Ẩm thực đường phố là một trong những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc của Việt Nam. Có gì thú vị bằng khi đến miền đất lạ, lang thang trên đường phố, ghé một gánh hàng nào đó, tự mình khám phá những món ngon bình dân và ngắm dòng người xuôi ngược.
Bạn đang đọc: Thưởng Thức Quà Vặt Hải Phòng
Có lẽ điểm dừng chân đầu tiên để làm “ấm” dạ dày nên là hàng bánh đúc Tàu trên vỉa hè phố Cát Dài. Khách ăn phải tự tìm ghế ngồi – những chiếc ghế nhựa nhỏ được đặt quây tròn quanh người bán. Gọi là bánh đúc Tàu vì trước đây hàng do một bà già người Hoa ngồi bán. Còn bây giờ, người bán là con bà, một phụ nữ độ tầm 40 t.uổi, ngồi bên sề bánh đúc còn nóng hôi hổi, tay thoăn thoắt xắn bánh, xúc nhân.
Ốc xào Hải Phòng
Bát bánh đúc đến tay thực khách vẫn còn hơi ấm kèm theo hương thơm thơm của bột bánh, của nhân thịt ba rọi và tép tươi, vị chua chua, mằn mặn, ngòn ngọt, cay sè của dấm ớt và nước mắm pha thật loãng. Khác với bánh đúc mặn của miền Nam thường có nước cốt dừa ăn kèm béo ngậy, bánh đúc Tàu mang hương vị thanh tao nhẹ nhàng. Cái hay của người bán là bát bánh vừa đủ ăn để thực khách cảm thấy đã được “dằn” bụng nhưng vẫn còn thòm thèm. Mỗi bát bánh đúc chỉ 6.000 đồng. Nếu thực khách đến sau 5 giờ chiều thì khó có cơ hội thưởng thức vì hàng chỉ bán từ khoảng 3 giờ đến 5 giờ và dù đắt khách đến mấy bà chủ vẫn nhất quyết chỉ bán với một lượng cố định.
Sau khi đã “dằn” bụng bằng bánh đúc, thực khách ung dung dạo phố tìm một hàng ốc ưng ý. Những người sành ăn đều khẳng định ốc xào Hải Phòng là món “tuyệt chiêu”. Có thể vào nhà hàng hoặc các hàng quán sang trọng để thưởng thức món này nhưng ăn ốc vỉa hè thì đúng điệu hơn. Trên những con phố Hai Bà Trưng, Cát Dài, Cát Cụt, Lê Lợi, Lạch Tray… có vô số những hàng ốc tên t.uổi lẫn không tên, như: Tường ốc, Huyền ốc, quán ốc của chị Hoa đầu chợ Lương Văn Can… Nằm trên phố Hai Bà Trưng, đối diện với phố Cát Dài, có hàng ốc 179. Cô bán hàng trẻ trung, xinh tươi, hay cười nói cộng thêm món ốc xào, ốc luộc mắm của quán hàng rất đậm đà nên luôn hấp dẫn khách. Giá cả ở hàng này cũng rất bình dân, mỗi bát ốc chỉ khoảng 8.000 đồng- 25.000 đồng, tuỳ loại.
Ốc sống được bày trong những chiếc rổ con con để khách chọn lựa. Có đủ loại, nào là ốc vặn, ốc mít, ốc dáo, ốc mút, ốc đỏ môi… Khách chọn xong, chủ hàng mới bắt đầu luộc, luộc mắm hay xào theo yêu cầu. Ốc luộc mắm có vị thơm đậm đà của mắm thấm sâu vào thịt ốc. Còn ốc xào công phu và thêm nhiều phụ liệu hơn. Gia vị của món ốc xào gồm tương ớt, sả, gừng, vài lát dừa khô thái nhỏ… làm cho món ăn dậy mùi thơm phức. Ốc vừa chín tới, người ta chắt nước ốc xào đặc sánh ra để làm nước chấm- một loại nước chấm có hương vị chẳng thể lẫn vào đâu, trộn lẫn giữa cái cay sè của ớt, cái béo béo của dừa, cái thơm nồng của gừng, của sả và vị ngòn ngọt. Buổi chiều lành lạnh, ngồi khêu từng con ốc, tận hưởng hương vị của món ăn tan trên đầu lưỡi thì còn gì thú vị bằng.
Bánh mì cay
Một món nữa không thể thiếu trong thực đơn quà vặt Hải Phòng chính là bánh mì cay. Bánh mì cay Hải Phòng chỉ nhỏ bằng khoảng 3 ngón tay chập lại, kẹp miếng pa-tê gan, chút ruốc, rưới thêm tương ớt đỏ au rồi đặt lên bếp than hồng. Bánh nóng được mang ra khỏi lò giòn kháu và tuỳ khẩu vị của thực khách mà người bán sẽ cho thêm gia vị. Bánh mì cay là món lót lòng lý tưởng vào giờ tan tầm hoặc là món ăn chơi trong những buổi chiều muộn dạo phố của người đất cảng nhưng là món lạ miệng với du khách. Bánh mì cay rất phổ biến nhưng ngon nổi tiếng là ở ngã ba Khánh Nạp, phố Lê Lợi, phố Đinh Tiên Hoàng…
Hải Phòng còn có bánh đa cua, chả nem cua bể, bánh cuốn nóng… Mỗi món một vẻ nhưng du khách đã một lần thưởng thức thì khó có thể quên.
Theo Amthuc.com.vn
Độc đáo ẩm thực Bắc Giang
Tới Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang lần thứ IV diễn ra trong 2 ngày 24 và 25 vừa qua, điểm thu hút du khách nhất chính là không gian trưng bày ẩm thực mang màu sắc đặc trưng của lịch sử, văn hóa tỉnh Bắc Giang.
Không gian ẩm thực đầy ắp các đặc sản Bắc Giang
Các nghệ nhân tài hoa của các làng nghề đã mang đến ngày hội hơn 60 món ăn truyền thống, nổi tiếng của vùng, như: Bánh đa Kế, bánh đúc, sôi ngũ sắc dân tộc Cao Lan, bánh cuốn, bánh gio, cơm nắm muối vừng, bún đa mai, xôi gấc, chè kho, giò lụa, cháo trai, trái cây…Tất cả đều là những sản vật nổi tiếng của vùng văn hóa Kinh Bắc xưa nay. Điều đặc biệt là các món ăn được làm theo chủ đề:
1. Địa linh nhân kiệt
2. Sông Lục-núi Huyền
3. Nham Biền tú khí
4. Hòa khí Xương Giang
5. Yên Thế nghìn năm
6. Dân an vật thịnh
Ngày hội Văn hóa, Thê thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang được tổ chức hai năm một lần. Tham gia hội lần này có 11 trại văn hóa, 10 gian trình diễn ẩm thực, 10 gian trình diễn làng nghề, 5 gian trưng bày ẩm thực và hàng loạt các hoạt động văn hóa mang nét đặc trưng của các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Đến đây người dân sẽ được xem trình diễn văn nghệ, liên hoan ca múa nhạc dân gian, hát quan họ trên thuyền, các trò chơi dân gian như: đấu vật, cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, chơi đu…
Bên cạnh đó còn có các hoạt động trình diễn làng nghề của các nghệ nhân dân gian trong tỉnh như: trình diễn làm giấy dó và dệt thổ cẩm truyền thống của người Cao Lan ở bản Khe Nghè (Lục Nam), nghề làm mây tre đan Tăng Tiến, làm bánh đa nem Thổ Hà (Việt Yên), gian trình diễn nghề thêu tay Vạn Xuân (Yên Dũng), nghề làm diều Phúc Mãn (Lạng Giang), nghề làm đồ gốm mỹ nghệ Việt Yên…
Mâm xôi có tên Nham Biền tú khí
Tìm hiểu thêm: [Chế biến] – Vịt xốt mận
Mâm cỗ có tên Dân an vật thịnh
Món bánh đúc
Mâm xôi hào khí Xương Giang
Bánh gio
>>>>>Xem thêm: Vịt khìa nước dừa
Xôi ngũ sắc
Theo Tạp Chí Ẩm Thực