Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Tháng giêng âm lịch hàng năm là mùa sứa biển Cô Tô, mùa mà ngư dân vùng này có thể kiếm hàng chục triệu đồng. Vì thế loài vật dưới biển sâu này được mệnh danh “vàng trắng” của dân đảo Cô Tô.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Ngày trước, sứa biển luôn là nỗi lo của ngư dân vì sứa thường làm rách lưới. Từ năm 2010, khi món nộm sứa phổ biến thì nhiều du khách đã biết và yêu thích món ăn này. Loài nhuyễn thể này tuy không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại chứa một số loại vitamin không thể thay thế và axit nicitinic, giàu khoáng chất Na, Ca, K, Mg.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Loài sứa biển. Ảnh minh họa: Viện Y học biển.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Sứa biển bị sóng đ.ánh dạt lên bờ cát đảo Cô Tô – Quảng Ninh. Ảnh: vamvo.

Những người ngư dân nhiều năm vớt sứa biển Cô Tô cho hay, đi vớt sứa là một trong những nghề dễ nhất trong tất cả những công việc đ.ánh bắt ngoài biển. Cứ khi nào thời tiết đang lạnh mà chuyển sang ấm là sứa sẽ về nhiều.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Sứa biển có nhiều loại, nhiều hình dáng kích thước. Ảnh minh họa: IAS Links.

Do sứa vào mùa nổi sát mặt nước và di chuyển chậm chạp nên công cụ ra khơi chỉ cần một chiếc tàu nhỏ, vài cái vợt lưới, thêm đèn pha là đủ. Với con tàu 36 mã lực, mỗi ngày một gia đình có bốn người có thể vớt được khoảng 400 con sứa.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Vớt sứa biển. Ảnh: Báo Gia Đình.

Từ tháng Giêng đến tháng 4 hàng năm, sứa đủ màu trắng, xanh, đỏ cứ thế trôi nổi đầy ắp trên mặt biển Cô Tô cho ngư dân vớt, ai có sức khỏe sẽ vớt được nhiều. Ngư dân dùng vợt vớt sứa, sứa nhỏ thì lấy cả con, sứa to thì giật nón sứa bỏ đi chỉ lấy phần chân, vớt từ đêm đến sáng rồi đưa sứa vào bờ bán.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Những con sứa tích nước nặng trĩu. Ảnh: Báo Giao Thông.

Nghề vớt sứa hoàn toàn phụ thuộc vào dòng chảy của nước và gió biển. Vì thế khi gặp thời tiết, dòng nước thuận lợi mới có thể khai thác sứa biển Cô Tô một cách dễ dàng, đạt sản lượng cao.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Khệ nệ khiêng thùng sứa. Ảnh: Báo Giao Thông.

Vớt sứa tưởng là nghề nhẹ nhàng mà cũng rất vất vả. Sứa tích nước biển nên rất nặng, trung bình 15-20kg, có thể tới 50-60kg cho mỗi con, chưa kể tay chân bị sứa đốt sưng vù, tấy đỏ. Tuy vậy công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng khi giá mỗi con sứa từ 10.000 – 40.000 đồng. Có tàu vớt được trên 1.000 con mỗi đêm, thu cả chục triệu đồng. Tính cả vụ mỗi tàu có thể thu nhập 300 – 500 triệu đồng, cao hơn so với đ.ánh bắt cá truyền thống.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Sứa ngâm trong bể muối. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Nhưng sứa biển Cô Tô chỉ thực sự trở thành “vàng trắng” khi qua tay các xưởng chế biến. Trên địa bàn đảo lớn Cô Tô và xã đảo Thanh Lân, các xưởng chế biến sứa nằm nối nhau dài dằng dặc, hoạt động đêm ngày tạo ra tiếng máy móc vang động.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Ảnh: Tê Quân.

Theo ngư dân Cô Tô, sứa sau khi được đ.ánh bắt về được phân loại, đưa vào bể máy quay ly tâm để làm sạch nhớt và thải hết tạp chất. Trong đó, phần chân sứa có giá trị chất dinh dưỡng cao, chế biến món ăn ngon hơn các phần còn lại nên được giữ lại nhiều hơn các phần khác.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Sau khi quay ly tâm 10-12 tiếng, sứa được đưa ra bể nước muối với nồng độ muối tăng dần đến 20% – 25%, ngâm trong vài ngày đến một tháng để sứa cứng, trắng, khô ráo là thành phẩm hoàn chỉnh.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Sứa đóng thùng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Sứa thành phẩm được mang đóng thùng bán trong nước và xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc. Hiện sứa có giá từ 150.000-200.000 đồng/thùng (bán trong nước), 300.000-500.000 đồng/thùng (xuất khẩu sang Trung Quốc), riêng loài sứa đỏ có thể bán ra với giá cả triệu.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Sứa ăn liền. Ảnh: Vnexpress.

Sứa biển Cô Tô có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, lạ miệng. Món ăn từ sứa được yêu thích hơn cả là món nộm sứa. Món nộm sử dụng nguyên liệu là sứa đã được sơ chế, chần qua nước sôi, trộn với các loại rau, thịt và gia vị.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Bún sứa. Ảnh: Foody.

Tùy vùng miền, nộm sứa có thể được chế biến khác nhau đôi chút, nhưng không thể thiếu các loại rau câu, đu đủ xanh, cà rốt, ngó sen, hoa chuối. Rau rửa sạch, thái mỏng, trộn với thịt gà xé, tôm nõn thái nhỏ, giò lụa thái chỉ; các loại hạt lạc, vừng, hạt điều rang chín, giã nhỏ; và các gia vị.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Nộm sứa. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Chế biến sứa ăn liền thành sản phẩm OCOP. Ảnh: thuonghieusanpham.

Nộm sứa ăn giòn, thanh mát và có mùi vị lạ miệng. Nhiều du khách đến Cô Tô ăn món nộm sứa thấy hấp dẫn nên đặt mua các thùng sứa đã chế biến về ăn dần. Từ đó sứa Cô Tô trở thành đặc sản thương hiệu của vùng biển t.iền tiêu!

10 món ăn được xếp hạng độc hại nhất trên thế giới, Việt Nam góp tới 8 món nhiều người mê

Những món ăn này rất phổ biến và được nhiều người Việt yêu thích, tuy nhiên lại chứa nhiều độc tố gây hại cho cơ thể.

Củ sắn/ khoai mì

Sắn là loại lương thực rất phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người đặc biệt thích ăn sắn, thường chế biến sắn thành các món như luộc, nướng, làm bánh…

Tuy nhiên, trong sắn có chứa một chất gọi là linamarin. Chất này có thể bị chuyển hóa thành xyanit nếu ăn sống. Nếu chúng ta ăn sắn sống có thể bị say, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Khi làm chín, một lượng linamarin vẫn còn tồn dư trong sắn, bởi vậy khi ăn loại củ này chúng ta nên ăn ít, không nên ăn quá nhiều kẻo hại thân.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Ảnh minh họa

Sứa biển

Nộm sứa là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ở xúc tua sữa biển chứa chất cực kỳ độc. Khi chế biến tuyệt đối không nên dùng sứa biển tươi chưa qua khâu sơ chế.

Thịt ếch

Thịt ếch là món ăn rất giàu dinh dưỡng, ngon miệng. Tuy nhiên, trong cơ thể ếch chứa một loạt các chất độc hại có hại cho con người, đặc biệt là những con ếch chưa sinh sản, chúng mang độc tố có thể dẫn đến suy thận.

Xúc xích, thịt xông khói

Vốn dĩ chúng ta ai cũng biết những loại thực phẩm này không lành mạnh cho sức khỏe, nhưng vì chúng ngon nên vẫn thường ăn.

Những món này có chứa nhiều chất độc gây gại cho cơ thể, thậm chí mức độ độc hại được xếp ngang với t.huốc l.á, amiăng và khói diesel.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Hạt điều

Hạt điều sống có chứa một loại chất độc tên là urushiol. Nếu ăn phải lượng lớn urushiol có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Sò huyết

Sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngon miệng, rất tốt cho cơ thể,

Tuy nhiên, sò huyết sống ở bùn nên có chứa nhiều các loại virus gây bệnh như thương hàn, viêm gan… Đặc biệt, nếu ăn sống thì bạn còn có thể nhiễm sán nữa.

Chính vì thế, nên nấu chín kỹ, sơ chế sạch sẽ trước khi nấu ăn.

Cây cơm cháy

Những người ở vùng núi thường không lạ lẫm gì cây cơm cháy. Người dân hay sử dụng loại cây này để làm cây cảnh hoặc làm thuốc.

Tuy nhiên khi sử dụng, cần lưu ý trong cành và hạt cơm cháy có chứa chất độc xyanua có thể độc c.hết người.

Óc khỉ

Người xưa thường có quan niệm, ăn óc khỉ có thể chữa được bách bệnh, óc sống càng tốt. Tuy nhiên, đây là điều vô cùng nguy hiểm cho tính mạng, óc khỉ chứa tác nhân gây ra bệnh Jakob biến thể, căn bệnh khiến não nhũn ra và t.ử v.ong.

Bạch tuộc sống Sannakji

Món ăn này được người dân Hàn Quốc cực kỳ yêu thích. Những xúc tua của bạch tuộc sẽ vẫn giữ nguyên khi ăn.

Khi ăn, thực khách phải nhai và nuốt chúng ngay trước khi những ống hút của xúc tu có thể dính vào vòm miệng. Nếu các xúc tu này không may dính vào miệng và cổ họng, chúng có thể khiến họ bị ngạt thở.

Sứa biển Cô Tô – Sản vật được mệnh danh “vàng trắng”

Thịt cá mập thối

Thành phần chính của món hakarl là cá mập Greenland, loài cá có độc. Cá mập được làm sạch và chặt bỏ đầu. Sau đó, để loại bỏ các chất độc như oxit trimethylamine và axit uric, người dân chôn con cá mập dưới đất từ 6-12 tuần cùng đá, cát, sỏi.

Những hòn đá to được đặt lên phía trên để tạo sức nặng, ép các chất lỏng chảy ra. Trong quãng thời gian này, cá cũng được lên men.

Sau khi được phơi khô, người dân mang ra sử dụng. Tuy vậy nhưng các chất độc vẫn sót lại bên trong phần thịt cá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *