Sắn có chứa nhiều axit cyanhydric không tốt cho sức khỏe vì vậy bạn cần phải sơ chế sắn thật cẩn thận. Sắn luộc là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Sắn có vị thơm bùi, dẻo ngọt ăn cùng với đường hay muối mừng đều rất ngon.
Để có đĩa sắn luộc ngon, bạn cần phải lựa chọn được những củ sắn tốt.
Nên chọn củ sắn có thâm mập mạp, thẳng và tươi. Sắn mới dỡ nên chế biến ngay nếu không phải vùi củ xuống đất.
Khi mua sắn, hãy dùng tay cạo nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài. Nếu thấy phía trong màu hồng nhạt thì nên mua.
Trước tiên, bạn cần lột sạch lớp vỏ hồng bên ngoài củ sắn. Bạn chỉ cần khứa nhẹ một đường xéo tròn quanh thân củ sắn, chạy dọc từ đầu đến cuối củ. Sau đó, dùng tay bóc sạch lớp vỏ sắn là được (bóc hết cả lớp vỏ lụa và cùi cứng bên trong).
Ảnh minh họa
Cắt của sắn thành những khúc nhỏ và ngâm trong chậu nước.
Có thể ngâm sắn trong nước lã, nước muối loãnghoặc nước vo gạo trong vòng 3-8 tiếng. Nên thay nước ngâm sắn thường xuyên để sắn ra hết phần nhựa cho chứa chất độc. Tốt nhất là ngâm từ nửa ngày đến một ngày rồi mới nấu sắn.
Trong sắn có nhiều axit cyanhydric (HCN) – một chất có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, phải bóc vỏ sắn, ngâm trong nước nhiều giờ rồi mới chế biến để làm giảm lượng chất độc này. Không được ăn sắn sống.
Cho sắn vào nồi và đổ ngập nước. Hãy thêm vài hạt muối trắng để khử khuẩn và giúp sắn có hương vị đậm đà hơn.
Lúc luộc sắn, nên mở vung để chất độc bay hơi ra ngoài.
Khi sắn chín mềm thì gặn hết nước trong nồi rồi đậy vung lại và tắt bếp.
Om sắn trong nồi khoảng 5-10 phút cho miếng sắn chín mềm vào khô ráo.
Sau đó, gắp sắn ra đĩa và thưởng thức. Bạn có thể ăn sắn cùng đường, muối vừng. Thêm nước cốt dừa, dừa tươi sẽ giúp món sẵn thơm ngon, béo ngậy hơn.
Nếu thấy sắn có vị đắng thì nên bỏ củ đó đi ngay.
Nhớ quay quắt hương vị rau cải trời, rau chua lẻ xứ Phú Yên
Bao thế hệ người miền quê ở Phú Yên với vòng quay cuộc sống, có người đi làm ăn xa, vẫn nhớ hoài rổ rau chua lẻ, rau cải trời, tuy giản dị nhưng đó là đặc sản thiên nhiên ban tặng, gắn liền với t.uổi thơ nhiều thế hệ.
Cải trời mọc vào những tháng mùa mưa, đây là món ăn hằng năm. Vì vậy đến mùa mưa món rau cải trời “nịnh miệng” từng bữa ăn bởi vị thơm ngon.
Còn rau chua lẻ mọc tự nhiên trên vùng gò đồi, chẳng cần ai chăm sóc, không kén đất. Lá rau chua lẻ có màu xanh lợt, trong vị chua có mùi thơm.
“Hàng hiếm” rau chua lẻ
Bà Nguyễn Thị Hương, ở xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) ngồi lặt rổ rau chua lẻ, tâm sự “Lâu rồi mới ngồi lặt rau chua lẻ. Có một thời gian dài, trên vùng gò đồi trồng sắn mía, người ta phun thuốc trừ cỏ diệt luôn rau chua lẻ, đến mùa tìm đỏ mắt không ra. Gần đây rau chua lẻ mọc trở lại trong đám keo trồng 2-3 năm t.uổi, bờ đất trồng bạch đàn”.
Rổ rau chua lẻ. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Đổ rổ rau chua lẻ vô thau nhôm, rửa sạch vớt ra, bà Hương nói tiếp “Bí quyết luộc ăn chua lẻ ăn ngon miệng là khi nước sôi trào ao, bỏ rau vô, canh sôi một dội là vớt ra liền. Ăn nửa sống, nửa chín mới ngon vì còn vị dai, vị chua. Còn luộc mà chín, mất đi “danh giá” rau chua lẻ”.
Trời đang mưa, ông Nguyễn Tánh, cũng ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, mặc áo mưa, đội nón ra vùng gò đồi phía sau nhà nhổ rau chua lẻ. Bưng nón đựng rau chua lẻ lại chỗ chát nước đổ vô thau nhôm ngâm cho cát sạn rớt ra, cầm mấy cây rau chua lẻ giơ lên trước mặt, ông Tánh cười nói “Rau chua lẻ cọng nhỏ, cao nửa gang tay người lớn. Loại rau này… sầu, luộc cả rổ sầu lại còn đựng không đầy tô, vì vậy muốn ăn cho đã miệng phải bỏ công cả buổi đi tìm nhổ”.
Cũng theo ông Tánh, do rau nhỏ cây, lá mỏng nên ngồi cả buổi nhổ đựng trong nón về nhà trút ra chưa đầy rổ rau chua lẻ. Năm nay rau chua lẻ mọc lại nhưng hàng hiếm, nhổ không đủ ăn có đâu bán chợ. Mà từ trước đến giờ vùng này, chưa bao giờ chua lẻ đem ra chợ bán. Rau chua lẻ có vị chua nhẹ nhàng, tinh khiết. Khi ăn nhai nhẹ, vị chua thấm vào kẻ răng rồi tan biến đầu lưỡi. Rau chua lẻ ăn sống chấm mắm kho cũng hảo hạng.
Ông Nguyễn Phi Long, ở xã Xuân Quang 3, cho hay “Ngoài làm món ăn, theo kinh nghiệm của nông dân, rau chua lẻ còn là bài thuốc quý trị bệnh tiểu đường, đau nhức khớp, cao huyết áp. Rau chua lẻ mọc từ tháng 10 đến tháng Chạp âm lịch. Thế nhưng có một thời gian dài nhiều người bỏ công đi tìm nhổ, nhưng bưng rổ không đi rồi bưng rổ không về, phàn nàn do vùng gò đồi phun thuốc cỏ cháy nên diệt rau chua lẻ. Đến mùa rau chua lẻ ai cũng thèm dài dài. Nhất là lớp người lớn t.uổi, đến mùa mưa ăn rau chua lẻ quen rồi, giờ bữa ăn thiếu rau chua lẻ, thèm vị chua tinh khiết của rau”.
Cải trời chấm mắm cái
So với rau chua lẻ thì rau cải trời mọc nhiều trên các vùng gò đồi. Dọc theo quốc lộ 19C, đoạn từ huyện Sơn Hòa đến Sông Hinh, hai bên đường, mùa này rau cải trời mọc nhiều trong rẫy sắn mía.
Người dân ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, Phú Yên luộc rau cải trời. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Kể chuyện ăn rau cải trời, ông Bùi Văn Trí, ở xã Sơn Định, chia sẻ cách luộc và ăn khẩu vị “tam hạp” rau cải trời “Rau cải trời không luộc quá lửa, mất đi vị chua thơm như ý. Rau cải trời chấm mắm cái mới đúng bài. Có người ăn sang hơn thì rau cải trời ăn kèm thịt ba chỉ xắt mỏng chấm với mắm cái, ba món ngào lại, nhai chậm thì vị béo của thịt, vị mặn cay của mắm, vị thơm lẫn chút hương chua của cải trời thấm dần vào vị giác, lan tỏa trên đầu lưỡi”.
Ông Phan Văn Phúc, cũng ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tâm sự “Tôi làm công nhân đo đạt phóng tuyến, vừa rồi tôi vô xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, thấy rau cải trời mọc vùng gò đồi dưới chân đèo Cả (Phú Yên), tôi hái về luộc ăn. Rau cải trời cây to cao bằng cây cải nhà, cũng mọc vào những tháng mùa mưa, đây là món ăn hằng năm. Vì vậy đến mùa mưa món rau cải trời “nịnh miệng” từng bữa ăn bởi vị thơm ngon”.
Ông Phúc nhớ lại, trước đây đường đi lại khó khăn, mùa mưa trong nhà hết thức ăn, hái về luộc, chấm rau cải trời vào chén nước mắm dầm ớt cay, húp chén canh chua… ai đã từng xa quê chỉ nghe thôi cũng thấy thèm, rưng rức trong lòng.
Rau dại cải trời. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Cải trời người dân quê xếp vào loại rau dại, vì mọc hoang trong bờ bụi, có khi mọc lan ra mé bờ suối, bờ ao. Ở quê đi hái về lớp bán lớp cho, còn vô nhà hàng kêu dĩa cải trời t.iền không. Mùa mưa ở vùng quê có hai loại rau dại thơm ngon nhất là chua lẻ và cải trời, đó là đặc sản trời ban. Ra vùng gò đồi vừa nhổ rau chua lẻ, cải trời cảm nhận sự yên ả của thiên nhiên. Có những năm tôi đi làm xa quê nghe có người nhắc rau chua lẻ, cải trời, thấy rưng rức trong lòng. Mỗi miếng ăn vào nghe ngọt vị thanh bình của quê hương.
“Trên bước đường bôn ba xa quê, dẫu có thưởng thức sơn hào hải vị thì cải trời, rau chua lẻ vẫn là món ăn khiến tôi nhớ quay quắt”, ông Phúc nói.