Chỉ là cá cơm thôi…

Có rất nhiều món ăn quê, dân dã thôi mà thành niềm thương cho người ở lại, thành nỗi nhớ cho kẻ ra đi. Chẳng hạn, chỉ là cá cơm bé nhỏ, sao vẫn nghe bồi hồi khi ngồi trước mấy món chân quê mẹ nấu.

Bạn đang đọc: Chỉ là cá cơm thôi…

Chỉ là cá cơm thôi…

Cá cơm kho và nấu canh ẢNH: TRẦN CAO DUYÊN

Mẹ hay nói cá cơm “ngon sẵn”, là thứ dễ kho dễ nấu nhất trần đời. Sau này làm dâu, những bữa cơm đầu tiên con cứ “cá cơm” cho mẹ. Gì chứ so với mẹ, con gái làm cơm bữa nhanh hơn. Nhưng ngon hơn mẹ thì trời sập cái đùng. Con nhiều lần nói cá gì qua tay mẹ, nhất là cá cơm, đều ngon một cách… khó hiểu. Thì con vẫn đứng cạnh mẹ khi tẩm khi ướp, khi nêm khi nếm với ý đồ “hốt gọn” bí quyết món này món kia. Vậy mà khi con nấu, mẹ bao giờ cũng phán hai tiếng vô thưởng vô phạt: “Cũng được”.

Miền Trung, những cơn mưa đầu tiên đang về. Sinh vật phù du theo suối theo sông chảy tràn ra biển, làm mồi ngon cho từng đàn cá cơm dài hàng trăm mét đón đợi ngoài cửa biển. Do vậy nên khoảng tháng 8 đổ lên, cá cơm con nào con nấy tròn mẩy, thấy mướt lắm. Ghe ra cách bờ vài cây số bủa lưới, quây lưới, có khi chưa đầy một tiếng đã quay vô bờ với những khoang cá nặng đầy.

Cá cơm khá nhỏ con, mình thon thon như ngón tay. Nhỏ nhưng khi “đổ bộ” thì trắng bờ trắng bãi, nhìn đâu cũng thấy cá cơm. Xe đông lạnh nườm nượp chở cá cơm về các cơ sở chế biến. Tại đây, qua tay công nhân, cá được chọn lựa và “phân ngành” phù hợp: bán tươi thì chuyển đi ngay trong ngày, phơi khô thì cho lên vỉ đan bằng tre đưa ra bãi nắng, muối để làm mắm thì cho vào chượp…

Để mua cá cơm, thường thì người làng không cần ra chợ. Họ chỉ đứng ngã ba, ngã tư chờ đội quân gánh gồng đi bán lẻ rồi vẫy tay. Họ mua để kho nấu, làm gỏi ăn ngay, hoặc để muối mắm, hoặc để phơi khô dùng cho những ngày đông tháng giá.

Tôi rất “yêu” những hũ mắm cá cơm “nhà muối” thơm dậy làng dậy xóm. Múc ra chén, bỏ ít lát thơm, vài lát ớt, chan với bún tươi hay chấm bánh xèo thì phải nói là ngon mê ngon mệt. Tưởng tượng đi! Trong một chiều gió bấc se lạnh, rứt miếng bánh xèo “hạ” xuống chén mắm cá cơm, chắc phải buột miệng mà thốt lên rằng hạnh phúc là đây chứ đâu nữa!

Hay là món gỏi! Dù cá cơm không nằm trong “dòng dõi” gỏi, nhưng nếu được ngâm trong nước dừa nạo, cá tự tách một phần ba thịt ra khỏi xương. Gỡ nhẹ từng miếng, bày ra đĩa rồi rưới nước cốt chanh, trộn bột nêm, đậu phộng rang, hành tím vào. Phải nói là… ngon điên ngon dại.

Rồi món cá cơm khô đem rang mặn hoặc nướng cũng rất đậm đà. Có người mới nướng chưa được chục con, nghe mùi thơm “thôi thúc” quá bèn… lén anh em nhón vài con nhai chóp chép.

Lâu quá, chiều nay về chơi với mẹ. Mẹ “mắng”, nói con về thăm cá cơm chứ thăm gì mẹ. Kỳ thực, mẹ nói vài phần trăm có lý. Về tới đầu làng, nghe mùi cá cơm tươi phảng phất, tôi đã nghĩ về xoong cá cơm kho rim với nghệ tươi, rồi món cá cơm nấu ngọt với cà chín thoang thoảng mùi hành ngò.

Và giờ đây, ngồi với mẹ ăn bữa cơm chiều trên thềm cũ với mấy món thân quen, tôi nghe rưng rưng đến lạ. Cà chín làm nước canh thơm dịu dàng. Riêng cá cơm nấu ngọt vẫn giữ cho mình cái “điệu” thơm phơn phớt mà rất khó phai. Cá cơm trong món kho nghệ cũng rất riêng, ngòn ngọt mằn mặn cay cay, cứ thế mà mơn trớn cái cảm giác thèm ăn của đứa con gái lâu lâu về “nhà mạ”.

“Tám” với nhỏ bạn chuyện này, nó nói tôi là chúa “ủy mị”, ăn là ăn. Cá cơm chỉ là… cá cơm thôi. Gì mà phải rưng rưng. Tôi thì tôi nghĩ, ăn những món thân thuộc quê hương mà thiếu đi cảm xúc thì liệu cái chất “bản quán” trong người còn được bao nhiêu?

Những món nóng hổi cho ngày mưa ở Sài Gòn

Chiều Sài Gòn thường có mưa lớn, không có gì thích thú bằng việc thưởng thức một chén phá lấu hay trái bắp nướng thơm nức mùi mỡ hành.

Sau khi mưa lớn, không khí lành lạnh bắt đầu len lỏi khắp ngóc ngách ở thành phố. Đó là lúc nhiều người nghĩ đến chén súp cua nóng ấm hay tô hủ tiếu có miếng giò thật to. Chưa hết, tô mì cay xé lưỡi hay chén phá lấu sần sật cũng khiến bạn xuýt xoa.

Dưới đây là những món ngon mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong thành phố.

Bò phá lấu

Phá lấu là món ăn quen thuộc khi nhắc đến ẩm thực đường phố ở Sài Gòn. Từ học sinh cấp 1 cho đến sinh viên hay người lớn, ai cũng thử qua chén phá lấu nhỏ thường bán bên đường.

Mỗi hàng quán có cách thêm gia vị khác nhau để làm hài lòng thực khách. Sự hấp dẫn của món này là mùi thơm phức, miếng bò dai dai nhưng vẫn có phần thịt mềm. Đặc biệt, chuẩn ngon của món phá lấu bò theo nhiều người là thịt không có mùi hôi.

Một điều nữa góp phần tạo nên sự thành công của món ăn đó là chén nước chấm đi kèm. Nước chấm thường là mắm pha với chanh hoặc quất (tắc), không thể thiếu tỏi, ớt băm.

Phá lấu tại Sài Gòn không chỉ bán ở vỉa hè mà còn có trong nhiều nhà hàng sang trọng, mỗi nơi đem lại cho thực khách một mùi vị riêng. Nhưng đúng điệu vẫn là ngồi ở một hàng bên đường hoặc trong hẻm, xì xụp chén đồ ăn với ổ bánh mì nóng giòn, vị chua cay của nước chấm.

Súp cua

Chén súp cua đặc sánh, ánh sắc vàng bắt mắt là món ăn quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.

Chỉ là cá cơm thôi…

Ở Sài Gòn, địa chỉ trứ danh phải kể đến quán ở gần Nhà thờ Đức bà hay tên khác là súp cua Hoà Bình. Chủ quán là anh Tâm. Gọi là quán nhưng nơi này không có bàn, chỉ có những chiếc ghế nhựa được đặt nép vào hai bên đường. Khách đến đây sẽ gọi món trước rồi chọn chỗ ngồi để thưởng thức sau.

Thành phần chính của món ăn gồm: cua, bột năng, nấm đông cô, nấm tuyết, trứng cút, các loại gia vị. Quán của anh Tâm còn có thêm trứng bắc thảo hiếm thấy ở những nơi khác.

Ngoài ra, những cái tên như súp cua Hạnh, quán Dũng hay chợ Thiếc, chợ Hồ Thị Kỷ hay chợ Phạm Thế Hiển… đều là những địa chỉ nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo.

Bắp, khoai nướng

Cứ chiều đến, những củ khoai mật tím đỏ được rửa sạch sẽ, những trái ngô nếp trắng nõn nà nằm xếp trên vỉ than hồng luôn hấp dẫn người qua đường ghé vào mua về.

Củ khoai to tròn sau khi nướng còn nóng hổi, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để thưởng thức phần thịt dày ngọt, bùi, thơm nức mùi mật. Bắp (ngô) thì được bóc trần lớp vỏ, nướng cháy sém trên bếp than hồng cũng toả hương lôi cuốn. Món dân dã này được bán phổ biến trên nhiều tuyến đường ở Sài Gòn.

Người muốn ăn món này có thể tìm đến hàng chục chiếc xe xếp hàng trên những tuyến đường lớn như: 3 tháng 2 (quận 10), Sư Vạn Hạnh, Nơ Trang Long, Phan Xích Long, Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận)… Mỗi trái bắp, củ khoai từ 10.000 đồng.

Bánh đúc

Chén bánh dọn ra lúc nào cũng còn nóng hổi, bên trên là một ít nhân thịt bằm xào vừa miệng, nước mắm được chan xâm xấp. Bạn còn sẽ bị lôi cuốn bởi màu vàng cánh gián của hành phi, hành tây.

Tìm hiểu thêm: Học cách làm món thịt rang kiểu Hàn vừa ngon vừa lạ

Chỉ là cá cơm thôi…

Sài Gòn có quán bánh đúc ở quận Phú Nhuận của bà Hồng là nổi tiếng nhất. Quán có thâm niên hơn 40 năm nhưng điều khiến nhiều người tò mò tìm đến đó là thái độ phục vụ “vừa bán như vừa đuổi khách”.

Ấy vậy, ai từng ăn qua miếng bánh của bà Hồng đều tấm tắc khen. Bánh ở đây có vị cân bằng giữa các đồ ăn kèm, bột không quá nhão, nước mắm chan vào được pha vừa tay. Quán còn phục vụ nhiều món ăn vặt khác như bánh tiêu, bánh cam, sữa chua phô mai, nước rau má…

Còn không, thực khách có thể tìm đến quán Bà Già ở quận 10. Tuy chỉ mới mở cách đây 3 năm, quán ăn cũng trở thành địa chỉ hay lui tới của nhiều người. Ngoài thành phần chính, chủ quán còn cho thêm chả bò vào để ăn kèm.

Chủ quán Bà Già là cô Vân. Toàn bộ công thức nấu nướng đều do một tay con trai của cô thực hiện. “Ba năm trước, con trai tôi được truyền nghề từ một bà cụ. Sau đó chúng tôi mở quán và lấy tên Bà Già để nhớ công dạy của bà cụ”, cô Vân kể lại. Video: Di Vỹ.

Mỳ cay muối ớt

Nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Trần Kế Xương (quận Phú Nhuận), quán của cô Huyền nổi tiếng khắp Sài phố khi bán món ăn hiếm thấy với kinh nghiệm 40 năm.

Thoạt đầu, thực khách sẽ thắc mắc lý do món ăn này lại được chú ý khi chỉ đơn giản là mì khô trộn với muối ớt. Nhưng người từng thử qua sẽ biết điểm độc đáo của món này nằm ở tô súp được bưng ra sau. Bên trong đó là sự hòa quyện vị ngọt của thịt bò băm, giòn giòn của bò miếng cộng với trứng gà và thịt tôm xay nhuyễn.

Chủ nhân của quán ăn gần nửa thề kỷ này là cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, 53 t.uổi. Quán là “gia tài” của mẹ cô để lại. Trải qua nhiều lần dời chỗ, quán vẫn giữ lại hương vị theo công thức ban đầu.

Chọn món ăn cho những ngày mưa, bạn nhớ cho thêm ớt vào để gia tăng độ cay rồi gắp đũa mì cho vào miệng, chậm rãi nhai, húp thêm miếng súp thịt bò mềm mại.

Quán thường mở cửa từ 10h, đến xế chiều là vãn. Chủ quán cho hay, ngày mưa sẽ thường mở cửa trễ hơn. Mỗi suất ăn có giá từ 40.000 đồng. Giá sẽ còn tăng theo yêu cầu các món ăn thêm của bạn.

Cháo

Thành phố đã mưa thì không nên bỏ qua món cháo. Cháo ở Sài Gòn có nhiều lựa chọn để bạn phải suy nghĩ, từ cháo lòng, cháo trắng, cho đến cháo sườn, cháo bò viên, cháo ếch, cháo lươn và cháo cá.

Nếu thích cháo lòng, quán của cô Ba Đa Kao ở quận 1 là địa chỉ bạn nhất định phải ghé. Cháo ở đây giá 40.000 đồng một tô, nhiều khách nhận định đắt so với mặt bằng chung.

Bạn cũng có thể đổi qua cháo trắng chỉ bán vào ban đêm ở ngã tư Hàng Xanh hay cháo Tiều trong chợ Bàn Cờ, cháo sườn ở khu chợ Tân Định.

Người thích ăn nhiều đồ kèm cùng một lúc sẽ mê mẩn món cháo trắng. Thực khách sẽ được phục vụ các món đồ ăn kèm như tôm rim chua ngọt, củ cải muối giòn, mắm kho, cá cơm, trứng bắc thảo… theo yêu cầu.

Tại khu này có khoảng 3 quán cháo trắng liên tiếp. Thường thì cháo ở đây luôn thơm nức mùi lá dứa. Hạt gạo được nấu khéo nở bung như những bông hoa trắng. Cháo thường có độ sánh vừa phải.

Bún mọc

Nước lèo được hầm từ xương, viên mọc dai và thoang thoảng hương thơm là điều gây thương nhớ cho thực khách đến quán bún mọc Thanh Mai. Quán mở từ 40 năm trước.

Chỉ là cá cơm thôi…

Địa chỉ này bắt đầu hoạt động từ đầu năm 1980. Nếu ngày trước cô Mai (chủ quán) chỉ bưng bán theo một gánh nhỏ thì bây giờ, cô đã có quán khang trang nằm ở ngã tư đường Nguyễn An Ninh và Trương Định, quận 1.

Toàn bộ phần mọc đều được chế biến từ giò sống, nấm mèo băm nhỏ và các loại gia vị theo công thức rồi hấp lên. Mỗi tô bún mọc đầy đủ tại quán có hai cỡ lớn và nhỏ, giá lần lượt là 60.000 và 55.000 đồng.

Quán thường mở cửa từ 5h nên thích hợp cho bữa sáng và bạn cũng không sợ bị mắc mưa khi di chuyển.

Hủ tiếu các loại

Hệt như món cháo, hủ tiếu ở Sài Gòn có nhiều biến tấu cho khách chọn lựa. Nếu thích bình dân, bạn có thể đợi đến chiều để ăn hủ tiếu gõ. Muốn thưởng thức vị lạ miệng, bạn có thể chọn hủ tiếu hồ hoặc hủ tiếu cà ri bò viên gốc Hoa. Ngoài ra còn có hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu hoành thánh, hủ tiếu cá…

Chỉ là cá cơm thôi…

>>>>>Xem thêm: Cách làm bò tái chanh chua ngọt hấp dẫn, chống ngán ngày Tết

Kích thước hay độ dai của cọng hủ tiếu sẽ thay đổi tuỳ theo món ăn. Nếu hủ tiếu cá có cọng như bánh phở, mềm mại và trắng phau, cọng hủ tiếu hồ lại trong và hơi dai.

Bạn sẽ còn ấn tượng với món hủ tiếu Mỹ Tho tại quán Thanh Xuân đã hơn 7 thập kỷ. Tại đây, ngoài các nguyên liệu thường thấy, quán còn cho thêm thứ nước sốt thịt băm được nấu theo công thức gia truyền.

Nhắc đến món ăn như cái hồn của đất Sài Gòn này, người ta thường nghĩ ngay cho bữa sáng. Nhưng ở phố, món ăn được bán vào tất cả thời điểm trong ngày, lúc nào cũng nóng hổi nên rất thích hợp làm ấm người khi trời mưa. Giá trung bình một tô hủ tiếu khoảng 30.000 đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *