Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao
Rate this post

Thịt gác bếp là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị độc đáo. Nhưng hẳn chưa mấy ai biết, để được miếng thịt treo ngon như vậy phải trải qua quá trình chế biến như thế nào và vì sao nó trở thành đặc sản.

Thực phẩm tích trữ

Nếu để hỏi món thịt treo gác bếp có từ bao giờ, chắc chắn sẽ rất khó có câu trả lời. Chỉ biết rằng, món ăn này đã được đồng bào các dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao… ở các tỉnh vùng cao như Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn… sử dụng từ rất lâu và cứ thế họ tiếp tục phát triển.

Mùa đông ở miền Bắc khá lạnh, đặc biệt là vùng cao có những lúc nhiệt độ thấp hơn đồng bằng cả chục độ C. Ngày trước, khi kinh tế còn khó khăn, những vật dụng như tủ lạnh là của hiếm, chưa kể ở vùng cao nhiều nơi không có điện sinh hoạt, đường sá đi lại khó khăn, có khi đi cả nửa ngày đường mới tới chợ. Nhưng “cái khó ló cái khôn”, đồng bào các dân tộc vùng cao cũng tự biết cách tích trữ thực phẩm để ăn trong thời gian dài, như món thịt treo gác bếp chẳng hạn.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Đĩa thịt treo gác bếp thơm ngon.

Thường thì chủ yếu người ta sẽ làm bằng thịt lợn, nhiều nhất vào dịp cuối năm, đồng bào “đụng” lợn để vừa ăn Tết, vừa là làm thực phẩm tích trữ dài ngày cho tháng Giêng, tháng hai lên nương cày cấy. Lợn bản được chăn thả tự nhiên sẽ cho thịt ngon và chắc nhất, thường lựa chọn phần ba chỉ, mông, vai để làm. Sau khi sơ chế thật sạch và lau khô, những phần thịt được cắt theo từng khúc dài, một đầu được xiên bởi những sợi lạt tre để thuận tiện đem treo.

Thịt sẽ được phủ kín bởi một lớp muối hột, sau đó đem trữ vào âu sành (hoặc những chiếc sọt tre có lót và đậy bằng lá chuối) trong 1 ngày. Khi miếng thịt đã ngấm muối, phần mỡ trở nên trong hơn, người ta sẽ treo vào những thanh tre dưới gác bếp từ 1 tuần đến 10 ngày là đã ăn được.

Mùa đông vùng cao thường rất lạnh, người dân thường quây quần ăn cơm hay tiếp khách cũng bên cạnh bếp, chính vì thế bếp của họ luôn đỏ lửa. Đồng bào thường sử dụng 2 bếp, một bên để nấu ăn, bên còn lại luôn là một chảo cám lợn. Phía trên, cách mặt bếp khoảng 2m, là một giàn những thanh tre treo cố định. Chỗ này vừa là nơi bảo quản một số vật dụng gia đình khỏi mối mọt, vừa là nơi trữ hạt giống và phía dưới treo thực phẩm như món thịt gác bếp.

Thịt treo gác bếp sẽ được bao bọc bởi một lớp khói. Khi miếng thịt có màu nâu đen, khô và chắc là có thể ăn được. Lúc ăn, người ta sẽ đem rửa thật sạch rồi chế biến theo nhiều cách như nướng, xào, hay nấu canh với măng.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Thịt gác bếp có màu nâu đen, khô và chắc có thể được dùng chế biến theo nhiều cách như nướng, xào, nấu với măng…

Đặc sản được yêu thích

Hơn chục năm trở lại đây, ẩm thực vùng miền lại trở nên được ưa chuộng. Xu hướng tìm về những món ăn xưa cũ, những sản vật vùng miền hay món ăn bình dị lên ngôi. Và vì thế, những món ăn quê lại khoác cho mình chiếc áo mới, thậm chí phần nhiều còn vươn lên trở thành đặc sản, trong đó có món thịt treo gác bếp.

Thịt treo gác bếp quay trở lại một phần cũng do sự hoài niệm của nhiều người. Họ nhớ ký ức về ẩm thực quê, họ muốn thưởng thức trở lại những thứ mà thời nay không còn dễ kiếm tìm nên đã tự sáng tạo cả công thức lẫn cách bảo quản món ăn. Thịt treo gác bếp cũng đã thay đổi trong cách tẩm ướp, thay đổi trong cả cách treo để hợp với thời đại hơn, ngon và an toàn hơn dựa trên những gia vị miền núi. Hương vị cũng vì thế đã được phân vùng một cách riêng biệt.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Thịt treo gác bếp đã trở thành thức ăn đặc sản đối với nhiều người.

Ở khu vực Tây Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên… họ có gia vị đặc sản là mắc khén, hạt dổi rất nổi tiếng để tẩm ướp tạo vị thơm ngon rất đặc trưng. Còn phía Đông Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng… thịt sau khi được sơ chế sạch họ sẽ tẩm ướp bằng rượu được ngâm với gừng núi, tiêu, bột mắc mật… Thành phẩm cũng sẽ có vị ngon và rất vừa miệng.

Những chiếc lò chuyên dụng được làm riêng, thịt có thể được treo khô trong lò bằng bã mía. Thời gian để làm miếng thịt treo gác bếp cũng trở nên nhanh hơn, được bảo quản sạch bằng cách hút chân không và trữ trong tủ đông. Vì thế, miếng thịt treo trở nên thơm và đẹp mắt, đảm bảo vệ sinh hơn rất nhiều.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Lò chuyên dụng làm thịt treo gác bếp.

Chỉ cần cắt một miếng ba chỉ gác bếp rửa sạch, đem hấp chín trong nồi cơm là đã có đĩa thịt ngon mắt với phần mỡ trong veo thái lát mỏng và phần thịt màu nâu đỏ bắt mắt. Hay đem cả miếng thịt nướng trên than hồng, mùi khói quện với mùi thơm gia vị tẩm ướp, vị ngọt đậm đà của thịt ăn khá lạ miệng mà lại không ngán. Nhiều người đem thái mỏng xào với ngồng tỏi, ngồng cải làn hay với rau bồ khai, thậm chí đem kho với măng chua… Mỗi gia đình một cách ăn khác nhau và đương nhiên đây là một món khá dễ chế biến.

Hiện nay, món thịt treo gác bếp đã trở nên khá phổ biến và có cả phiên bản thịt trâu, thịt bò hay thịt ngựa… gác bếp. Sẽ không khó để tìm mua ở nhiều cửa hàng đặc sản, trên trang thương mại điện tử hay những hội nhóm trên mạng xã hội. Với những gia vị đặc trưng, được bảo quản sạch và tốt hơn nên thịt treo gác bếp ngày càng nhận được sự ưa chuộng tại nhiều nơi trong cả nước.

Bánh cuốn trứng Hà Giang

Bánh cuốn trứng Hà Giang có hương vị rất độc đáo, lòng đỏ trứng ngầy ngậy, bọc mờ bên ngoài bằng một lớp bột bánh dai dai pha vị xốp đặc trưng của lòng trắng trứng.

Dùng đũa khéo léo lật mép bánh sẽ thấy lòng đào vàng ươm, sánh ngậy chảy ra. Lúc này phải ăn ngay, nhanh tay chấm miếng bánh vào nước mắm nóng hổi, đưa lên miệng thưởng thức miếng bánh tan dần ra, hòa cùng vị đậm đà của nước chấm rất “đã”.

Bánh cuốn trứng Hà Giang là một món ăn độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang. Đây là món ăn mà du khách thường lựa chọn cho bữa sáng của mình khi tới Hà Giang du lịch. Một “món lạnh” được ăn cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Bánh cuốn trứng Hà Giang là món ăn đặc sản độc đáo nhất.

Không giống như bánh cuốn ở dưới xuôi, chỉ là thớ bánh ăn chung với ít hành và chấm cùng bát nước chấm hồn hợp thì bánh cuốn trứng Hà Giang đặc biệt hơn nhiều. Bánh cuốn ở đây khi được tráng trên bếp được đ.ập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong. Bát nước dùng ăn cùng bánh cuốn trứng còn có ít hành và 2 chiếc giò trông rất ngon.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Bánh cuốn trứng Hà Giang có nhiều nét đặc biệt hơn bánh cuốn vùng khác.

Lên đây vào ngồi một quán bánh cuốn trừng Hà Giang nào du khách cũng có thể bắt gặp cảnh người bán hàng đang bận rộn làm những đĩa bánh cho khách hàng. Cảm giác ngồi chờ họ làm bánh rồi cho ra đĩa bánh nóng hổi thật thích. Ngôi ngay cạnh cô làm bánh, sẽ thấy đôi tay nhanh nhặn đổ bột gáo bột láng lên nền vải rồi đậy vung, chưa kịp trở tay thì cô lại mở vung và cho ra chiếc bánh cuốn nóng ngon. Khi lớp bánh chín, nhanh tay đ.ập vào đó một quả trứng và dùng chính lớp bánh để bọc nó lại.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Người thợ làm bánh rất nhanh tay để cho ra đĩa bánh ngon.

Trong lúc chờ đợi bánh và trứng chín thì người thợ làm bánh nhanh tay múc bát nước dùng đặt sẵn lên bàn để khi có bánh sẽ mang ngay cho khách. Cứ lặp đi lặp lại chúng cho đến khi hết khách thì thôi. Nét đặc biệt khi bạn ăn bánh cuốn trứng Hà Giang là sẽ được thưởng thức nóng, ăn ngay khi làm xong. Họ sẽ không làm sẵn bánh mà đợi khi khách đến ăn mới bắt đầu làm để bánh nóng và ngon.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Bánh cuốn trứng Hà Giang ăn cùng nước lèo ninh xương.

Bánh cuốn trứng Hà Giang có hương vị rất độc đáo, lòng đỏ trứng ngầy ngậy, bọc mờ bên ngoài bằng một lớp bột bánh dai dai pha vị xốp đặc trưng của lòng trắng trứng. Dùng đũa khéo léo lật mép bánh sẽ thấy lòng đào vàng ươm, sánh ngậy chảy ra. Lúc này phải ăn ngay, nhanh tay chấm miếng bánh vào nước mắm nóng hổi, đưa lên miệng thưởng thức miếng bánh tan dần ra, hòa cùng vị đậm đà của nước chấm rất “đã”.

Thịt treo gác bếp – đặc sản “độc, lạ” của vùng cao

Hương vị độc đáo của bánh cuốn trứng Hà Giang khiến du khách nhớ mãi.

Sẽ không phải là một đĩa mà là hai hay ba đĩa bánh cuốn trứng Hà Giang cũng không làm bạn thấy chán, ăn một lần mà nhớ mãi chỉ muốn quay lại thưởng thức chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *