Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn

Món hủ tiếu cua với thâm niên hơn 70 t.uổi ở một góc nhỏ Sài Gòn đã trở thành quán ăn thân thương của rất nhiều người nhờ hương vị đậm đà, truyền thống.

Cùng Bách hóa XANH khám phá những điều thú vị từ quán hủ tiếu cua đã và đang là thanh xuân của rất nhiều người dân Sài Gòn, gây nhớ thương bởi vị ngon truyền thống và độc đáo giữa muôn vàng món ngon vật lạ nơi thành phố hoa lệ này nhé!

1 Ký ức nhỏ của nhiều người dân Sài Gòn

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Quán hủ tiếu Thanh Xuân hay còn gọi là quán hủ tiếu Chùa Chà

Mở c ửa cách đây đã hơn 70 năm, quán hủ tiếu Thanh Xuân hay còn gọi là quán hủ tiếu Chùa Chà là cái tên quá quen thuộc trong tiềm thức của nhiều người dân Sài Gòn, đặc biệt là những cô chú, anh chị nay đã ở độ t.uổi trưởng thành.

Quán nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Tôn Thất Thiệp, Quận 1 – nơi quận được xem là đắt đỏ nhất Sài Thành. Quán là cơ ngơi được vợ chồng chú Thanh và cô Tươi hết lòng gầy dựng để tiếp nối truyền thống quán hủ tiếu của gia đình chú.

Kể từ ngày ấy, món hủ tiếu cua đã dần trở thành hương vị truyền thống in đậm trong lòng nhiều người không chỉ bởi hương vị hết sức đậm đà, thơm ngon mà còn nhờ sự nhiệt tình, chu đáo của cô chú, luôn luôn niềm nở với khách hàng.

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Quán nhỏ nhưng rất đông khách đến thưởng thức

Tuy chỉ là một quán nhỏ ven đường nhưng quán cô luôn bán rất đắt khách, bàn ghế được cô chú tận dụng xếp khắp trong nhà lẫn dọc theo con hẻm, khách đến ăn có thể ngồi ngắm đường phố sáng mát mẻ của Sài Gòn, tận hưởng không khí vô cùng trong lành.

Dẫu đã qua 70 năm, quán của cô chú vẫn giữ được trọn vẹn nét xưa ở cả cách nấu ăn lẫn bày trí, và nhất là tấm bảng hiệu với phong cách cổ điển, toát lên vẻ hoài niệm thời xa xưa.

2 Hủ tiếu cua ăn nước sốt ăn kèm bánh pa-tê-sô chuẩn vị

Rất nhiều thực khách say mê hương vị hủ tiếu cua tại đây cũng vì loại nước sốt vô cùng đặc biệt được chế biến từ công thức gia truyền, được cô chú gìn giữ hết sức trọn vẹn. Nước sốt có vị chua ngọt đậm đà, sền sệt rất đặc trưng giúp sợi hủ tiếu khi thấm đều sốt ăn vô cùng cuốn hút.

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Hủ tiếu cua ăn nước sốt ăn kèm bánh pa-tê-sô chuẩn vị

Không chỉ có thế, món hủ tiếu của quán còn được ăn kèm bánh pa-tê-sô, loại bánh giòn rụm, bùi bùi, trong ruột có thêm nhân mặn rất kích thích khẩu vị. Tuy nhiên, khẩu phần bánh mỗi ngày chỉ có tầm 100 cái do chính quán làm nên nếu thực khách đến trễ sẽ lỡ mất món ngon này.

Một tô hủ tiếu với đủ sốt lẫn bánh ăn kèm chỉ có g iá khoảng từ 50.000 – 65.000 tùy khẩu phần khác nhau, song tô nào cũng đầy ụ với các loại “topping” như: Càng cua, tôm, thịt heo, trứng cút,.. Với địa thế nằm ngay quận 1 đắt đỏ, giá tô hủ tiếu cua Mỹ Tho tại quán Thanh Xuân quả thật rất bình dân.

3 Đón buổi sáng đặc trưng Sài Gòn tại quán hủ tiếu cua truyền thống

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Đón buổi sáng đặc trưng Sài Gòn tại quán hủ tiếu cua truyền thống

Lọt thỏm giữa hàng trăm hàng quán sang trọng nơi quận trung tâm Sài Gòn nhưng quán hủ tiếu cua nhỏ nhắn của cô chú chưa khi nào ngơi khách đến thưởng thức.

Quán chỉ mở mỗi buổi sáng, nếu khách đến quá trễ thường sẽ không còn phần ăn vì không chỉ mỗi người dân xung quanh, quán còn được sự yêu mến nồng nhiệt của mọi người dân khắp các quận Sài Gòn lẫn những người bạn ngoại quốc có dịp ghé Việt Nam chơi và biết đến nơi đây.

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Buổi sáng Sài Gòn bình yên cùng tô hủ tiếu cua thơm ngon, đậm vị

Thưởng thức tô hủ tiếu cua đậm đà với nước sốt chuẩn vị gia truyền và món bánh pa-tê-sô độc đáo, kèm thêm ly sữa đậu nành mát lạnh giữa một sáng Sài Gòn yên ắng, trong lành, chắc chắn sẽ là trải nghiệm chỉ cần được thử một lần sẽ không thể nào quên.

Thời gian trôi nhanh, tuy giờ đây chú đã mất, không thể đồng hành cùng cô mỗi sáng nơi góc quán thân quen song cô vẫn ngày ngày duy trì tâm huyết cả đời của hai vợ chồng, truyền lại cho những người con để giữ cho gia đình cô sự kế thừa món ăn truyền thống và giữ cho Sài Gòn một hương vị hủ tiếu cua đầy sắc màu hoài niệm với sự vô giá về giá trị ẩm thực.

Nếu bạn vẫn chưa thử món hủ tiếu cua đặc sắc này thì còn chần chờ gì mà không rủ người thân, bạn bè đến góc nhỏ số 62 Tôn Thất Thiệp, Bến Nghé, Quận 1 trải nghiệm ngay hương vị truyền thống này đúng không nào!

Thưởng thức “bữa tiệc” đường phố tại Hội An

Nói đến món ăn đường phố hẳn ai cũng đã từng trải nghiệm. Dưới đây là trải nghiệm và cảm nhận món ăn đường phố Hội An trong con mắt của người nước ngoài. Cùng họ thưởng thức bữa tiệc đường phố nhé!

Tác giả bài viết này là một phụ nữ mang hai dòng m.áu Việt – Úc, hiện sống tại Sydney. Là một nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ chuyên ngành ung thư, chị đặc biệt yêu thích công việc bếp núc và thưởng thức món ngon các nước. Trong chuyến về thăm quê ngoại gần đây, chị và một anh bạn người Úc đã quyết định dành nhiều thời gian cho ẩm thực đường phố. Theo chị, địa phương xuất sắc nhất tại Việt Nam về mặt này chính là đô thị cổ Hội An.

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Thưởng thức “bữa tiệc” đường phố tại Hội An

Suốt những ngày nghỉ tại Việt Nam, chúng tôi thật lòng chẳng muốn đến bất kỳ nhà hàng nào bởi món ăn đường phố luôn ngon hơn, rẻ hơn và chắc chắn chúng tôi sẽ không còn cơ hội trải nghiệm chúng khi trở về nhà.

Hầu hết du khách phương Tây đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam chẳng hạn thường ngại ăn thức ăn đường phố. Điều bạn cần nhớ để loại bỏ định kiến về ẩm thực đường phố là có rất nhiều người đang ăn ở đó (để biết chắc vòng quay thực phẩm là rất nhanh) và món ăn đang được nấu trước mắt bạn, bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Riêng tôi thích nhất ở ẩm thực đường phố bởi sự giản dị của các món ăn, và tôi có thể trò chuyện với những người bán hàng về món ăn họ nấu nướng cho chúng tôi, cảm thông được với công việc khó nhọc của họ (giống như câu chuyện trong gia đình mình vậy) để làm nên những món ngon từ ngày này sang ngày khác suốt cả năm trời trong hầu như suốt cuộc đời của họ!

Cao lầu: món ăn đường phố ngon nhất

Lúc đến Hội An, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cái bao tử của mình nên quyết định khám phá phố cổ để tìm kiếm và trải nghiệm những thứ mình có thể ăn được. Đến phố Hội lúc gần 2 giờ chiều, đã quá bữa trưa từ lâu, vì vậy chúng tôi thả bộ dọc một con đường và được một phụ nữ trong số nhiều chị bán hàng ăn trên đường mời mọc.

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Thưởng thức “bữa tiệc” đường phố tại Hội An

Tôi nhìn thấy hai chữ “cao lầu” ở sạp của chị và tự hỏi: đó là món gì nhỉ? Và bởi không biết “cao lầu” là gì, tôi nghĩ đó là lý do đủ để mình nên thử ăn nó. Thế là chúng tôi ngồi ngay trước mặt chị, xem chị chuẩn bị bữa trưa muộn của chúng tôi.

Đó là một đặc sản của Hội An, gồm sợi bánh đặc trưng “cao lầu”, những lát thịt heo quay, da heo chiên giòn, giá sống, rau xà lách và rau thơm cùng một thìa đầy nước xốt. Sợi bánh được làm đơn giản bằng bột gạo và nước.

Tuy nhiên, những gì làm nên sợi bánh đặc biệt này thì chỉ có thể tìm thấy ở Hội An chứ không nơi nào khác tại Việt Nam có được. Bởi nước dùng làm sợi cao lầu có hương vị độc đáo và chỉ có thể lấy từ những giếng nước ở Hội An mà nổi tiếng nhất là tại giếng làng Bá Lễ. Nước giếng sau đó còn được trộn với tro của một loại cây ở cù lao Chàm để cho ra một màu đặc biệt của sợi cao lầu.

Chị bán hàng bảo chúng tôi trộn đều các thành phần của tô cao lầu trước khi ăn; khi ăn tôi hỏi chị về nước xốt của cao lầu và được chị cho biết đó là thứ nước lấy từ thịt heo quay; nó không dùng để chan như phở mà chỉ nhằm “áo” món ăn (như nước xốt của món salad).

Có rất nhiều cảm giác khi ăn tô cao lầu: sợi bánh dai dai, da heo chiên giòn rụm, rau và giá rào rạo… tất cả được phủ bởi mùi thơm và vị ngọt của nước xốt cùng những lát thịt heo ngọt ngào. Có lẽ đó là món ăn ngon nhất mà chúng tôi có được trong những ngày nghỉ vừa qua và chắc chắn đó là thứ chúng tôi sẽ ăn thường xuyên mỗi khi trở lại Hội An!

Và những món ngon như trong mơ!

Sau khi đi bộ một đoạn, chúng tôi “đụng” một gánh chè nhỏ (dạng gánh chè này tôi từng gặp ở khắp Việt Nam). Trước đó, chúng tôi đã đi ngang một xe bán chè và thấy nhiều người địa phương đang ăn một thứ gì đó có màu đen kịt. Tôi chẳng biết đó là món gì nhưng khi đi ngang xe chè đó lần nữa, tôi mới biết đó là chè mè đen. Tuy nhiên tôi bị chè bắp lôi cuốn trước.

Một chén chè nóng hổi, ngọt ngào, óng ả đầy ắp những hạt bắp non và nước cốt dừa. Đúng là thứ tôi cần đây! Tôi gọi một chén và cho dù Ant chẳng tha thiết gì món tráng miệng này tôi vẫn đưa cho anh chén chè bắp để thử ăn thứ chè mè đen.

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Thưởng thức “bữa tiệc” đường phố tại Hội An

Giống như chè bắp, chén chè mè đen cũng nóng rẫy. Vâng, nó trông giống một loại xi măng mềm mại nhưng đầy hương vị thơm ngon. Thật khó tin được có ngày tôi đã nảy ra ý nghĩ thử nếm món chè này!

Rồi chúng tôi đi qua bên kia sông để khám phá phần còn lại của Hội An chưa dập dìu du khách, nơi chúng tôi cảm thấy mình như đang sống giữa những người dân địa phương. Khi đi trên một con đường vắng, chúng tôi thấy một anh chàng đang đẩy chiếc xe đạp với cái thùng trên xe.

Hỏi anh ta bán thứ gì, tôi hết sức kinh ngạc khi được biết anh bán kem! “Ôi Trời, này Ant, chúng ta có kem ăn đây này! Anh bạn, bao nhiêu một cái?”. “2.000 đồng”. Chỉ 10 cent thôi, điều đó khiến tôi càng choáng váng! Thế là chúng tôi mua mỗi người một que, Ant chọn kem sô-cô-la còn tôi chọn kem sữa.

Tôi chú mục vào thùng kem khi người bán mở nó ra; bên trong thùng có ít nhất hơn 100 que kem các loại. Thật đáng ngạc nhiên khi anh ta có thể giữ đông lạnh những que kem ấy mà chẳng cần máy móc gì cả!

Món kem que thật ngon lành và là một trong những thứ ngon nhất mà chúng tôi được ăn tại Việt Nam. A la la… những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời thì hầu như gần gũi đến mức không thể ngờ!

Tiếp tục đi dạo sau đó, chúng tôi ngửi thấy một mùi thơm thịt nướng lan tỏa trong không gian; đi theo khứu giác của mình chúng tôi tìm ra một gánh hàng ăn với dụng cụ bếp núc có lẽ là nhỏ bé nhất mà tôi chưa từng thấy lại chẳng có bàn ghế gì hết! Một lần nữa, chúng tôi lại xông vào tận hưởng niềm vui ngay khi nhìn thấy những gì đang được nướng. Ha ha, đối với tôi đây là món ăn đường phố chỉ có trong mơ!

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Thưởng thức “bữa tiệc” đường phố tại Hội An

Chúng tôi chọn những xiên thịt gà, heo và bò nướng với giá 30.000 đồng/3 xiên; người bán bảo chúng tôi cứ ăn cho tới khi nào cảm thấy no. Những xiên thịt nướng được ăn kèm với bánh tráng, dưa chuột và trái vả xanh thái mỏng, rau xà lách, các loại rau thơm cùng ớt sa tế; thêm một chút sả, tỏi, hạt mè và ớt tươi. Ngon tuyệt!

Khi tôi nói chuyện với mấy cô bán hàng, một cô mời tôi ăn món tàu hũ với giá 10.000 đồng/chén từ gánh tàu hũ của bạn cô ở gần đó. Cô bán hàng múc vào chén những lát mỏng tàu hũ và rưới lên trên một lượng nước đường thắng với gừng thật tươm tất. Tàu hũ thật mềm mại nhưng thứ nước đường với gừng quá gắt đối với khẩu vị của tôi.

Mặt trời bắt đầu ngả bóng, những sắc màu tuyệt đẹp vắt ngang bầu trời và đường phố được thắp sáng bởi đèn lồng nhiều màu đem một cảm giác thật kỳ diệu! Đêm đến, đường phố Hội An sôi động với những người rao bán đèn lồng trên dòng sông, những lời mời chào khách của các nhà hàng, nơi khách vừa ăn vừa nghe hô bài chòi.

Dọc bờ sông, các hàng quán đã bày bàn ghế ra với khá nhiều điểm bán món cao lầu. Khi đi tìm món gì khác, tôi hỏi thăm và được mời dùng món bánh đ.ập (giá 10.000 đồng/cái) với nước chấm tỏi ớt. Một món ăn giòn và ngon.

Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn
Thưởng thức “bữa tiệc” đường phố tại Hội An

Bữa tối chưa đủ no nên chúng tôi tìm đến một hàng ăn khác với một đặc sản khác của Hội An mà tôi cũng chưa từng làm quen: mì Quảng. Mì Quảng gồm sợi mì bằng bột gạo, thịt heo chiên, tôm, trứng cút và đậu phộng giã. Một lần nữa, thìa nước xốt được rưới vào tô mì Quảng vừa ngập những sợi mì. Món ăn này tương tự với cao lầu nhưng không cách gì ngon bằng!

Vậy là chúng tôi đã có được một bữa tiệc đường phố chỉ trong vòng chưa tới một ngày. Thời gian còn lại ở Hội An, chúng tôi dành cho một lớp học nấu ăn với những món ngon chúng tôi đã trải nghiệm ở đô thị cổ này cùng nhiều đặc sản ẩm thực khác của Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *