Món ăn đậm chất Huế với thịt hến ngọt, ăn kèm với bánh đa ngon tuyệt.
Bạn đang đọc: [Chế biến]-Hến xúc bánh đa
Nguyên liệu
– 300g thịt hến
– Rau răm, muối, tiêu, bột nêm, hành hương, ớt bột
– Bánh đa.
Tìm hiểu thêm: “Ăn mì lá chấm xì hông?”
>>>>>Xem thêm: 4 nhà hàng hải sản hút khách tại Phú Quốc
Cách làm
– Hến mua về rửa sạch, nếu bạn mua hến còn nguyên vỏ bạn phải đun nồi nước sôi, đổ hến vào luộc chín, dùng rổ nhỏ đãi sạch vỏ hến và thịt hến, lấy thịt hến để riêng.
– Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ hến vào xào nhanh tay, lửa lớn. Nêm vào chút muối, bột nêm, tiêu, ớt nếu bạn ăn cay. Nếm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
– Hến nhanh chín, nên bạn không nên xào lâu.
– Tắt bếp, múc ra đĩa, bánh đa nướng chín, dùng thìa múc từng thìa hến xào bỏ vào bánh đa, hến xào ăn kèm với bánh đa.
Cún Khang
Theo NS
Bánh đa Kế – Đặc sản Kinh Bắc
Nhắc đến Bắc Giang là nhiều người nghĩ ngay đến món đặc sản bánh đa Kế, xã Dĩnh Kế – nơi đây có làng nghề làm bánh đa ngon nổi tiếng đất Bắc. Có nhiều nơi trên đất nước Việt Nam cũng làm bánh đa, bánh tráng, nhưng bánh đa Kế vẫn luôn luôn tạo ra được một nét riêng, không thể lẫn vào đâu . Nó trở thành một thứ đặc sản đậm chất đồng quê Bắc Bộ.
Làng nghề bánh đa Kế nằm sát trục quốc lộ 1A Hà Nội-Lạng Sơn, bạn rất dễ dàng tìm đến vì chỉ cần đi đến đoạn đường thuộc địa phận thành phố Bắc Giang là đã có thể đến được làng làm bánh. Sản phẩm của làng vì thế mà cũng được phân phối đi nhiều nơi nhờ có đường giao thông thuận lợi.
Từ lâu nay bánh đa Kế đã trở thành món ăn dân dã yêu thích của nhiều người. Mỗi khi có dịp về Bắc Giang, chắc chắn bạn sẽ được quê hương Kinh Bắc này tiếp đãi món đặc sản này. Ngồi nhâm nhi trà xanh hoặc chè đắng vỉa hè và nhâm nhi bánh đa nướng Kế, rất bùi. Và khi ra về, bạn cũng khó có thể vô tình lướt qua những dãy dài bánh đa nướng tại chỗ, rất hấp dẫn. Đặc biệt là trong mùa lạnh miền Bắc, ngồi cạnh những chậu than nóng ấm và ăn bánh đa nướng nóng, cảm giác ấm cúng, thú vị.
Để cho ra lò một chiếc bánh đa Kế hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp.Trước tiên phải biết đến cách xay gạo thành bột. Bột phải nhuyễn, mịn và được sàng lọc hết những hạt bụi, bẩn. Sau đó người làm bánh phải căn lượng bột gạo cho chuẩn để trộn bột nở vào. Sau những công đoạn này thì bột được đem tráng để thành hình hài chiếc bánh. Rồi sau đó bánh lại được đem phơi ngoài ánh nắng mặt trời trên những chiếc giàn phơi chuyên dụng…
Khi bánh đã đạt đến một độ khô nhất định thì người làm nghề bắt đầu mang đi quạt chín.Thường những người làm nghề ở làng Kế chỉ quạt bánh khi có khách. Làm như vậy sẽ giúp cho chiếc bánh có độ giòn, đều, khách cũng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi mua được sản phẩm vừa mới ra lò. Nếu quạt xong mà để lâu không có khách mua thì bánh dễ bị ỉu, mốc…
Trong các công đoạn làm bánh đa Kế thì khâu trộn bột nở vào bột gạo và khâu quạt bánh được xem như kỹ thuật quan trọng nhất. Nó sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng và nét thẩm mỹ của chiếc bánh. Đây cũng chính là một điểm mà người làm nghề bánh đa ở Kế sẽ tạo ra sự khác biệt so với những nơi khác.
Theo PNO