Ở Quảng Ngãi, cứ sau tết âm lịch là mùa thu hoạch mía bắt đầu, cũng là mùa củ lang bước vào chính vụ.
Bạn đang đọc: Hương vị quê hương: Củ lang ngào đường
Nấu đường thủ công ở Quảng NgãiẢNH: ÁI KIỀU
Sự trùng hợp ngẫu nhiên này khiến cho những cư dân của xứ sở mía đường có thêm một món đặc sản không dễ nơi nào có được: củ lang ngào đường.
Một vài clip phổ biến trên mạng bày cách ngào đường từ củ lang hoàn toàn không giống như cái cách mà những ông thợ nấu đường thủ công ở Quảng Ngãi ngào đường từ ba bốn chục năm trước, lúc đường thủ công còn thịnh hành. Nghĩa là, củ lang trong clip được các bà nội trợ chiên trong chảo dầu cho chín giòn trước khi ngào với đường tinh luyện. Củ lang ngào đường mà các thợ nấu đường thủ công làm không quá cầu kỳ, thậm chí rất đơn giản, nhưng lại mang một hương vị khó lẫn.
Tìm hiểu thêm: Món lạ macaron
Củ lang ngào đường
Đến mùa thu hoạch củ lang, ngoài để lại một lượng rất ít dùng ăn tươi, đa số nông dân Quảng Ngãi chọn cách xắt lát phơi khô, cho vào túi ni lông hoặc lu sành để ăn dần. Trong lúc xắt củ lang để phơi khô, nếu muốn ngào đường thì chọn những lát lớn, mỏng vừa phải rồi dùng lạt xâu lại. Lạt tre được vót nhọn một đầu để dễ xuyên thủng lát củ lang, xâu thành một vòng, chu vi chừng 30 cm mỗi vòng. Số lượng xâu củ lang tùy thuộc vào sức “tiêu thụ” của gia chủ chứ không nhất thiết là bao nhiêu xâu củ cho mỗi lần ngào đường.
Ai muốn ăn củ lang ngào đường thì bỏ toàn bộ các xâu củ vào chiếc thau nhôm, đến nói với ông thợ nấu đường (thợ cả) một tiếng, rồi đặt bên cạnh chảo đường. Ông thợ cả bắt đầu công đoạn thắng đường (nấu cho keo lại) thì cũng là lúc các xâu củ lang đựng trong chiếc thau kia chuẩn bị “hóa kiếp”.
Mỗi lò đường thủ công có 4 chiếc chảo gang (chảo bộ đội dùng để nấu cơm cho lính), nhưng sau khi nấu từ nước mía, cuối cùng chỉ còn một chảo là “thắng” đường để đổ vào dụng cụ đựng đường, gọi là “muỗng”. Trước khi múc số đường vừa thắng xong cho vào muỗng, ông thợ cả không quên bỏ tất cả các xâu củ lang kia vào chảo đường đang sôi sùng sục. Chừng vài mươi phút là có thể vớt số củ lang kia ra cho vào thau. Củ lang lúc đó đã chín, đường cũng đã kịp ngấm vào từng “đường gân thớ thịt” của củ lang.
Cái giỏi của ông thợ nấu đường khi ngào củ lang là ở chỗ, ông áng chừng sao đó mà củ không được quá chín, vì chín quá, củ sẽ cứng, nhưng không được nhúng sơ qua vì như thế, củ có thể chín nhưng đường chưa kịp ngấm vào củ, ăn mất ngon. Làm sao để có sự hài hòa giữa “củ vẫn chín mà đường vẫn ngấm”, đó là cái tài của ông thợ nấu đường khi ngào củ lang.
Củ lang ngào đường là món “ăn chơi” chứ không thay bữa, nhưng nó lại không thể thiếu trong những buổi làm đồng của người nông dân trong mùa thu hoạch củ lang. Nếu chỉ ăn riêng đường đen thì sẽ “ngấy” ngay vì nó quá ngọt, còn nếu ăn củ lang “chay” thì sẽ không nuốt nổi nếu ngày nào cũng ăn xế hoặc nửa buổi bằng món củ này. Nhưng sẽ rất “dễ vào” nếu củ lang đem ngào với đường vì nó không quá ngọt do có chất bột từ củ lang “pha loãng”. Một ưu thế nữa là củ lang ngào đường có thể để cả tháng trời mà không bị “quá hạn sử dụng”. Những chuyến hải hành hàng tháng trời ngoài biển của ngư dân Quảng Ngãi cũng thường mang theo món đặc sản này.
Chừng vài chục năm nay, những chòi ép mía thủ công hầu như vắng bóng trong các làng quê Quảng Ngãi do nông dân chỉ bán mía cho nhà máy đường. Vì thế, củ lang ngào đường cũng theo chân cha ông đi vào quá vãng.
Thật may mắn, ở xã Đức Minh (H.Mộ Đức, Quảng Ngãi) vẫn còn một người chuyên nấu đường thủ công từ việc ép mía. Dân vùng này gọi “c.hết” tên ông: Bốn Đường. Ai ghé chòi mía của ông những ngày sau tết, thể nào cũng nghe mùi đường thơm dậy đất từ những chiếc chảo gang kia. Ông Bốn Đường cũng không quên nhúng vào chảo đường một vài xâu củ lang để đãi khách đường xa mỗi khi ghé thăm cái lò ép mía có một không hai của ông.
Mặn nồng mắm cá cơm
Tên là mắm chua cá cơm, nhưng mắm hoàn toàn không làm từ nguyên liệu có vị chua. Loại mắm này được ủ từ những con cá cơm tháng 3 tươi rói, với những vốc muối trắng tinh, nặng vị mặn của biển.
Những tháng đầu năm, từng đoàn thuyền ra khơi trở về nặng trĩu mẻ cá cơm tươi ngon. Mùa của cá cơm về kéo theo nụ cười thường trực trên khuôn mặt người dân làng biển. Cảng biển xôn xao, đông vui. Người thì dùng nước biển để rửa cá, người thì nhanh nhẹn xúc cá lên cân, rồi phân chia từng gánh hàng. Nhà nào làm nghề mắm, mau chóng chở cá về nhà. Công đoạn sơ chế làm thật nhanh để khi cá vào thùng vẫn còn tươi thì mắm mới ngon. Thùng muối cá thường làm bằng gỗ mít, trít bằng dầu rái. Thùng càng lâu năm, nước mắm càng đậm đà. Cá muối ủ phải tầm 12 tháng mới lọc ra nước mắm thơm ngon.
>>>>>Xem thêm: Loại rau giàu đạm đem xào với thịt được món ngon đậm đà cho bữa cơm mùa đông
Để làm nên mẻ mắm chua ngon nhất, kinh nghiệm của ngư dân vùng biển là mùa cá cơm tháng ba.
Mắm chua hay còn gọi là muối xổi, vì thời gian ủ ngắn chỉ tầm từ 20 ngày đến một tháng. Cá muối để lọc nước mắm thường ủ trong thùng to. Mắm chua vì “hạn sử dụng ngắn”, nên chỉ ủ trong hũ sành, lọ thủy tinh với số lượng ít hơn. Sau một tháng nằm yên hòa tan vị mặn của muối, mở nắp hủ ra, hương mắm sực nức xộc vào mũi là khi ấy mắm chua đã ăn được.
Mọi năm, vào khoảng tiết trời mùa hạ và sang thu, mâm cơm của người miền Trung thường có thêm chén mắm chua. Mắm chua ngon khi những con cá cơm đã chuyển sang màu đỏ au. Con cá ủ chín vẫn còn hình dạng nguyên con. Chỉ cần giã ớt, tỏi, gừng, vắt phần tư trái chanh và thêm chút đường, rồi múc mắm vào chén. Mùi thơm của cá, vị cay của ớt, vị chua của chanh hòa quyện với nhau, kích thích cả khứu giác, lẫn vị giác.
Mắm chua rất dễ “gợi nhớ” các món ăn đậm sắc màu của miền Trung như bê thui, thịt luộc, bánh tráng cuốn cá nục hấp… Hay như món bún mắm, một trong những món ăn đặc trưng của người Quảng Ngãi. Chén mắm chua làm ra phải ăn liền mới ngon, để hôm sau là chén mắm giảm mất hương vị. Do đó, không như các loại mắm khác, với mắm chua chỉ cần dọn lượng vừa đủ với người ăn, để kết thúc bữa cũng là sạch chén mắm chua.
Món ăn gần gũi, gắn bó quen thuộc với nhiều người từng có ký ức t.uổi thơ gắn liền với vùng quê chính là mắm chua ăn với cơm nóng hay cơm nguội cũng đều… hít hà. Xúc miếng cơm, cắn thêm con cá chua nghe cái “rụp” trong miệng rồi hít hà vị cay của ớt. Cứ vậy mà hết chén cơm rồi vẫn muốn xúc thêm chén nữa…