Một trong những vùng đất nổi tiếng với món tré đó là Bình Định, nơi mà tré được làm với hương vị thơm ngon đặc trưng, luôn hấp dẫn du khách khi đặt chân đến.
Tré Bình Định là một món ăn truyền thống đã tồn tại từ lâu và được chế biến một cách tỉ mỉ. Với vị chua đặc trưng và mùi thơm của thính, món tré này là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực đất võ. Với nguyên liệu hấp dẫn và tên gọi lạ tai, tré là món ăn trong các dịp lễ hoặc tụ tập gia đình
Món tré Bình Định
Nguyên liệu làm tré Bình Định:
Tai heo (khoảng 500gr)
Thịt ba chỉ (300gr)
Da heo (100gr)
Hạt mè rang (50gr)
Thính gạo (30gr)
Gừng, hành tím, tỏi, ớt (mỗi thứ khoảng 20gr)
Riềng (40gr)
Lá ổi (khoảng 10 lá)
Lá chuối (5 lá)
Gia vị (đường trắng, hạt nêm, nước mắm, giấm trắng và muối)
Cách làm tré Bình Định:
Bước 1: Sơ chế, chế biến thịt:
Luộc thịt heo, da và tai heo cho đến khi chín. Sau đó, ngâm vào nước đá lạnh để thịt giữ độ giòn, thái thành sợi mỏng.
Bước 2: Trộn nguyên liệu:
Băm nhỏ tỏi, riềng và ớt, sau đó trộn cùng thịt. Nêm gia vị và thêm hạt mè rang, thính vào trộn đều.
Bước 3: Gói tré:
Xếp lá chuối thành hình vuông, sau đó xếp lá ổi lên trên. Đặt hỗn hợp thịt lên lá ổi và cuộn chặt, buộc đầu.
Bước 4: Ủ lên men tự nhiên:
Bọc tré bằng lá chuối hoặc rơm và để lên men tự nhiên trong khoảng 2-3 ngày.
Bước 5: Thưởng thức
Thời gian thưởng thức tốt nhất là sau 2-3 ngày ủ. Tré có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
Trước khi thưởng thức, hãy đ.ánh tơi tré và trộn cùng dưa leo, cóc để tăng thêm hương vị.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Đậm đà tré Bình Định
Anh bạn đón tôi ở ngay trung tâm TP.Quy Nhơn khi hoàng hôn chưa kịp buông xuống phố biển. Trong ánh đèn vàng, tôi thấy những chiếc tré đặc sản Bình Định treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường.
Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc của địa phương: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.
Thịt heo được chần qua nước sôi rồi ngâm trong nước lạnh để thịt giòn và không bị dính, dùng dao thái nhanh tay, sau đó nêm nếm muối, tiêu cho vừa miệng ăn. Trộn thịt với riềng, tỏi đã thái mỏng, thính gạo đã được giã nhỏ cho đều. Tiếp đến là khâu gói tré, một khâu rất kỳ công và quan trọng để làm tré ngon. Trải lá chuối ra, lá ổi non rửa sạch, xếp phẳng phiu và trải đều hỗn hợp tré vừa đủ lên trên, cuốn lại cho thật chặt, chắc tay. Sau đó, tré được khoác bên ngoài lớp “áo” rơm lúa mới dày, bó chặt hai đầu bằng lạt. Cách gói công phu này giúp món tré Bình Định có thể để lâu nhiều ngày. Tré được ủ lên men một cách tự nhiên, sau 2 – 3 ngày sẽ tự chín, các gia vị thấm đều vào nhau…
Mười mấy năm mới được gặp lại bạn, giờ chỉ có tôi và bạn ngồi bên nhau cùng đặc sản tré Bình Định trứ danh (ảnh), vừa luyên thuyên bao câu chuyện vừa thưởng thức hương vị không thể lẫn vào đâu của món ăn đặc sắc này.