Lẩu nướng quen mà lạ

Có thưởng thức qua món lẩu nướng mới hiểu rõ vì sao hai món ăn này kết hợp với nhau ăn ý như vậy. Các loại nguyên liệu sống, đặc biệt là hải sản thường tiết ra một lượng nước ngọt đáng kể khi dùng trong món nướng.

Bạn đang đọc: Lẩu nướng quen mà lạ

Lẩu nướng thơm ngon bổ dưỡng, nhưng không cầu kì trong cách chế biến nên chị em phụ nữ có thể mua nguyên liệu về và trổ tài ngay trong căn bếp của mình vào mỗi dịp cuối tuần hoặc có khách đến chơi nhà.

Hai món lẩu và nướng dường như đã quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng sự kết hợp độc đáo giữa hai “người quen” này trong một món ăn mới – lẩu nướng- theo phong cách tự phục vụ sẽ làm cho cuộc vui của bạn với gia đình, bạn bè thêm phần thú vị. Vừa rôm rả vừa ấm cúng.

Lẩu nướng quen mà lạ

Ảnh: 24h.com.vn

Ai cũng được “đi chợ”

Một trong những điều lý thú khi ăn lẩu nướng là khâu “đi chợ”- ai cũng được thoải mái chọn những món khoái khẩu của mình. Nguyên liệu dành cho món ăn này hết sức phong phú, có đến mấy chục loại hải sản, rau củ, thịt đỏ, mì sợi, bún tươi… Nhờ đó mà bàn ăn lẩu nướng mới nhìn qua đã thấy kích thích thị giác bởi những màu sắc thực phẩm tươi ngon: rau muống, rau nhút, tần ô xanh mơn mởn, bắp non vàng ươm, đậu hũ non trắng nõn nà, những lát thịt bò đỏ au, đĩa mì cà rốt vàng rực…

Tại các quán lẩu nướng, vai trò của những người bồi bàn dường như chỉ dừng lại ở việc sắp xếp các nguyên liệu đã được chọn lên bàn cho khách. Sau đó, thực khách sẽ tự phục vụ, như ông bà ta vẫn nói “muốn ăn phải lăn vào bếp”. Tuy phải tốn công đôi chút nhưng những món ăn tự tay minh làm thường ngon miệng hơn. Năm bảy người quây quần bên bàn ăn, ai cũng nhanh tay chọn lấy những miếng thịt , cá hay tôm, nhúng vào một ít dầu rồi cho lên vỉ nướng. Chỉ sau mấy phút chuyện trò, nghe mùi thơm phức dậy lên thì đó là lúc có thể thưởng thức ngay những miếng thịt vừa thơm vừa ngọt.

Lẩu nướng quen mà lạ

Ảnh: truongton

Thịt bò, thịt gà, cá phi lê… dùng trong món nướng đều được ướp rất hạn chế gia vị để giữ được mùi thơm và vị ngọt tự nhiên. Người sành ăn chỉ cần ngửi qua mùi thơm bốc lên cũng dễ dàng phân biệt được đâu là mùi gia vị, đâu là mùi thơm tự nhiên của thực phẩm. Tùy theo phong cách phục vụ của từng quán ăn mà người ta dùng các kiểu bếp nướng khác nhau, phổ biến nhất là bếp từ và bếp than.

Thực khách nào kĩ tính và thích sự tiện lợi thường chọn bếp từ với nhiệt độ vừa phải, không toả hơi nóng đến những người ngồi xung quanh bàn. Tuy nhiên ăn lẩu nướng bằng bếp than cũng có cái thú vị riêng của nó. Nhiều người cho rằng, nướng thịt trên bếp than thì thơm hơn. Có người chọn bếp than vì nó tạo cảm giác ấm cúng.

Có thưởng thức qua món lẩu nướng mới hiểu rõ vì sao 2 món này kết hợp với nhau ăn ý như vậy. Các loại nguyên liệu sống, đặc biệt là hải sản, thường tiết ra một lượng nước ngọt đáng kể khi dùng trong món nướng. Nhờ cấu trúc khá đặc biệt của bếp lẩu nướng, mà nước ngọt đó sẽ chảy xuống nôi lẩu ở bên dưới, không cần thêm nếm nhiều gia vị mà vẫn đậm đà.

Lẩu nướng quen mà lạ

Ảnh: vietfriendly

Hơn nữa món lẩu nóng sốt sẽ giúp thực khách không bị ngán sau khi ăn nhiều món nướng có vẻ khô khan. Do lòng chảo khá cạn nên nước lẩu chỉ dùng một lượng vừa phải, khi nào vơi lại được châm thêm, nên luôn có được vị ngọt thanh, không bị mặn vì sắc lại như cách ăn thông thường. Vì vậy, thực khách có thể dùng bao lâu tuỳ thích, miễn là còn chuyện để tán gẫu với bạn bè, không phải tranh thủ ăn vội vàng mà nồi lẩu vẫn nóng sốt như mới.

Món ngon tha hồ “biến tấu”

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nhắc đến lẩu nướng, người ta nghĩ ngay đến sự sum vầy. Nhiều người có thể tranh thủ sau giờ làm, trên đường về nhà tạt qua quá ăn một tô phở, đĩa bánh cuốn hay chén súp… nhưng chẳng ai đi ăn lẩu nướng một mình. Khi nào thấy nhớ mùi vị lẩu nướng cũng phải chờ tụ họp được dăm ba người bạn, hay cả gia đình đều rảnh thì đó mới là dịp để thưởng thức món ăn này. Dường như cái ngon của lẩu không chỉ ở vị ngọt đậm đà của thịt cá, sự tươi non của rau củ, cái sần sật của các loại nấm mà cón ở những câu chuyện trò vui vẻ thân tình bên bàn ăn.

Tìm hiểu thêm: Sim và t.uổi thơ

Lẩu nướng quen mà lạ

Ảnh: bacbaphi

Lẩu nướng thơm ngon bổ dưỡng, nhưng không cầu kì trong cách chế biến, nên chị em phụ nữ có thể mua nguyên liệu về trổ tài ngay trong bếp nhà mình vào những dịp cuối tuần hoặc mỗi khi có khách tới nhà. Bữa ăn đơn giản, chỉ với một con gà loại nhỏ, người nội trợ khéo léo có thể thực hiện món lẩu nướng rất bài bản: lòng gà, ức gà xắt mỏng, ướp chút xả cho thơm dùng để nướng, phần xương dùng để nấu nước lẩu.

Chỉ cần thêm dăm quả cà tím hay đậu bắp, vài bó rau xanh là đã có một bữa ăn ngon và lạ miệng. Thịnh soạn hơn thì có thêm bao tử cá, cá chình, của Kani Thái, lá sách bò, nấm bào ngư… Vị khách nào được thưởng thức một bữa lẩu nướng tại gia như thế, hẳn sẽ rất hài lòng vì sự thiết đãi của gia chủ.

Các nhóm bạn trẻ mỗi khi đi picnic thường mang theo trứng, chả giò hay các loại lương khô… Thử một hôm nào đấy chuẩn bị vài nguyên liệu đơn giản để làm món lẩu nướng ngoài trời, chuyến dã ngoại của bạn hẳn sẽ thêm phần rôm rả và thú vị.

Theo tapchimonngon

Bún tươi, giò chả ‘ngậm’ hàn the và formol

Kết quả này được thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố hôm nay, sau khi xét nghiệm 6 mẫu thực phẩm gồm giò chả và bún tươi lấy ngẫu nhiên trên thị trường.Tại hội nghị phòng chống ngộ độc thực phẩm do Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM tổ chức trưa nay, thanh tra Sở Y tế cho biết trong 5 mẫu giò chả không có nhãn hiệu đang bày bán trên thị trường được mang đi xét nghiệm, đã có đến 4 mẫu chứa hàn the vượt mức quy định. Ngoài ra, một mẫu bún tươi sau khi xét nghiệm cũng cho kết quả dương tính với formol.

Lẩu nướng quen mà lạ

Thức ăn vỉa hè dễ có khả năng gây các bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh: Thiên Chương

Đại diện thanh tra Sở Y tế cho biết, formol là hóa chất giúp bún lâu bị hỏng; còn hàn the làm giòn giò chả. Đây là những loại hóa chất có hại, cấm sử dụng trong thực phẩm vì nếu không gây ngộ độc cấp thì cũng ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe người dùng.

Qua các đợt kiểm tra từ đầu năm đến nay, hơn 400 quả trứng chưa qua kiểm dịch cũng bị tiêu hủy; tịch thu 63 kg thịt lợn, bò dê không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. “Điều này cho thấy, thực phẩm chưa an toàn vẫn còn tồn tại và người dân dễ dàng lãnh đủ hậu quả”, một cán bộ thanh tra nói.

Gần một nửa trong số 530 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và bếp ăn tập thể khi kiểm tra có vi phạm. Lỗi thường thấy là điều kiện cơ sở vật chất không đạt vệ sinh. Kiểm tra nhanh 727 dụng cụ chế biến và chứa thức ăn sẵn, có đến 357 mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh.

Theo thống kê của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM, chỉ trong hơn một tháng qua, thành phố có 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 628 người nhập viện. Hầu hết các bếp ăn liên quan được kiểm tra sau đó đều không đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Nguyên nhân gây ngộ độc thường do thực phẩm không có nguồn gốc; thức ăn nấu từ bếp ăn bên ngoài đưa vào công ty xí nghiệp trên quãng đường xa, phương tiện vận chuyển không đạt chuẩn, thức ăn không được hâm nóng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh và các độc tố tự nhiên sinh sôi”, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM nói.

Ông Phạm Kim Bình, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế nhận xét, hầu như các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn ít chấp hành quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ bếp ăn tập thể đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất thấp.

Lẩu nướng quen mà lạ

>>>>>Xem thêm: Tôm sốt mật ong và lạc

Độc tố histamine trong cá ngừ không còn tươi là nguyên nhân chính gây ngộ độc tập thể. Ảnh: Thiên Chương.

Trong khi đó, theo “Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống” của Bộ Y tế, tất cả các dịch vụ liên quan đến ăn uống từ người bán hàng rong, quán chế biến thức ăn tại chỗ, đến cơ sở chế biến thức ăn tập thể, cơ sở bán thực phẩm, chợ đầu mối… đều phải tuân thủ các nguyên tắc quy định nhằm đảm bảo mang đến thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Trên thực tế, việc cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở đều chưa thực hiện triệt để, đặc biệt là các cơ sở chế biến thực phẩm theo dạng dùng trong ngày, thực phẩm hàng rong.

Từ năm 2005 đến hết tháng 7/2011, TP HCM có gần 10.000 người bị ngộ độc thực phẩm với 8 trường hợp t.ử v.ong. Để hạn chế các vụ ngộ độc tập thể có liên quan đến suất ăn tập thể, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM đã yêu cầu các cơ sở chế biến thức ăn ký cam kết đảm bảo sử dụng thực phẩm có nguồn gốc; đảm bảo thức ăn nóng đến người dùng; thời gian thức ăn thành phẩm đến người dùng không quá 2 giờ đồng hồ…

“Những trường hợp vi phạm cam kết sẽ bị xử phạt nghiêm, thậm chí rút giấy phép kinh doanh”, ông Chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM nói.

Theo VNE

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *