Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số công thức món ăn từ loại rau dại nhưng ngon và tốt cho sức khỏe vô cùng.
Hoa xuyến chi (còn gọi là hoa cúc dại) vốn là một loại cây thân thảo huộc họ Cúc, là loại cây dại mọc ở những khoảng đất hoang, bờ ruộng. Loại cây này phát triển mạnh nhất vào mùa xuân. Hoa xuyến chi thường có 2 loại: thân đỏ và thân xanh. Và có một điều mà mọi người khá bất ngờ đó là hoa xuyến chi trước nay mọi người đều cố loại bỏ nhưng lại có thể ăn được. Hơn thế, cây hoa xuyến chi màu đỏ còn được tận dụng làm vị thuốc trong Đông y.
Y học cổ truyền cho rằng cây hoa xuyến chi có vị mát, cay, tốt cho gan, dạ dày và ruột già. Phần thân cây hoặc rễ dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cầm m.áu, phân tán ứ đọng và sưng tấy, đồng thời có thể điều trị viêm họng cấp tính và viêm nha chu, viêm kết mạc, c.hảy m.áu do chấn thương, vàng da, trĩ, nhọt và các triệu chứng khác.
Kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay cũng cho thấy, thành phần hóa học của cây xuyến chi chủ yếu bao gồm phenol và flavonoid. Hàm lượng kali trong cây xuyến chi cũng cao hơn gấp 20 lần so các loại rau thông thường. Ngoài ra, cây xuyến chi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu nguyên tố khoáng, vitamin và -carotene, cùng hơn 17 loại axit amin có lợi cho sức khỏe. Có rất nhiều lợi ích khi ăn rau hoa xuyến chi thường xuyên:
Thứ nhất là nó có thể giúp hạ huyết áp, do rất giàu protein, có hàm lượng kali cao và natri thấp, nên có tác dụng rất quan trọng trong việc hạ huyết áp và bảo vệ mạch m.áu.
Thứ hai, theo y học cổ truyền rau hoa xuyến chi có tính hàn và vị ngọt hậu nên có tác dụng dùng để thanh nhiệt, giải độc, giảm sốt hoặc sát trùng vết thương. Ngoài ra cây xuyến chi có thể dùng để chữa các bệnh ngoài da như mẩn đỏ, mẩn ngứa, rôm sẩy…
Thứ ba, hoa xuyến chi là một loại thực phẩm có tính kiềm, không chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư đồng thời còn giúp phòng ngừa bệnh viêm gan, viêm amidan…
Chính bởi công dụng của cây xuyến chi mà từ loại rau dại mọc bờ bụi, ngày nay người ta đã tận dụng nó để chế biến thành các món ăn trong bữa cơm hàng ngày. Hoa xuyến chi bắt đầu này mầm vào cuối mùa đông và cây non phát triển trong mùa xuân, là loại rau dại theo mùa có chất lượng rất cao. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số công thức món ăn từ cây xuyến chi để bạn bổ sung vào thực đơn trong gia đình.
1. Rau hoa xuyến chi xào tỏi
Nguyên liệu để làm món rau hoa xuyến chi xào tỏi
Lượng rau xuyến chi thích hợp, 1 thìa canh tỏi băm, 1 thìa canh dầu ăn, lượng gia vị thích hợp, 1 thìa canh bột nêm vị gà.
Cách làm rau xuyến chi xào tỏi
Bước 1: Rau xuyến chi bạn hái phần ngọn non. Sau đó đem về rửa sạch. Tiếp đó đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi rồi thả rau xuyến chi vào chần trong khoảng 10 giây. Sau khi chần rau xuyến chi xong thì vớt ra thả vào chậu nước lạnh để giữ màu xanh. Vớt rau ra và để ráo nước.
Lưu ý: Rau xuyến chi thường có mùi hơi hăng và vị ngận đắng. Do đó bạn nên chần rau trước khi chế biến để dễ ăn hơn.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp đun nóng sau đó cho dầu ăn và tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đó cho rau xuyến chi đã chần vào, nêm nếm gia vị và bột nêm vị gà. Xào chín rau và cho ra đĩa là có thể thưởng thức.
Ảnh: @vuthanhhoan
2. Canh rau xuyến chi đậu phụ thịt viên
Nguyên liệu để làm món canh rau xuyến chi đậu phụ thịt viên
1 nắm rau xuyến chi, 1 miếng đậu phụ, 100g thịt nạc vai, 2 cây hành lá, 1 nhánh gừng, một chút muối, 1 thìa canh bột nêm cốt gà, 1 thìa canh dầu mè, 1 thìa canh tinh bột bắp.
Cách làm món canh rau xuyến chi đậu phụ thịt viên
Bước 1: Rau xuyến chi bạn hái phần ngọn non sau đó đem về rửa sạch. Đặt nồi nước lên bếp, cho một chút muối vào. Khi nước sôi thì thêm một thìa dầu ăn và thả rau xuyến chi vào chần trong khoảng 10 giây, vớt rau ra thả vào tô nước lạnh. Sau đó vớt ra, nhẹ nhàng vắt cho ráo nước rồi cắt nhỏ rau và để sang một bên.
Bước 2: Đậu phụ rửa sạch, thấm khô nước sau đó cho vào âu, thêm hành lá và gừng băm nhỏ vào. Thịt heo băm nhỏ, cho vào âu đậu phụ. Sau đó đeo găng tay và nghiền nát đậu phụ và trộn đều với thịt băm. Nêm muối, bột cốt gà cho vừa ăn và cho 1 thìa tinh bột bắp vào để tạo độ kết dính cho phần nhân đậu. Trộn đều để được phần hỗn hợp nhân.
Bước 3: Đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi sau đó tắt bếp. Dùng thìa lấy từng phần nhân đậu phụ, thịt để tạo thành những viên tròn và thả vào nồi nước. Sau khi hoàn thành hết phần nguyên liệu nhân. Bạn bật bếp và đun sôi cho đến khi các viên đậu phụ, thịt chín hẳn. Tiếp đó bạn thả phần rau xuyến chi thái nhỏ vào.
3. Canh rau xuyến chi nấu thịt băm
Nguyên liệu làm món canh rau xuyến chi nấu thịt băm
1 nắm rau xuyến chi, 150g thịt heo băm, 1 cây hành lá, lượng gia vị – bột nêm vừa đủ.
Cách làm món canh rau xuyến chi nấu thịt băm
– Rau xuyến chi bạn hái về, đem rửa sạch. Sau đó đun một nồi nước sôi, thêm 1 thìa dầu ăn vào rồi thả rau xuyến chi vào chần trong khoảng 10 giây thì vớt ra.
– Thịt heo bạn đem băm nhỏ. Hành lá xắt nhỏ. Tiếp đó đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn và thêm hành lá xắt nhỏ rồi xào thơm. Tiếp đó cho thịt băm vào xào qua cho săn lại, rồi đổ nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi thả phần rau xuyến chi đã chần vào. Nấu cho đến khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp. Cho canh ra tô là có thể thưởng thức.
4. Rau xuyến chi trộn nộm
Nguyên liệu làm rau xuyến chi trộn nộm
Lượng rau xuyến chi vừa đủ, 3 thìa đường, 2 thìa nước mắm, 3 thìa nước lọc, nước cốt của nửa quả chanh, tỏi băm, ớt băm, lạc rang giã dập, 100g tôm khô.
Cách làm món rau xuyến chi trộn nộm
Pha nước mắm với tỏi, ớt, đường và nước để được hỗn hợp trộn nộm. Tiếp theo bạn đặt nồi nước lên bếp thêm chút muối, đun sôi, rồi cho rau xuyến chi vào luộc chín. Vớt rau ra thả vào tô nước lạnh để giữ màu xanh. Sau đó vớt ra và nhẹ nhàng vắt khô rồi rũ tơi rau.
Cho rau xuyến chi vào âu lớn, đổ hỗn hợp nước trộn nộm vào. Đeo găng tay thực phẩm trộn đều rau xuyến chi cho ngấm gia vị. Sau đó bạn cho tôm khô, chút lạc rang giã dập vào trộn đều rồi cho ra đĩa. Rắc thêm chút lạc rang lên trang trí món ăn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Những lưu ý khi sử dụng cây xuyến chi:
Cây hoa xuyến chi có tính hàn nên hạn chế sử dụng cho người bị cảm lạnh.
Cây khá lành tính hầu như không gây ra tác dụng phụ gì khi trị bệnh.
Chú ý thu hái cây hoa xuyến chi ở vùng núi cao trong lành, tránh hái ở những nơi gần công ty, xí nghiệp nhiễm hóa chất bụi bẩn vì tính chất cây hút độc tố nên nếu hái ở những nơi nhiễm bẩn cây cũng sẽ không phát huy hết tác dụng thậm chí gây độc cho cơ
Phụ nữ có thai không nên tùy tiện sử dụng hoa xuyến chi mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Không nên tự ý sử dụng cây xuyến chi tự chữa tại nhà mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Bữa cơm mỗi ngày hãy làm món rau theo cách này, ăn mãi không biết chán lại giúp giảm cân
Với cách chế biến món rau như thế này thì dù bạn coi đó là một bữa ăn để giảm cân hay món ăn cùng cơm thì đều thật sảng khoái và ngon miệng.
Vào đầu xuân, ăn nhiều rau có thể giúp cơ thể bổ sung rất nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng. Chất xơ trong các loại rau còn có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đào thải chất thải ra khỏi cơ thể kịp thời. Cũng vì thế mà sẽ khiến cho cơ thể không bị nóng trong, “bốc hỏa” mệt mỏi dù thời tiết thay đổi.
Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách ăn rau hấp “hạt thô, tinh”. Đây có thể được coi như là một món rau hoặc cũng có thể xem là bữa ăn nếu bạn đang trong giai đoạn thanh lọc cơ thể, cắt giảm tinh bột và chất béo để giảm cân. Nhất là vào thời điểm sau Tết Nguyên đán – khi bạn đã tiêu thụ quá nhiều chất béo từ những bữa tiệc “mâm cao cỗ đầy”.
Thực tế, món rau hấp này có thể ăn quanh năm, nếu bạn thay đổi nhiều loại rau và thay đổi hàng ngày thì sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán khi ăn nó. Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng cà rốt, rau cải cúc và bắp cải để chế biến. Bạn cũng có thể dùng bí xanh, củ cải, bắp cải tím, khoai tây, ớt ngọt, rau diếp… để lần lượt hấp. Tùy thuộc vào loại rau mà thời gian chế biến có thể ngắn hoặc dài hơn, có thể chỉ mất ít nhất là 3 phút và dài nhất là 10 phút. Bạn cũng có thể điều chỉnh tùy theo đặc điểm của nguyên liệu và khẩu vị yêu thích của mình.
Tiết trời trong thời điểm này khá lạnh nên cũng rất hợp để bạn ăn món rau hấp khi còn nóng. Lúc nhiệt độ tăng lên thì bạn có thể để món rau hấp nguội đi rồi thưởng thức bằng cách chấm hoặc trộn với tỏi băm pha xì dầu hoặc sốt mè. Cách ăn nào cũng thật sảng khoái và ngon miệng. Bữa trưa chỉ có một mình, bạn có thể hấp một đĩa làm bữa ăn đơn giản để giảm cân. Bữa tối khi cả nhà quây quần thì bạn có thể coi đây như một món chay tăng cường vitamin cho cả gia đình và bản thân vẫn có thể tuân theo chế độ ăn kiêng của mình.
Sau đây chúng ta hãy cùng khám phá cách làm món rau hấp 3 màu nhé!
Thành phần nguyên liệu làm món rau hấp 3 màu
100g cà rốt, 100g bắp cải, 100g rau cải cúc, 45g bột ngô thô, 4 tép tỏi, 20g nước tương, 15g giấm balsamic, 10g dầu mè.
Cách làm món rau hấp 3 màu
Bước 1: Sơ chế và rửa sạch các loại rau. Dùng dụng cụ bào cà rốt thành từng sợi dày (hoặc bạn cũng có thể dùng dao xắt cà rốt thành sợi như mong muốn). Bắp cải đem cắt thành sợi mỏng. Rau cải cúc đem ngắt thành từng đoạn dài 8 cm.
Bước 2: Trộn từng loại rau với 15g bột ngô thô. Bạn lưu ý phần bột ngô phải được phủ đều, bám lên rau.
Bước 3: Sau khi hoàn thành việc trộn bột ngô với rau, bạn trải rau lên xửng hấp. Tiếp theo đổ nước sôi vào nồi hấp, vặn lửa lớn và hấp rau trong khoảng 6 phút.
Bước 4: Trong lúc chờ hấp rau thì bạn làm nước sốt gia vị. Chuẩn bị một bát, cho tỏi băm nhỏ, nước tương, giấm balsamic, dầu mè vào trộn đều. Bạn cũng có thể làm sốt nước chấm bằng vừng rang xay nhỏ, thêm nước tương, tỏi băm vào và trộn đều.
Bước 5: Sau khi hấp rau xong, bạn xếp rau ra đĩa, để cho bay hơi nước bớt đi (từng sợi rau và bột ngô trông ráo nước), rau ấm thì rưới nước sốt lên và thưởng thức.
Lưu ý:
1. Bột ngô bao phủ rau không được quá dày, cũng không được quá mỏng. Nếu dày quá khi nấu sẽ có mùi vị kém. Nếu mỏng quá sẽ có cảm giác dính và làm mất đi giá trị dinh dưỡng với sức khỏe của ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc thô).
2. Bạn nên đợi rau trông ráo và có vẻ khô và khi còn ấm hãy rưới nước sốt lên để tạo mùi thơm vừa độ của tỏi. Nếu đổ nước sốt ngay khi vừa hấp xong thì gần như tỏi băm sẽ được “chần” chín một nửa như thế mùi vị của món ăn cũng trở nên kém chất lượng.
3. Kết cấu của mỗi nguyên liệu là khác nhau. Vì vậy hãy cố gắng chọn những nguyên liệu tương tự để hấp, hoặc tính toán thời gian cho vào trước – sau hoặc lấy ra sớm hơn để đảm bảo từng loại rau đều ở trạng thái hoàn hảo.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!