Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ cùng giá trị về văn hóa, lịch sử, làng chài Nam Ô còn có nhiều đặc sản mang đậm phong vị miền biển và đặc biệt nhất món gỏi cá danh bất hư truyền.

Làng Nam Ô nổi tiếng với nghề làm nước mắm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019; có cụm di tích lịch sử Nam Ô mang nhiều dấu ấn và giá trị văn hóa, lịch sử rõ nét thể hiện sự tiếp biến giữa hai nền văn hóa Chăm – Việt với những tập tục sinh hoạt, các lớp trầm tích văn hóa đan xen.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Một góc biển Nam Ô – quê hương của gỏi cá.

Giữa những giá trị mang đậm dấu ấn lịch sử thì món gỏi cá gắn liền với tên làng Nam Ô trở thành đặc sản quen thuộc qua nhiều thế hệ, được nhiều người dân và du khách ưa thích.

Từ Nam Ô, gỏi cá đã đi xa hơn, mang theo phong vị làng biển dưới chân đèo Hải Vân đến khắp mọi miền. Nhiều quán ăn, nhà hàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam đã đưa đặc sản này vào thực đơn để hút khách, thế nhưng nhiều du khách vẫn nhất định phải tìm về Nam Ô để ăn gỏi cá “đúng bài, chuẩn vị”.

Mỗi khi ghé thăm Đà Nẵng thì dường như mỗi vị thực khách cũng ohair dành thời gian về Nam Ô trải nghiệm “food tour” làng biển. Chị Huỳnh Duyên, đến từ Hà Nội chia sẻ rằng: “Gỏi cá Nam Ô ngon, ngon không kém những món sashimi của Nhật Bản, và ngon nhất có lẽ là khi được ăn trên chính đất Nam Ô, ngay bên dòng sông Cu Đê này”.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Gỏi cá thường được chế biến từ cá trích mai.

Để chế biến ra món gỏi cá ngon “đúng bài, chuẩn vị” của vùng đất này, người đầu bếp phải chọn lựa kỹ càng những mẻ cá sống tươi rói nhất vừa được đ.ánh bắt lên từ biển lúc sáng sớm, sau đó chế biến ngay.

Đó là một điều kiện tiên quyết để bảo đảm độ tươi và ngon cho đặc sản trứ danh này. Cá tươi dùng làm gỏi có thể là cá tớp, cá mòi, cá cơm… và đặc biệt là cá trích mai. Đó là loại cá hay sống gần bờ với số lượng lớn, thịt cá chắc, ngọt.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Cá sau khi sơ chế được phủ thính để làm gỏi cá khô…

Những con cá trích được chọn làm gỏi thường to hơn ngón tay người lớn, được làm sạch, bỏ đầu và đuôi, sau đó rửa qua nước pha muối và giấm nhằm khử mùi tanh rồi để ráo. Cuối cùng, người đầu bếp sẽ lóc xương và cắt cá thành những miếng nhỏ, ướp gia vị.

Miếng cá làm gỏi ngon nhất, đậm đà nhất khi được người Nam Ô ướp bằng chính hương vị nước mắm Nam Ô nguyên chất của quê hương mình.

Cách chế biến và thưởng thức gỏi cá cũng được chia làm 2 “phong cách”: Gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Để làm gỏi cá khô, người đầu bếp phủ cá qua một lớp mè rang giã dập và thính bắp rồi xếp ra đĩa.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Cá trích cũng có thể được ngâm trong nước mắm pha ớt và gia vị để làm gỏi cả ướt.

Trong khi đó, món gỏi ướt bao gồm những thớ thịt cá trích ngâm trong bát nước mắm Nam Ô pha ớt xanh xắt khoanh, ớt đỏ giã nhuyễn, gừng, riềng, tỏi, ớt, mì chính, đường… Ớt dùng trong bát nước mắm có thể là ớt sừng hoặc ớt chỉ thiên tùy khẩu vị ăn cay của thực khách.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Những thành phần phụ không thể thiếu trong món gỏi cá: Rau sống, bánh tráng, nước chấm.

Một cuốn gỏi cá là sự “gói ghém” của đủ đầy sản vật của núi rừng, đồng bằng và biển cả. Để thưởng thức, thực khách gắp một miếng cá, cuốn trong bánh tráng lề cùng các loại rau sống tươi ngon như: giá đỗ, bắp chuối xắt sợi, rau diếp, xà lách, cải con, dưa leo, xoài xanh, chuối chát, đinh lăng, đọt sim…rồi chấm vào chén nước chấm đặc sánh pha từ nước ép cá, nước mắm Nam Ô và lạc rang giã dập.

Những người mới ăn gỏi cá lần đầu hoặc người chưa quen ai đồ sống sẽ có chút e ngại, tuy nhiên khi được trải nghiệm cái mặn mòi của biển cả quyện trong hương thơm của các loại rau, vị giòn của lạc rang, vị chua của xoài xanh và vị đậm đà của nước mắm Nam Ô mới hiểu được vì sao món ăn này lại trở thành đặc sản của một vùng đất lâu đời.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Một cuốn gỏi cá “gói ghém” đủ đầy hương vị.

Gỏi cá Nam Ô – hương vị ẩm thực Đà Nẵng

Nếu bạn thích thưởng thức các món sashimi của Nhật, thì tại sao bạn không một lần thưởng thức món sashimi đặc trưng của Việt Nam nhỉ.

Gỏi cá Nam Ô, một món sashimi hấp dẫn từ ẩm thực Đà Nẵng sẽ mang đến cho bạn hương vị mới lạ khi thưởng thức món cá sống.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Nam Ô là làng đ.ánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, ngay dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng mới món gỏi cá mà thực khách chỉ một lần được thưởng thức chắc chắn sẽ không thể nào quên.

Người ta thường nói ăn gỏi cá phải đến tận Nam Ô ăn tận gốc sở dĩ là do cá làm gỏi ở đây được chế biến từ cá sông vô cùng an toàn. Hơn nữa người dân nơi đây còn biết nắm giữ bí quyết gia truyền khiến cho món ẩm thực trở nên ngon hơn bất cứ khi nào.

Cá dùng trong món gỏi cá Nam Ô thường là cá trích. Cá trích đ.ánh bắt vào buổi sáng sớm, nên thường được gọi là cá trích mai, tươi ngon và có vị rất ngọt. Sau khi mang về, cá trích sẽ được đ.ánh vảy, c.ắt đ.ầu, lườn cá, sau đó phi lê thành từng lá mỏng. Một bí quyết của người dân Nam Ô đó chính là khi rửa bỏ thêm chút muối và dấm vào nước để át bớt mùi tanh, và rửa đến khi nước trong thì thôi, để cá thật ráo nước.

Cá trích sau khi c.ắt đ.ầu, cắt đuôi, bỏ xương sẽ được chẻ làm đôi sau đó đem ướp gia vị là gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn. Rồi cho cá vào tô đảo đều, cho thêm đậu phộng và mè để tăng tính hấp dẫn của món ăn.
Thưởng thức món ăn này cũng vô cùng đơn giản bạn chỉ cần múc một ít cá và nước ra chén nhỏ, rồi lấy rau sống và bánh tráng để cuốn, bánh tráng ở đây là dùng bánh tráng Đại Lộc, Quảng Nam. Rau sống ở đây khá là đặc biệt và đa dạng. Đó là những đọt non của các lá: cóc rừng, tim lan, lá xoài, lá trám, lá dừng. Một số loại lá mọc trên đèo Hải Vân và người bán phải đi hái chúng về. Rau sống khá là tươi ngon, ngoài những loại lá đó thì ở đây bỏ thêm một ít dưa chuột, xoài, chuối sống để tăng thêm vị chua nhẹ.

Sau khi cuốn những nguyên liệu ấy lại với nhau, chấm vào nước chan. Phải nói là một vị cay xông lên tận đầu, lưỡi hoàn toàn tê liệt, khiến cho nhiều người phải suýt xoa lên “Cay quá đi mất”. Tuy nhiên, món ăn gỏi cá phải cay thì mới đúng bài, vì chính cái cay của ớt, gừng, riềng mới lấn át đi vị tanh của cá sống.

Gỏi cá trứ danh của làng chài 700 năm tuổi

Mặc dù cay nhưng phải công nhận rằng nó rất là ngon, ngon nhất là ở nước chấm của cá. Cái vị ngọt ngọt, mặn mặn của nước cá, cái vị beo béo của cá tươi cùng với vị cay xé lưỡi của ớt cộng với các loại lá mang hương rừng, vị chuối chat chat, vị chua chua của xoài…tất cả gói gém lại.

Ăn gỏi cá ngon nhất là uống kèm cùng với bia lạnh. Cái vị đắng của bia cùng với cái lạnh buốt của đá đã giúp phần nào khống chế được cái cay của ớt. Có lẽ, tùy theo khẩu vị ăn cay của từng người mà có không ít thực khách không đủ dũng cảm để thưởng thức trọn vẹn món hải sản độc đáo này. Xong cũng phải công nhận rằng gỏi cá ở đây ngon trứ danh mà khó nơi nào có thể sánh kịp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *