Mảnh đất hình chữ S là nơi đa dạng món ngon, chứa đựng nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Bạn có cơ hội hiểu hơn về hương vị, ý nghĩa của từng món ăn qua 5 tựa sách sau.
Món ăn ba miền Bắc – Trung – Nam góp phần tạo nên sắc màu ẩm thực Việt. Ảnh: Khuc Le Thanh Danh.
Qua những món ăn dung dị thấm đậm hồn quê, các tác giả không chỉ bày tỏ xúc cảm của mình với quê hương mà còn lan tỏa cảm hứng đến từng căn bếp mỗi nhà, khiến mỗi món càng trở nên ngọt ngào hơn.
Ăn cơm với cá
Ảnh: Phương Nam Book.
Cuốn sách ẩm thực với hình ảnh đẹp, công thức dễ tiếp cận. Sách cung cấp công thức cho 30 món cá đặc trưng, đậm hương vị từ các vùng miền, cho thấy sự tinh tế của ẩm thực Việt Nam.
Văn phong giản dị, từ tốn nhưng giàu cảm xúc, tác giả dẫn độc giả qua từng trang sách, qua những món ăn quen thuộc, qua các vùng t.uổi thơ, gợi lại kỷ niệm mà nhiều người Việt có.
Từ những hình ảnh và ngôn ngữ ấy, ký ức t.uổi thơ êm ả, quang cảnh đồng ruộng đầy tôm cá cua ốc. Khung cảnh mâm cơm gia đình Việt bình dị hiện lên, làm nổi bật những món ăn dân dã mà “không cao lương mĩ vị nào sánh bằng”.
Ăn tối cùng chef và nói chuyện bếp
Ảnh: Bếp Đơn.
Những câu chuyện trong không gian bếp được tác giả kể lại dưới góc quan sát tinh tế của người trong nghề, pha lẫn sự hài hước, dí dỏm.
Cuốn sách được chia thành bảy phần tương đương 7 món ăn trên một bàn tiệc. Nếu độc giả là người thích theo dõi các chương trình như “Vua đầu bếp”, “Nhà bếp địa ngục” hoặc đơn giản có tình yêu với nấu ăn sẽ ngạc nhiên, say mê đọc những đoạn bàn về sự hỗn loạn trong bữa tiệc, về nước dùng, cách chọn dao, nồi, chảo…
Cuốn tạp bút với nhiều hình ảnh minh họa sống động do họa sĩ Kim Duẩn thực hiện sẽ giúp độc giả thỏa trí tò mò về nghề đầu bếp và nơi tạo ra nhiều mỹ vị trên đời.
Ăn để nhớ
Ảnh: Vân Khánh.
Với 51 tản văn được chia thành 2 phần (“Miếng ngon” và “Miền nhớ”), tác giả đưa chúng ta trở về quãng đời tươi đẹp nhất. Đó là t.uổi thơ trong veo cùng ký ức không bao giờ quên ở quê nhà.
Những món ăn dung dị như mì Quảng, bánh tráng sắn, kẹo ú, bánh xèo, bánh ú tro, cá nục, cá mối, mít non nấu cá chuồn, bát canh dưa hồng, lòng xào nghệ, dưa muối, đến mùi ruốc, mùi mắm… khiến bao người nhớ đến những nếp nhà, những ấm áp bên mâm cơm chiều bốc khói.
Qua từng dòng chữ đầy hoài niệm, độc giả sẽ cảm nhận đồ ăn, thức uống không chỉ nuôi sống cơ thể vật lý mà còn nuôi dưỡng cả tâm hồn và tinh thần của một người.
Khói bếp không tan
Ảnh: Thu Huệ.
Tác giả lấy Khói bếp không tan làm tựa đề tập tản văn này vì đây chính là điểm khởi đầu cuộc du hành trở lại với miền ký ức.
Cuốn sách chứa 31 bài viết. Những trang văn đầy ắp kỷ niệm thuở 15 của một cô gái lớn lên bên mâm cơm gia đình đầm ấm, chân quê.
Các bữa ăn là chủ điểm của mọi câu chuyện, nhưng đó cũng là cái cớ để bà gợi nhắc về tình cảm gia đình. Điều này được thể hiện qua một số bài viết như: Cái ơ kho quẹt nổi tiếng, Miếng ăn – Nhớ cảnh mến người, Mùa cá chốt giấy, Mít non hầm, Ăn là nhớ…
Với phong cách hóm hỉnh, lời văn hồn nhiên, hào sảng, tập tản văn mang đến cho bạn đọc những giây phút mỉm cười nhưng cũng lắng đọng, lặng nghe tiếng lòng dịu lại với biết bao hoài niệm về t.uổi thơ bên gia đình.
Sài Gòn chở cơm đi ăn phở và Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê
Ảnh: Hải Thanh.
Đây được xem là “combo” sách giúp độc giả khám phá, trải nghiệm văn hóa ẩm thực TP.HCM đầy thú vị.
Từ câu chuyện ẩm thực, bức tranh về đời sống Sài Gòn trong mắt của những người dân nhập cư cũng hiện lên sống động. Sài Gòn không có đặc sản nhưng lại ôm vào, nâng niu đặc sản của mọi vùng miền, quốc gia. Có những khu chợ người Quảng, những “thiên đường” món Bắc, những phố ẩm thực Hàn, Nhật, Thái…
Với giọng điệu hài hước, thâm thúy xuyên suốt hai tập sách đã át “mùi” khô khan của sử liệu, khiến chuyện sống động và quen thuộc như một bữa cơm nhà.
Bánh tu hú – Món ăn dân dã gợi ký ức t.uổi thơ
Dù trong đời sống hôm nay xuất hiện nhiều món quà vặt mới lạ nhưng nhiều người vẫn tìm về ký ức ngày thơ bé với món bánh mang hương vị quê nhà.
Gia đình bà Lê Thị Tịnh (TDP Xuân Hòa – thị trấn Lộc Hà) đã có hơn 5 năm làm bánh tu hú. Bà Tịnh chia sẻ: “Ngày chúng tôi còn nhỏ, ông bà, cha mẹ vẫn thường làm món bánh này để ăn, nhất là mùa đông. Giờ không còn mấy ai làm nữa nhưng gia đình tôi vẫn muốn lưu giữ ký ức ngày xưa, cũng là một nghề để kiếm sống”.
Bánh tu hú là món quà quê dân dã, được làm từ những nguyên liệu quen thuộc với nhà nông như: khoai lang khô, nếp, đậu, lạc, mật mía hoặc đường nâu…
Hằng ngày, chị Nguyễn Thị Hoài Khuyên – con gái bà Tịnh giúp mẹ sửa soạn nguyên liệu để làm bánh. Chị Khuyên cho biết: “Để làm bánh, khoai lang phải được gọt sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sau đó xay thành bột mịn; lạc, nếp cũng được lựa chọn kỹ càng, làm sạch”.
Là nguyên liệu chính và quan trọng nhất, khoai lang làm bánh phải được chọn từ những củ khoai ngon và bở nhất. Đặc biệt, người làm bánh phải nhặt khoai rất cẩn thận vì chỉ cần một lát khoai hỏng cũng có thể khiến cả mẻ bánh phải vứt bỏ.
Các nguyên liệu sau khi được xay nhuyễn thì đem vào trộn cùng với nước. Người làm bánh phải căn lượng nước sao cho vừa với lượng bột để bột bánh không bị khô hay ướt quá; trộn đều tay để bột sánh mịn, khi vắt bánh không bị vỡ. Bột đã nhào kỹ được nắm chặt vào ngón tay cái để tạo hình. Khi bột mịn và bám chắc thì rút ngón tay ra, ở giữa chiếc bánh sẽ tạo thành một lỗ hổng khá ngộ nghĩnh. “Có lẽ cũng chính vì hình thù của chiếc bánh như miệng của con chim tu hú nên ông cha ta mới đặt cho nó tên gọi đó” – bà Tịnh nói.
Tạo hình bánh là công đoạn mất khá nhiều thời gian bởi từng chiếc bánh cần được làm thật đều, thật chặt thì khi hấp bánh mới giữ được nguyên vẹn, không bị vỡ nát.
Bánh sau khi được tạo hình thì xếp vào một chiếc nồi hấp chuyên dụng, cho thêm lá dứa nếp lên trên để tạo mùi thơm, đậy kín vung và bắt đầu nổi lửa.
Sau khoảng 30 – 40 phút, nồi bánh tỏa ra mùi thơm nồng, bánh chuyển sang màu nâu đậm là đã chín.
Làm bánh tu hú tuy không cầu kỳ nhưng các công đoạn khá mất thời gian, công sức. Mỗi ngày, gia đình bà Tịnh làm khoảng 500 – 700 chiếc bánh. Trong khi bà Tịnh mang bánh đi bán khắp vùng: ra chợ Hôm (Thạch Kim), chợ Đón (thị trấn Lộc Hà), chợ Phủ (Thạch Châu), chợ Cồn (Thạch Mỹ)…
… thì chị Khuyên lại bán bánh online qua trang Facebook cá nhân. “Khách ở địa phương, khách các xã lân cận, thậm chí ở thành phố Hà Tĩnh gọi hàng, tôi đều ship tận nơi. Vì bán lâu năm, giá cả lại bình dân, chỉ 20 nghìn đồng cho 10 chiếc bánh nóng hổi nên lượng khách quen của gia đình tôi rất ổn định, hôm nào cũng hết từ sớm” – chị Khuyên cho biết.
Bánh tu hú có vị ngọt của khoai, vị bùi của lạc. Dù không phải món ăn cao sang nhưng nhiều thực khách vẫn rất thích thú mỗi khi thưởng thức món quà vặt dân dã này.
Bánh tu hú đã gắn liền với ký ức t.uổi thơ của nhiều người dân Hà Tĩnh. Từng chiếc bánh đong đầy hương đất; ngọt bùi, thơm thảo như chính tấm lòng người dân quê vậy.