Chỉ với 2 nguyên liệu, chị em đã có thể nấu được bát canh giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Món canh xương bò hầm với loại củ rẻ t.iền nhưng được ví như “nhân sâm”
Nguyên liệu:
Xương bò, củ cải, muối, gừng, giấm.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị nguyên liệu
Rửa sạch xương bò với nước nhiều lần rồi ngâm trong nước để loại bỏ bớt tiết đọng (nếu không ngâm nước, nước xương hầm sẽ chuyển sang màu đen). Tiếp tục cho xương bò vào nồi, thêm nước vừa phải, đun sôi trong 3 phút. Công đoạn này có thể loại bỏ tiết đọng còn sót lại trong xương.
Cho một ít dầu vào nồi, thêm 2 lát gừng, đổ xương bò vào chiên đến khi hơi xém cả 2 mặt và dậy mùi thơm. Cách làm này sẽ giúp nước hầm xương có vị thơm hơn.
Cho xương vào nồi, thêm nước, một chút giấm, đun sôi, hớt bọt liên tục trong 20 phút, nước dùng lúc này bắt đầu trở nên trong hơn, sau đó hạ nhỏ lửa và hầm trong 40 phút.
Củ cải gọt vỏ, cắt thành từng miếng vừa ăn. Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc, củ cải được ví như “nhân sâm”, nó rất ngon và cực tốt cho sức khỏe.
Thêm củ cải vào nồi, đun nhỏ lửa trong 20 phút.
Tìm hiểu thêm: Tôm ủ mây
Cuối cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng ăn là được.
Thành phẩm.
4 món cùng tên nhưng khác cách chế biến ở Hà Nội và TP.HCM
Các món ăn ở Hà Nội và TP.HCM có cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị từng vùng.
Dù có bản chất giống nhau, một số món ở hai thành phố vẫn có sự khác biệt về hương vị, cách làm. Điều này đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị cho khách du lịch.
Bánh mì
Món ăn này phổ biến ở cả hai thành phố và có thể dùng vào mọi bữa ăn trong ngày. Về cơ bản, hai loại đều có chung công thức bánh kẹp nhân. Tuy nhiên, ở Hà Nội, món này chủ yếu được ăn kèm pate, trứng (không tính các loại biến tấu như bò nướng, phô mai…). Trong khi đó, ở Sài thành, bánh mì có thể ăn kèm với thịt viên, thịt nướng.
Bánh mì Hà Nội (trước) không to như bánh mì TP.HCM (sau). Ảnh: Bachuaviahe, Stormscape.
Điểm khác biệt lớn nhất là ở phần nhân. Phóng viên tờ SCMP từng phỏng vấn một chủ hàng bánh mì nổi tiếng và đưa ra kết luận phiên bản TP.HCM thường đầy đặn hơn. “Họ thường thêm đủ các thứ có thể vào trong. Do đó, bánh mì ở TP.HCM rất bự”, người này nói.
Nhiều người từng ăn bánh mì ở cả hai nơi nói phiên bản miền Nam khá to. Đôi khi, bạn phải chia đôi để ăn. Bánh mì Hà Nội lại vừa vặn, đủ no bụng.
Phở
Phở là đặc sản Hà Nội. Món này về cơ bản gồm nước dùng ninh từ xương bò, gừng nướng, bánh phở, thịt, hành, trứng chần và quẩy.
Phần nước dùng của phở Hà Nội thường thanh. Nước dùng của phở Sài thành có vị ngọt. Ngoài ra, quẩy là thứ hiếm thấy ở TP.HCM. Nhiều người sành ăn nhận xét “bát phở thiếu quẩy, trứng chần coi như bớt ngon một nửa”.
Phở Hà Nội (trước) có thêm quẩy và chỉ ăn kèm hành. Ảnh: The.mini.cindy, Thediningchair.
Ở Hà Nội, người dân chỉ ăn phở kèm hành. Tại TP.HCM, bát phở thường có thêm các loại rau thơm, giá.
Ốc
Trong chương trình Street Food, chuyên gia ẩm thực được Netflix lựa chọn đã tuyên bố ốc là món ăn đặc trưng của Sài thành, thay vì bánh mì hay cơm tấm… Điều này đã dẫn đến khá nhiều tranh cãi khi chương trình mới được phát sóng. Tuy nhiên, nhiều tín đồ ăn uống thừa nhận ốc ở TP.HCM có một sự khác biệt khá lớn.
>>>>>Xem thêm: Cách làm khoai tây chiên lắc phô mai thơm ngon, đậm vị
Ốc ở TP.HCM (sau) đa dạng về cách chế biến và được đ.ánh giá cao. Ảnh: Eatenbylong, Hoanglam.foodie.
Cách chế biến của người Sài thành có sự đa dạng hơn. Món ốc ở TP.HCM được làm theo nhiều cách, ví dụ như xào dừa, sốt me, phô mai… Hiện nay, các món này đã được du nhập ra Hà Nội nhiều và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, ốc truyền thống ở Hà Nội thường chỉ được luộc chấm mắm, ăn kèm sung.
Cà phê
Người Sài thành có niềm đam mê lớn với cà phê. Họ có thể uống cà phê mọi thời điểm trong ngày. Người Hà Nội cũng thích uống cà phê nhưng tần suất chưa “dày” như người TP.HCM.