Lá đinh lăng không chỉ dùng để kho cá, làm thứ rau ăn kèm với nem chua, gỏi…; đun nước uống chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, nóng trong, chán ăn mà ngày nay người ta còn dùng để nấu canh với sườn non. Đây là món ăn lạ miệng và bổ dưỡng.
Bạn đang đọc: Ngọt thơm canh sườn lá đinh lăng
Từ bao đời nay, ta vẫn biết đến đinh lăng như một loài cây có công dụng chữa bệnh rất hữu hiệu. Đinh lăng thuộc họ nhân sâm, có vị hơi đắng, tính mát, có mùi thơm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, chữa một số bệnh ngoài da… Đinh lăng được dùng để chế biến món ăn không những tạo cảm giác ngon miệng, lạ miệng cho bữa cơm mà còn được coi như một loại thuốc chữa bệnh.
Nguyên liệu nấu canh sườn lá đinh lăng đơn giản, chỉ gồm sườn lợn, lá đinh lăng, hành khô, hành lá, hạt tiêu và các loại gia vị. Sườn mua về rửa sạch, chặt khúc vừa phải, cho vào trần trong nước sôi rồi vớt ra rửa sạch để ráo. Lá đinh lăng chọn những lá không chọn những lá quá già sẽ làm canh bã. Đem nhặt rồi rửa sạch và cắt khúc để ráo nước.
Phải là người hiểu biết về loài cây này mới có thể chọn được những cây lá đinh lăng ngon. Thông thường, có hai loại là đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá to. Loại lá nhỏ có nhiều răng cưa hơn, ăn thơm ngon hơn, lá già ăn bùi hơn, cây trồng lâu năm sẽ cho củ to và giá trị hơn. Nhiều người rất dễ nhầm hai loại này với nhau.
Khi đã chuẩn bị xong sườn và lá đinh lăng thì phi thơm hành khô với dầu ăn trong xoong. Sau đó cho lượng nước đủ ăn, nêm gia vị cho vừa và đun sôi. Tiếp đó cho sườn vào ninh mềm. Hớt sạch bọt trong quá trình ninh sườn. Khi chuẩn bị ăn thì mới cho lá đinh lăng vào. Gần bắc ra thì nêm lại gia vị và cho hành lá vào đảo đều.
Canh sườn lá đinh lăng chỉ đơn giản vậy thôi nhưng khi ăn vô cùng hấp dẫn. Nước canh ngọt lịm, thêm vị hơi đắng nhẹ và bùi bùi của lá đinh lăng cùng hương thơm đặc trưng của nó và hành lá. Món canh này ăn nóng với cơm rất ngon, bổ dưỡng.
Ngày nay, đinh lăng rất hiếm, chỉ ở một số vùng quê mới trồng và trồng rải rác. Muốn có lá đinh lăng để nấu ăn người ta thường sang nhà xin nhau chứ ít ai đem bán ngoài chợ.
Theo LĐO
Nem lụi xứ Huế
Nem thường được dùng khai vị trong các bữa tiệc; hoặc là món ăn chơi của dân nhậu. Nhưng đó là món nem chua, được chế biến theo quy trình lên men, không qua nấu, nướng. Nguyên xưa nem là món ăn cung đình, rồi từ cung đình ra dân gian.
Nguyên liệu nem chua là thịt heo nạc quết nhuyễn như quết chả giò, trộn đều với một ít da và mỡ heo thái chỉ, cùng muối và các loại gia vị quen thuộc như: tiêu, ớt, đường, thính.
Cũng từ nguyên liệu ấy người Huế chế ra món nem lụi, từ lâu trở thành đặc sản nổi tiếng đất thần kinh. Người ta “lụi” hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ, tạo dáng như que kem tròn bằng ngón tay cái, nướng trên bếp than hồng, trở qua trở về cho chín đều các mặt. Nem lụi vừa nướng vừa ăn. Nướng tới đâu ăn tới đó mới ngon.
Tìm hiểu thêm: Loại sinh vật biển không xương được ví là ’sashimi phiên bản Việt’, làm món gỏi giòn sần sật ăn là nghiền
Nem lụi và nem chua Huế
Mỗi que nem đã nướng xong được gọi là “một lụi”. Vào nhà hàng thú vị nhất là vừa ăn vừa xem chủ quán nướng nem. Khi nem chưa kịp chín, mỡ heo đã nóng chảy xuống lò than kêu xèo xèo, khói bốc lên, mùi thơm tỏa ra. Chưa được ăn mà dịch vị đã ứa ra rồi.
Mới bày món nem lụi ra giữa bàn trông đã ngon con mắt với màu vàng hươm lẫn màu sém cháy của miếng thịt nướng, màu xanh của dĩa rau sống, màu trắng của những lát chuối sứ, màu nâu của chén nước lèo, màu đỏ của những trái ớt tươi…
Nem lụi khá phổ biến ở nhiều tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Từ Đà Nẵng trở vào, người ta thường ăn nem lụi với bánh tráng nướng giòn. Có nhiều quán bán nem lụi được trưng biển là nem nướng. Có lẽ là để phân biệt với nem chua, và giới thiệu với thực khách đây là món ăn nóng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ở mỗi địa phương, nem lụi có một hương vị khác nhau, tùy khẩu vị và cách chế biến. Nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất vẫn là nem lụi Huế. Nem lụi Huế ngon hơn còn nhờ món nước lèo đặc trưng. Giống như thứ nước lèo chấm bánh khoái. Trong dĩa rau sống có thêm những lát vả thái mỏng mà chỉ Huế mới có. Và những chiếc đũa tre để lụi nem bây giờ ở nhiều nhà hàng người ta đã thay thế bằng cây sả, hoặc dùng một lóng mía chẻ nhỏ.
>>>>>Xem thêm: “Rồng vàng” Hải Dương
Không chỉ lịch sự, đẹp mắt hơn, mà hương thơm của sả, vị ngọt của mía tươi khi nướng nóng sẽ thấm vào thịt, làm cho hương vị của lụi nem thơm hơn. Để ngon hơn nữa, và để làm tăng độ kết dính, có người cho thêm lòng trắng trứng gà vào thịt trước khi nướng.
Ăn nem lụi là kiểu ăn “đa vị”. Ăn kèm với bánh tráng (bánh đa nem), cùng hỗn hợp nhiều loại rau sống như: dưa chuột, chuối sứ thái lát mỏng, hành lá, rau thơm, khế, vả… Lót bánh tráng lên dĩa, hoặc trên bàn tay, lót thêm một lớp rau sống rồi đặt que nem trên rau sống, lại cho thêm lớp rau phủ lên để nem được bọc kín bằng rau và đồ ghém.
Nem vừa nướng, còn nóng, nếu cuốn trực tiếp bánh tráng sẽ bị chảy, rách, và dính mỡ vào tay. Hoàn thành khâu bọc lót thì cuốn tròn lại rồi nắm c.hặt t.ay, tay kia rút chiếc que ra. Dân ta tổng kết có ba thứ muốn ăn ngon thì “phải dùng tay” như xôi vò, thịt gà…là chưa đầy đủ. Ăn nem lụi cũng phải dùng tay, để nắm chặt chiếc nem vừa cuốn, nếu không thì rau và nem bị bung ra hết, mất ngon.
Nem lụi phải ăn nóng mới ngon nên thích hợp với buổi chiều và buổi tối hơn là buổi sáng. Những gánh hàng rong ở Huế có món nem lụi. Một đầu gióng là chiếc thúng đựng nem, rau sống, nước lèo, chén, bát, thìa đũa… Đầu kia là chiếc lò than nóng.
Loanh quanh các kiệt hẻm và trong các chợ lại có các bà, các chị bán nem lụi xách dạo phục vụ “bữa lỡ” với giá rất bình dân. Cuối thu, khi tiết trời vừa se lạnh, hay ngày đông gió mùa đông bắc tràn về, vào nhà hàng gọi một dĩa nem lụi đang bốc khói, nóng hôi hổi, thơm phức, ăn một lần nhớ cả đời người.
Theo T.iền Phong