chuyển đặc.
Bước 2: Trộn bột mỳ với trứng
Tiếp đến bạn cho thêm bột mì, và bột nở vào tô trứng đã đ.ánh tan, đ.ánh đều lên tất cả.
Để hỗn hợp trên đồng nhất về màu sắc, bạn cho thêm nửa thìa nước một cho đến khi đạt hỗn hợp như ý Chú ý hỗn hợp không lỏng như bột làm bánh pancake mà phải đặc, nếu không phần vỏ bánh sẽ bị mỏng.
Cho hỗn hợp bột vào chảo đã được làm nóng với lửa vừa
Bước 3: Chiên bánh rán Nhật Bản
Bạn cho một chảo lớn lên bếp. Làm nóng chảo trên lửa vừa. Bạn dùng khăn giấy nhúng vào dầu ăn, phết nhẹ nhàng đều lên mặt chảo.
Bạn dùng tiếp muỗng múc canh, múc từng muỗng bột bánh cho vào chảo, chú ý muỗng bột nên cách mặt chảo 15 cm, như vậy có thể làm ra phần vỏ bánh có kích thước vừa đẹp.
Bạn canh chừng bánh chiên, đến hi bong bóng xuất hiện trên bề mặt bánh, trở mặt bánh và chờ mặt còn lại chín. Khi bánh đã chín đều hai mặt, cho bánh ra đĩa.
Đậu đỏ dùng làm nhân cho bánh rán Nhật Bản
Bước 4: Nhân đậu đỏ
Với đậu đỏ bạn luộc chin, đè ép cho đậu đỏ nhuyễn ra. Cho từng muỗng nhân đậu đỏ vào giữa 1 mặt bánh rồi cho mặt bánh còn lại ép lại với nhau.
Khi cho nhân đậu đỏ vảo hết phần bánh còn lại. bạn cho tất cả ra dĩa, khi ăn bánh nên kèm một tách trà nhỏ sẽ ngon miệng hơn đấy.
Bánh rán nhân đậu đỏ vừa bắt mắt lại vừa thơm ngon
Cách làm bánh rán Nhật Bản đơn giản quá phải không?
Món bánh rán Nhật Bản – Dorayaki, một món bánh khá phổ biến ở Sài Gòn nước ta, bạn có thể thấy được ở hầu hết những siêu thị Nhật Bản. Và nay bạn đã có thể làm tại nhà với cách làm đơn giản. Chúc bạn thành công nhé!
9 món tráng miệng ngọt ngào kiểu Nhật
Nhật Bản có nhiều món tráng miệng độc đáo, từ mochi kem tươi thời thượng đến bánh gạo xiên hay thạch cà phê lạ miệng.
Kohii zerii (Thạch cà phê Nhật Bản): Việc ăn loại thạch này cũng là cách thưởng thức cà phê ở Nhật Bản từ những năm 1960. Kohii zerii được lấy cảm hứng từ các món tráng miệng chứa gelatin của Anh và Mỹ. Thành phần chính là cà phê đen và gelatin. Món ăn nhẹ nhàng, thanh mát, rất thích hợp để ăn giải nhiệt trong mùa hè. Ảnh: Cara Cormack.
Dorayaki (Bánh kếp nhân ngọt Nhật Bản): Tại Nhật Bản, dorayaki hay bánh doraemon là một món ăn được yêu thích đối với cả t.rẻ e.m và người lớn. Món ăn được làm từ hai chiếc bánh kếp nhỏ kiểu Mỹ kẹp cùng nhân đậu đỏ ngọt. Món bánh doraemon này có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon. Ảnh: Julia Hartbeck.
Mizu Yokan: Thường được phục vụ vào mùa hè, mizu yokan là loại thạch đậu đỏ ướp lạnh có hương vị ngọt ngào và sảng khoái. Những miếng mizu yokan thường được cắt khối hình chữ nhật, nhẵn và thưởng thức cùng trà truyền thống. Món thạch này chính là một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất để tôn vinh hương vị tự nhiên của đậu đỏ – thành phần quan trọng trong nhiều món tráng miệng ở xứ anh đào. Ảnh: Ulyana Verbytska.
Mitarashi Kushi Dango (Bánh gạo xiên): Mitarashi Kushi Dango là một loại bánh wagashi (tên gọi chung cho các loại đồ ngọt truyền thống của Nhật Bản). Món bánh làm từ bột nếp mềm và dai, khá giống bánh trôi nước của Việt Nam. Mitarashi Kushi Dango được xiên thành các que có 3-4 viên và rưới syrup lên. Ảnh: Maxwell Cozzi.
Bánh gạo Isobeyaki: Isobeyaki là phiên bản bánh mochi nướng. Bánh không có nhân, được nướng trên than hoa rồi bọc trong lá rong biển. Khi ăn, người ta rưới thêm chút xì dầu và thưởng thức chiếc bánh còn nóng hổi. Món bánh này đặc biệt phổ biến vào dịp Tết ở xứ sở hoa anh đào. Người Nhật cũng ăn nó trong suốt những tháng mùa đông. Trong tiếng Nhật, “isobe” có nghĩa là bờ biển đầy đá (nơi được cho là nguồn gốc của rong biển) và “yaki” có nghĩa là nướng. Ảnh: Judy Ung.
Chi Chi Dango Mochi: Chi chi dango có màu hồng đẹp mắt, kết cấu mềm mại, dẻo dai và vị ngọt ngào. Đây là món khoái khẩu của trẻ nhỏ trong những bữa tiệc ngày lễ hay khi các gia đình tụ họp. Biến thể mochi phổ biến này có vị ngọt từ đường và nước cốt dừa nướng trong lò. Ảnh: Bahareh Niati.
Anmitsu: Anmitsu là một món trái cây tráng miệng thường được thưởng thức trong những tháng mùa nóng ở Nhật Bản. Món ăn kết hợp trái cây theo mùa với những khối thạch rau câu nhỏ, mứt đậu đỏ ngọt, bánh nếp, kem trà xanh và syrup đường nâu. Ảnh: Cara Cormack.
Sakura Mochi: Bánh mochi hoa anh đào màu hồng, đầy đặn, nhân đậu đỏ và thường được gói trong một lá anh đào muối chua (có thể ăn được). Ở Nhật Bản, sakura mochi được thưởng thức vào tháng 3 trong lễ hội búp bê Hinamatsuri (ngày dành cho b.é g.ái) và kỷ niệm sự nở rộ của những cây hoa anh đào vào mùa xuân. Người Nhật tin món bánh này sẽ mang lại may mắn và sức khỏe cho các b.é g.ái trong gia đình. Ảnh: Cara Cormack.
Mochi kem tươi: Một phụ nữ Mỹ gốc Nhật tên Frances Hashimoto đã phát minh ra món mochi kem tươi sau khi chồng cô nảy ra ý tưởng gói kem trong bánh mochi. Sau đó, các chuyên gia đã nghiên cứu và tạo ra món mochi kem tươi hoàn hảo như ngày nay. Các hương vị kem cổ điển như vani, chocolate và dâu tây thường được sử dụng. Bên cạnh đó, các hương vị phức tạp hơn như cà phê Kona, trà xanh, rượu mận và đậu đỏ cũng được yêu thích. Ảnh: Kristina Vanni.