Thế giới xung quanh chúng ta luôn ngập tràn đủ loại đồ ăn thơm ngon, sơn hào hải vị quyến rũ nhưng đôi lúc, một món ăn dân dã cũng đủ khiến thực khách ấm lòng. Đến với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hương vị của chuối đập Bến Tre sẽ khiến bạn thương nhớ không ngừng.
Bến Tre, vùng đất tại miền Tây Nam Bộ bình yên nổi tiếng với rừng cây rậm rạp, sông nước mênh mang và cả rặng dừa, vườn chuối đem tới bao trái ngọt thơm. Tận dụng ưu ái của thiên nhiên ban tặng, người dân nơi đây đã đem hương thơm đặc trưng của dừa và chuối vào nhiều món ngon, tạo nên đặc sản chỉ có tại miền Tây sông nước. Giữa bao vị ngọt ngào của ẩm thực, chuối đ.ập Bến Tre hấp dẫn thực khách với cảm giác bình dị, thân quen và gây nghiện vô cùng.
Chuối đ.ập, cái tên nghe sao dân dã nhưng chứa đựng cả bầu trời kỷ niệm thời thơ bé. Để làm nên món ngon này chẳng hề khó khăn nhưng yêu cầu người đầu bếp cần tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu. Chuối phải lựa loại chuối Xiêm chín tới, dẻo vừa đủ và không nẫu được lột vỏ, cắt đôi rồi đem nướng trong khoảng 5 phút. Chưa xong, chuối lại được cho vào túi, đ.ập cho dẹp ra rồi lại nướng thêm cho vàng đều cả hai mặt nhưng không được để cháy đen.
Tiếp đến là công đoạn làm cốt dừa đặc biệt dành riêng cho món chuối đập Bến Tre. Dừa ngon sẽ được nạo rồi vắt lấy nước. Phần nước cốt dừa được khuấy đều, đun liu riu trên bếp lửa nhỏ. Để tạo độ sánh quyện, người dân nơi đây thường cho thếm chút bột năng còn muốn hương thơm thêm phần hấp dẫn cần thêm chút muối, đường và hành lá.
Những miếng chuối sau khi nướng mang theo mùi thơm được đặt trên đĩa nhỏ, rưới thêm phần nước cốt dừa hoặc chấm trực tiếp tùy vào sở thích của từng thực khách. Sự kết hợp hài hòa của những nguyên liệu bình dị xứ Bến Tre đã tạo nên món ăn chơi mang theo vị ngọt, bùi của nước cốt dừa, chút chát chát tự nhiên của chuối và cả hương rau mùi rất đặc trưng, mang đậm phong cách ẩm thực Việt Nam. Chẳng trách cứ đến lúc thèm chút đồ ngọt, người dân Bến Tre lại tìm đến món ăn vặt dân dã.
Ảnh: Internet
Mỗi khi chiều về, người người tan học, tan làm cũng là lúc những gánh hàng rong mang theo món chuối đ.ập Bến Tre xuất hiện khắp mọi ngả đường, ngõ hẻm trong thành phố. Dù mưa hay nắng, ngày đông đúc hay khi vắng người bạn đều hài lòng trước món vặt mộc mạc, bình dị miền Tây Nam Bộ. Một lần tới Bến Tre, du khách nhất định không thể bỏ qua hương vị ẩm thực quyến rũ và cả món chuối đ.ập đặc trưng vừa khiến chiếc bụng no căng vừa đem lại cảm nhận khó quên, vấn vương không thôi.
Hương vị món bông điên điển miền Tây sông nước
Cứ tới mùa nước nổi, miền sông nước bình dị lại rợp màu vàng bông điên điển, một loại cây không chỉ khiến du khách thỏa sức ngắm nhìn mà còn tạo nên những nét đặc trưng nổi tiếng của hương vị miền Tây.
Điên điển là loại cây thân thảo, thân xốp, nhẹ, có khả năng vươn lên theo con nước, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh nước ngọt. Và không chỉ đơn thuần là loài cây mọc giữa mảnh đất thiên nhiên trù phú, điên điển còn đem đến cho thực khách phương xa một hương vị ẩm thực đặc sắc, mới lạ nhưng vẫn đậm đà bản sắc địa phương dung dị.
Điên điển là loài cây đặc trưng của miền Tây Việt Nam, chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi lại mỏng manh, chóng tàn và khó mang đi xa. Bông điên điển mọc thành chùm, màu vàng nõn nà cùng mùi hơi hăng. Sau vài đợt gió chướng mang hơi lạnh, bông điên điển sẽ nở rộ, vàng tươi, mênh mông rập rờn theo sóng nước. Lúc ấy, ngồi trên chiếc xuồng ba lá chèo vào giữa đám điên điển, các cô gái miền Tây chỉ cần dùng cây dầm đ.ập nhẹ vào cành, vào thân cây thì lập tức sẽ có vô số bông rớt xuống lòng xuồng. Bông điên điển là món dân dã mang hương vị miền Tây, có thể ăn sống, luộc, nấu canh chua, đổ bánh xèo, xào tép, trộn gỏi… và thật thần kỳ, món nào cũng ngon.
Bông điên điển và cá linh là sự kết hợp hoàn hảo hương vị miền Tây
Một trong những món ăn phổ biến, dễ ăn nhất của ẩm thực hương vị miền Tây là canh chua bông điên điển với cá linh. Cá linh đầu mùa tung tăng giỡn nước rất dễ đ.ánh bắt, chỉ cần quăng chài vào chỗ dợn sóng là được trọn một đàn và người dân sẻ chọn những con vừa phải, cỡ bằng ngón tay. Đầu tiên cần chuẩn bị một nồi nước và vài trái me non nêm nếm vừa chua rồi cho cá linh vào. Ngay khi cá chín sẽ thả bông điên điển vào và cuối cùng thái vài lát ớt là đã có một nồi canh chua thơm lừng. Gắp con cá linh bụng ngập mỡ, chấm nước mắm trong, cắn thêm trái ớt cay là thấy vị ngon ngọt quyến rũ mãi không quên. Bông điên điển mỏng manh tưởng rằng nấu lên sẽ mất đi độ giòn nhưng điều lạ kỳ, phần cánh vẫn giòn ngọt vương chút đăng đắng, chua ngọt, “bắt cơm” vô cùng! Ngày nay, lẩu chua bông điên điển cầu kỳ hơn một chút, cũng là nồi nước chua nấu với cá linh, cá rô đang sôi, cho bông điển điển nhưng có thêm vài loại rau của vùng như bông s.úng, khèo nèo, hẹ nước, rau muống, rau rút…
Bông điên điển có nhiều cách chế biến khác nhau tùy thuộc vào sự sáng tạo của người dân nơi đây (Ảnh: Internet)
Vào những ngày mưa gió rảnh rỗi, các bà các chị miền Tây hay bày món bánh xèo điên điển để đổi vị cho cả nhà. Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Người dân sẽ dùng gạo cũ ngâm nước một đêm, cho vào cối xay mịn pha với nước cốt dừa, thêm chút bột nghệ vào cho bánh vàng và thơm. Nhân bánh là một ít tép rong trộn chút muối tiêu. Bánh được tráng trên chảo gang sao cho tròn và mỏng, khi vừa chín sẽ cho bông điên điển vào, để chừng hai phút cho thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại thành hình bán nguyệt. Bánh xèo lúc ấy sẽ có mùi thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, tép và mùi hăng hăng đặc trưng của bông điên điển. Bông điên điển vào mùa nếu ăn không hết, người dân còn có thể làm dưa chua. Chỉ cần ngâm bông đã hái rửa sạch trong nước vo gạo pha muối, cho vào thạp nhỏ đậy kín bằng lá môn hoặc lá chuối xiêm tươi, chỉ vài ba ngày sau là đã có một món dưa vừa chua, vừa giòn. Bông điên điển làm dưa chấm với nước cá kho, tôm kho, thịt kho là hợp nhất!
Về miền Tây vào mùa nước nổi, quả là hạnh phúc cho những ai được nếm vài món ăn dân dã, mộc mạc bằng bông điên điển để cảm được câu hát “Ăn bông điển điển, nghiêng mình nhớ đất quê…”.