Món cá nướng ngũ vị thơm lừng, da cá bóng mượt màu đẹp, thịt cá chín tới thấm gia vị và giữ được độ mềm ngọt. Cùng chế biến nhé.
Nguyên liệu:
– Cá chép đã mổ sẵn 1kg
– Hành tây băm 40gr
– Sả khô 1 muỗng canh (hoặc sả tươi băm nhỏ)
– Hạt điều 1/2 muỗng cà phê
– Tương ớt 1 muỗng canh
– Dầu ăn 2 muỗng canh
– Nước tương 2 muỗng cà phê
– Bột ngũ vị hương 1/2 muỗng canh
– Gia vị: bột ngọt, hạt nêm, muối, đương, tiêu
Cách làm:
– Cá chép bạn cạo vảy, cắt vây, bỏ ruột, xát muối rồi rửa sạch, khứa thịt thành các đường ngang để khi ướp cá được ngấm sốt.
– Bạn cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo. Đợi dầu nóng thì cho 1/2 muỗng cà phê hạt điều vào, phi lấy màu ở lửa nhỏ.
– Sau đó, vớt hạt điều đã phi ra, hạ lửa nhỏ rồi cho 40gr hành tây băm vào phi khoảng 1 phút cho thơm.
– Tiếp đến, bạn cho 1 muỗng canh sả khô, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường đường vào.
– Tiếp tục cho thêm 1 muỗng canh tương ớt, 2 muỗng cà phê nước tương, 1/2 muỗng canh bột tiêu, 1/2 muỗng canh bột ngũ vị hương và 2 muỗng canh nước vào, xào đều trên lửa nhỏ khoảng 1 phút thì tắt bếp.
– Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp sốt ra chén để nguội.
– Đầu tiên, bạn chuẩn bị khay nướng lót sẵn giấy bạc. Sau đó, phết sốt đều lên 2 mặt cá và ướp khoảng 1 tiếng trước khi nướng.
– Cá sau khi ướp xong thì cho vào lò nướng đặt rãnh cuối cùng của lò, nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút đầu rồi lật mặt dưới lên nướng tiếp 10 phút. Sau đó, lật cá tăng lên 230 độ C trong 10 phút.
– Lấy cá ra khỏi lò và phết 1 lớp sốt lên mặt cá (đây là bước để cho da cá bóng mượt không bị khô). Đặt cá vào lò nướng, tăng nhiệt lên 250 độ C trong 10 phút là xong.
Cách chọn mua cá chép tươi ngon:
– Để mua được cá chép tươi ngon, bạn nên chọn những con cá dày mình, đều đặn, vẩy tươi sáng, không xuất hiện vết thâm.
– Nên chọn những con cá có mình dài, nhìn thon, không cần phải nặng kí vì chúng là cá chép sông khi ăn sẽ rất dai và ngọt thịt.
– Tránh chọn những con cá có kích thước quá lớn, bụng phình to vì có thể chứa nhiều mỡ hoặc trứng cá nên ít ngọt thịt hơn.
– Đối với cá làm sẵn thì nên chọn những miếng có độ đàn hồi tốt, nhìn tươi chắc, không bị biến đổi màu, không có mùi hôi và phần đầu cá còn đọng m.áu tươi, không chảy nhớt.
Chúc bạn thành công!
Cách nấu cơm sườn cốt lết chiên thơm ngon với nước mắm chua ngọt đậm đà
Khám phá cách nấu cơm sườn cốt lết chiên thơm ngon với nước mắm chua ngọt đậm đà qua công thức dưới đây nhé!. Cơm sườn là món ăn phổ biến của Việt Nam với mùi thơm đặc trưng của những miếng sườn mang hương vị đặc biệt, độc đáo thu hút nhiều người thưởng thức.
Cùng MRLVN vào bếp với công thức nấu món này nhé
Nguyên liệu cho cách nấu cơm sườn cốt lết chiên
Sườn lợn cốt lết 400 gr
Hành tây 1 muỗng canh(băm nhuyễn)
Hành lá 3 nhánh
Cà rốt 1 củ
Dưa leo 1 quả
Sả 1 muỗng canh(băm nhuyễn)
Tỏi băm 2 muỗng canh
Ớt băm nhỏ 1 muỗng canh
Sữa đặc 1 muỗng canh
Dầu hào 1/2 muỗng canh
Mật ong 1 muỗng canh
Bột ngũ vị hương 1/3 muỗng canh
Nước mắm 3 muỗng canh
Nước cốt chanh 1 muỗng canh
Dầu mè 1/3 muỗng canh
Dấm trắng 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng
Dầu ăn 7 muỗng canh
Cách nấu cơm sườn cốt lết chiên
Bước 1: Sơ chế sườn cốt lết
– Sườn cốt lết rửa sơ rồi cho vào thau nước muối pha loãng rửa sạch sau đó vớt ra để ráo, lấy giấy thấm cho khô
– Dùng chày giã thịt đ.ập cho miếng thịt mềm và mỏng dẹt bớt.
Cách sơ chế sườn sạch
– Sơ chế ngay khi thịt còn tươi mới thì món cơm sườn sẽ ngon hơn
– Dùng muối chà sát lên toàn bộ miếng sườn đồng thời bóp kĩ cho thịt hết nhớt và khử mùi hôi, sau đó rửa lại qua vài lần nước cho sạch.
– Có thể sử dụng rượu trắng thay muối (giấm) chà xát mát xa nhiều lần lên thịt để khử bớt mùi hôi và giúp cho thịt mềm hơn.
– Có thể chần sườn qua nước sôi trong khoảng 3 phút trước khi chế biến, sau đó vớt thịt ra rửa lại với nước lạnh để khử mùi hôi
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
– Cà rốt bạn bào sạch vỏ, bỏ cuống rửa sạch cắt thành các cọng nhỏ dài khoảng 1 ngón tay.
– Dưa leo cắt bỏ 2 đầu rồi rửa sạch, xắt nhỏ tương tự như cà rốt
Bước 3: Ướp sườn
– Cho sườn vào tô, rồi 1 muỗng tỏi, hành tây, sả, ớt băm nhuyễn, 1/2 muỗng dầu hào, 1 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng sữa đặc, 1 muỗng mật ong, 1/3 muỗng bột ngũ vị hương, 1/3 muỗng dầu mè
– Trộn đều rồi mát xa miếng sườn sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp 2 – 4 tiếng hoặc ướp qua đêm cho ngấm gia vị.
Bước 4: Chiên sườn
– Đặt chảo lên bếp ở lửa lớn, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào, đến khi dầu sôi thì cho sườn vào chiên ở lửa vừa cho sườn chín vàng đều 2 mặt thì tắt bếp
Bước 5: Làm đồ chua ăn kèm
– Cho dưa leo, cà rốt đã sơ chế vào tô cùng 1 muỗng đường và 1 muỗng dấm trắng, trộn đều tay cho đến khi đường tan.
– Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô dưa chua rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Bước 6: Pha nước mắm
– Hành lá cắt bỏ gốc rễ, nhặt lá sâu héo rồi rửa sạch để ráo nước rồi cắt nhỏ cho vào chén.
– Bắc chảo lên bếp cho chảo thật nóng rồi cho vào chảo 5 muỗng canh dầu ăn vào, đến khi dầu sôi thì tắt bếp và đổ trực tiếp vào chén hành lá đã cắt nhỏ
– Cho vào nồi 60ml nước lọc, 2 muỗng canh nước mắm, 70gr đường, khuấy đều và đun ở lửa to, cho đến khi đường tan hết đến khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa đun đến khi hỗn hợp hơi sánh lại thì cho ra chén
– Sau khi hỗ hợp nguội thì cho vào 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm cùng 1 muỗng canh nước cốt chanh, khuấy đều.
Bước 7: Thành phẩm
Đĩa cơm tấm được bày bài trí hài hòa, hấp dẫn. Sườn cốt lết được chiên vàng đều 2 mặt, mềm ngon và thấm đẫm gia vị đậm đà ăn cùng vài lát dưa leo và cà chua tươi, cộng thêm độ giòn giòn, ngọt thanh của đồ chua làm món ăn càng thêm bắt vị, thơm ngon hấp dẫn.