Mì gói là một trong những sợi bánh được ưa chuộng để xào cùng thực phẩm trong các bữa trưa văn phòng. Hôm nay vẫn là sợi mì gói thân quen nhưng sẽ xào cùng một loại hải sản có độ giòn khó quên là bạch tuộc.
Nhắc đến cơm trưa văn phòng, mọi người thường chọn cơm trắng dùng kèm các loại thịt heo, bò, gà được kho, xào, ram mặn hoặc món nước như hủ tiếu mì, bún phở. Vậy nhưng, sợi mì gói vẫn có những tín đồ cho riêng mình bởi cách xào mì mang đến hương vị mới lạ hơn là mì gói nấu dạng nước.
Tại các quán ăn, mì gói và bạch tuộc đa số được chế biến theo phong vị ẩm thực Hàn Quốc. Theo đó, họ nấu dạng mì nước với cấp độ cay tùy vào người ăn nên tổng thể món ăn là nước dùng chua cay, bạch tuộc dai giòn còn sợi mì thì mềm mại.
Khác cách làm trên, các quán cơm trưa văn phòng lại chọn sợi mì gói Việt Nam đem xào cùng bạch tuộc và thêm ít cọng rau muống thân quen. Tính theo văn hóa ẩm thực vùng miền hay bữa trưa văn phòng thì mì gói xào bạch tuộc tương tự như món mì gói xào bò khá phổ biến trong thực đơn quán ăn. Trong khi thịt bò có độ ngọt từ thịt đỏ thì độ ngọt của bạch tuộc lại mang hương vị biển cả, cộng thêm độ giòn sần sật khó quên nên thực khách hay có xu hướng gọi mì gói xào bạch tuộc hơn mì gói xào bò.
Về sợi mì gói, quán ăn ưa dùng các thương hiệu mì Việt bởi sợi nhỏ, khi xào lâu trên lửa thì sợi bánh không bị mềm và nát. Thêm phần giá bán phải chăng hơn mì Hàn Quốc nên khi kết hợp mì gói và bạch tuộc phiên bản xào họ hay chọn mì gói Việt Nam là vậy. Một mẹo để sợi mì dai giòn là trụng nước sôi vừa tới rồi thả nhanh vào tô nước lạnh và gắp ra. Cứ thế, quán ăn thường trụng một lượng mì để bán trong ngày; khách muốn dùng 1 gói, 1,5 gói hay 2 gói cho một lần xào chỉ việc dặn dò.
Nguyên liệu chính còn lại là bạch tuộc, một loại hải sản có độ giòn sần sật và hương vị đậm đà hơn cả mực. Nguyên tắc của hải sản nói chung là có vị tanh nên thường đầu bếp khử mùi bằng nước cốt chanh, rượu hoặc dấm. Hiện quán ăn hay mua râu bạch tuộc hoặc bạch tuộc mini để xào cho các món ăn bởi nó đáp ứng độ ngon và giá cả phải chăng.
Không như mì gói xào bò có thể chọn đa dạng các loại rau như rau muống, rau cần, rau cải ngọt; mì gói xào bạch tuộc chỉ hợp với rau muống, và phần cọng được ưa chuộng để lấy thêm độ giòn cho món ăn.
Lẩu Thái chua cay đậm đà đặc biệt dễ nấu tại nhà
Lẩu Thái món ăn được yêu thích khắp tất cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Món ăn được xuất xứ từ Xứ sở Chùa Vàng như lại “đo ni đóng giày” cho khẩu vị của người Việt Nam.
Chính vì thế món ăn luôn được trau chuốt có mặt trong thực đơn từ nhà hàng sang trọng cho đến các bữa tiệc tại nhà. Nồi lẩu Thái chuẩn thường sẽ có nguyên liệu hải sản, thịt cá, rau củ… Hương vị ấm nóng, chua chua cay cay sẽ mang đến sự vui vẻ, trò chuyện thú vị cho bữa cơm gia đình.
1. Về món lẩu Thái
Lẩu Thái là món ăn biến tấu từ món canh chua Tom Yum nổi tiếng trứ danh của đất nước Thái Lan. Đây là một trong những món ăn truyền thống và đặc sản thu hút khách du lịch của xứ sở này. Trong nồi lẩu sẽ chứa đa dạng các loại nguyên liệu như chả cá, hải sản, thịt bò, nấm và các loại rau xanh.
Theo cách ăn chuẩn thì thực khách sẽ nhúng thịt, hải sản, mì, bún và các loại rau vào nồi nước dùng đang nóng sôi trên bếp. Món ăn sẽ có hương vị chủ đạo chua chua cay cay. Đây là hương vị đặc trưng gây thương nhớ và không thể nhầm lẫn vào món lầu nào nhờ hương thơm của sả, lá chanh, riềng và ớt. Đặc biệt nước dùng ngọt vị, đậm đà của sự hòa quyện các nguyên liệu, nước dùng hầm sẽ mang đến món ăn không thể chối từ. Chính vì những điều này mà món lẩu Thái Lan nổi tiếng khắp thế giới được nhiều quốc gia đón nhận nồng nhiệt. Khi bạn đi du lịch, rất nhiều nơi có phục vụ món ngon này và khiến cho bữa ăn trong hành trình du ngoạn thêm phần thú vị hấp dẫn. Trong thời gian chúng ta không đi đây đó và thưởng thức món ngon dọc hành trình thì hoàn toàn có thể nấu món này ngon tại nhà để thưởng thức.
Lẩu Thái món ăn ấm cúng được nhiều người yêu thích. Ảnh: Internet
2. Cách nấu lẩu Thái tại nhà ngon như nhà hàng
Cách nấu lẩu Thái hiện nay rất đa dạng và biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên để tìm được bí quyết nấu ngon như các nhà hàng thì không phải ai cũng biết. Chính vì thế dưới đây Yeutre.vn sẽ tìm ra cách nấu ngon nhất giúp chị em nội trợ chứng tỏ tài năng nấu bếp đỉnh cao của mình nhé!
2.1. Cách nấu lẩu chua cay không cần gói gia vị
Cách nấu lẩu Thái chua cay không cần gói gia vị đang được ưa chuộng và thực hiện. Bởi không phải ai cũng phù hợp và thích ăn các loại gia vị có sẵn. Đặc biệt nồi lẩu không gói gia vị còn mang lại khẩu vị tự nhiên, thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn.
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bún tươi hoặc mì
500gram thịt bò
500gram tôm
500gram mực
500gram nghêu
300gram bạch tuộc
1kg xương ống
Các loại nấm: Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim châm
Các loại rau: Rau muống, rau cần nước, bông bí, kèo nèo, rau nhút, cải thảo…
Chanh, ớt, lá chanh, quế, riềng, tỏi, sả
3 quả cà chua
1 củ hành tây
Rau nêm: Ngò om, ngò gai
Các loại gia vị: Muối, đường, bột ngọt, sa tế, hạt nêm, nước mắm…
Nên lựa kỹ nguyên liệu, chọn loại tươi ngon để lẩu ngon hơn. Ảnh: Internet
2.1.2. Các nước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống rửa sạch chắc thành những khúc to đ.ập dập để chúng dễ ra nước ngọt.Thịt bò rửa với nước muối sau đó rửa lại với nước sạch. Cắt thành các lát mỏng vừa ăn.Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen trên lưng tôm. Mực bạch tuộc làm sạch rồi cắt thành các miếng vừa ăn. Nghêu mang chà phần vỏ cho sạch, ngâm trong nước 30 phút cho vào vài lát ớt để chúng nhả cát. Sau khi sơ chế chúng xong hãy sắp ra đĩa để sẵn.
Cà chua rửa sạch bổ múi cau. Hành tây rửa sạch.Sả đ.ập dập cắt khúc phần lá buộc lại. Phần đầu băm nhuyễn. Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn. Lá chanh rửa sạch vò nhẹ cho dậy mùi. Riềng cạo vỏ cắt lát mỏng.Rau ăn kèm mang đi sạch rửa sạch cắt thành cắt thành các khúc vừa ăn nếu quá dài.Các loại nấm bỏ phần góc ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch. Chẻ nhỏ ra nếu cây nấm quá to.
Sơ chế các nguyên liệu rồi sắp ra đĩa ngay ngắn. Ảnh: Internet
Bước 2: Nấu nước lẩu
Bạn nấu nước sôi chần sơ xương ống khử mùi hôi. Sau đó bắc nồi nước khoảng 3 lít bỏ xương ống vào hầm sôi khoảng 20 phút. Tiếp tục cho 1 nhánh quế, riềng, lá chanh, sả đ.ập dập và nấu cùng nhỏ bớt lửa. Nêm nếm vào 3 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê bột ngọt, 3 thìa cà phê hạt nêm, 5 thìa canh nước mắm. Khi thấy nước có bọt bạn hãy vớt thường xuyên để nước dùng trong hơn.Tiếp theo bạn bắc chảo khác lên bếp cho dầu ăn vào phi thơm hành, tỏi, sả băm nhuyễn.
Tiếp theo cho vào 1 thìa canh tương ớt, 1 thìa canh tương cà, bỏ hành tây và cà chua vào xào sơ. Tiếp theo cho tất cả hỗn hợp vào nồi nước dùng đang sôi.Bỏ thêm vào 2 thìa canh sa tế cho vị lẩu cay đậm đà hơn. Bạn có thể cho thêm ớt nếu thích ăn cay hơn. Đun thêm 30 phút và nêm nếm khẩu vị lại cho vừa ăn với gia đình. Nếu thấy nước lẩu chua được chưa bạn có thể cho thêm nước cốt me hoặc nước cốt canh. Rắc ngò om và ngò gai vào cho dậy mùi.
Bạn có thể bỏ nấm rơm vào nấu chín để tránh nấm nhúng sẽ lâu chín. Ảnh: Internet
Bước 3: Trình bày thành phẩm
Bạn hay múc nước dùng ra nồi lẩu chuyên dụng, bật bếp mini cho nước sôi để nhúng thịt, rau. Phần nước còn lại trong nồi dùng để châm từ từ khi lẩu ăn bị cạn. Trong lúc nhúng bạn nên cho nấm vào lâu hơn để chắc chắn chúng đã chín. Sau đó nhúng tôm, mực, thịt bò, bạch tuộc… Thưởng thức ngay để cảm nhận độ ngon khó cưỡng của lẩu thái chua cay.
Món lẩu Thái chua cay kích thích khẩu vị ngon miệng, sảng khoái. Ảnh: Internet
2.2. Cách nấu lẩu Thái hải sản ngon chuẩn vị
Món lẩu Thái luôn là ứng cử viên sáng giá cho những ngày đoàn tụ gia đình, đãi khách đến chơi nhà. Chúng không những mang đến không gian ấm áp, vui vẻ mà còn giúp chăm sóc dinh dưỡng tuyệt vời. Đ0ặc biệt món ăn còn làm ấm bụng cho những ngày trời đông trở lạnh. Dưới đây cách chị em nội trợ cùng tham khảo cách nấu lẩu thái hải sản ngon chuẩn tại nhé!
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1,5kg Bún
1kg xương ống
Thịt bò, mực, ngao, tôm, chả cá (lường theo số lượng người ăn).
Bún, đậu phụ1 củ hành tây
3 quả cà chua
Ngò gai, ngò om
Riềng, ớt, lá chanh, tỏi, me, chanh, sả1 quả thơm
Rau nhúng lẩu như rau muống, cải thảo, bắp
Gia vị: Gói gia vị lẩu thái, đường, sa tế, muối, nước mắm, bột ngọt…
Hải sản và thịt nên chọn loại tươi ngon nhất để món lẩu thêm ngọt vị. Ảnh: Internet
2.2.2. Các nước nấu lẩu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò rửa sạch thái lát mỏng để nhanh tái mềm khi nhúng.Tôm rửa sạch cắt bỏ phần chóp đầu, đuôi và rút chỉ đen trên lưng. Mực rửa sạch cách khoanh tròn. Ngao mang ngâm nước với vài lát ớt khoảng 30 phút cho nhả cát. Sau đó chà ngao cho sạch rồi vớt lên.Nấm rơm ngâm với nước muối, sau đó rửa sạch với nước lạnh.
Có thể chần nấm qua nước sôi rồi để ráo nước.Rau ăn lẩu nhặt sạch, rửa để ráo nước.Thơm loại bỏ cùi cắt lát một 1/4. Còn 3/4 mang đi vắt lấy nước cốt. Mang dầm 2 vắt me vắt lấy nước cốt.Cà chua, hành tây rửa sạch bổ múi cau. Lá chanh rửa sạch vò dập. Riềng gọt vỏ, cắt lát mỏng. Lá chanh rửa sạch. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Sả đ.ập dập cắt khúc buộc lại, 1 phần băm nhỏ. Ngò om ngò gai rửa sạch cắt nhỏ.Đậu hũ mang đi rửa nhẹ, cắt miếng vuông.
Đậu cắt miếng vuông, rau nấm rửa sạch, thịt cắt mỏng… Ảnh: Internet
Bước 2: Làm nước lẩu Thái
Xương ống mang đi rửa sạch, chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi. Tiếp theo bỏ vào nồi đổ nước vào hầm. Khi nước sôi liên tục hớt bọt cho nước trong hơn. Ninh khoảng 1 tiếng là đã có nước dùng ngọt xương.
Bắc nồi lên cho tỏi phi thơm vàng. Tiếp theo cho hành tây, cà chua, sả, ớt, lá chanh. thơm miếng vào xào. Tiếp theo đổ nước ninh xương vào nấu. Cho vào nước cốt me, nước cốt thơm vào khuấy đều. Nêm nếm 1 thìa canh sa tế, đổ gia vị nấu lẩu Thái vào, 2 thìa canh bột ngọt, 3 thìa canh đường, 1 thìa canh muối, 2 thìa canh nước mắm. Khi nước sôi lên bạn có thể cho nấm rơm vào nấu chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Ninh xương sẽ giúp nước lẩu béo và ngọt thanh vị đậm đà hơn. Ảnh: Internet
Bước 3: Bày trí và thưởng thức
Bạn múc lẩu ra nồi nhỏ bật bếp ga mini hoặc bếp từ lên. :hi nước sôi rắc ngò gai ngò ôm vào sau đó có thể nhúng lẩu thưởng thức ngay. Như vậy món lẩu Thái Hải sản không hề khó thực hiện. Do đó các chị em cứ an tâm trổ tài nhé!
Nồi lẩu hải sản sẽ có màu sắc rực rỡ. nước dùng chua cay đ.ánh thức mọi giác quan. Ảnh: Internet
3. Giải đáp thắc mắc để có món lẩu ngon
Lẩu thái từ lâu đã không còn xa lạ với khẩu vị của người Việt Nam. Chúng luôn được yêu thích săn đón nhiệt tình trên các bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc ăn lẩu Thái như thế nào là đúng chuẩn cùng xem phía dưới đây.
Lẩu Thái ăn rau gì hợp?
Để có một nồi Lẩu Thái ngon tròn đầy hương vị thì chắc chắn không thể thiếu các loại rau ăn kèm. Do đó bạn nên chuẩn bị các loại rau ăn lẩu Thái chuẩn như: Rau nhút, rau cần nước, rau muống, cải thảo, hoa chuối bào, kèo nèo, các loại nấm, bông bí… Các loại rau này sẽ mang đến nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào tốt cho sức khỏe. Chúng giúp món lẩu ngon miệng và thanh vị hơn.
Lẩu Thái gồm những gì?
Lẩu Thái là một món ăn có thể kết hợp đa dạng tất cả các nguyên liệu từ thịt, hải sản cho đến các loại chả. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể lựa chọn kết hợp tùy thích. Theo đó một số nguyên liệu phổ biến thường được chọn nhúng lẩu như bạch tuộc, mực, tôm, ngao, cá, cua, thịt bò, chả cá, chả tôm… Tất cả tạo nên một nồi lẩu có nước dùng ngọt tự nhiên, thơm ngon khó cưỡng.
Với món lẩu Thái bạn có thể linh hoạt kết hợp thịt, hải sản tùy, rau, nước chấm sở thích. Ảnh: Internet
Ăn lẩu Thái chấm gì?
Nước chấm của món lẩu Thái cũng giống như các loại nguyên liệu đều rất đa dạng. Theo đó tùy theo sở thích mỗi người mà bạn có thể dùng cho phù hợp khẩu vị cả nhà. Bạn có thể chuẩn bị nhiều loại nước chấm như nước mắm ớt, nước tương hòa ớt, muối tiêu, muối ớt, muối ớt xanh, chao xay pha đường ớt… Tuy nhiên trong các loại nước chấm thì nước mắm mặn cắt ớt thường được sử dụng nhiều nhất. Bởi chúng đáp ứng được khẩu vị thuần Việt, tôn thêm độ ngon của các món cua, cá, mực thịt.
Cách nấu lẩu Thái và những thông tin liên quan trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn nâng cao tài năng nấu nướng. Món ăn rất thích hợp để bạn chiêu đãi cả nhà vào dịp lễ tết, cuối tuần không đi đâu mà chỉ ở nhà sốc lại năng lượng tích cực. Tin rằng mọi người sẽ cảm thấy phấn khích khi đến bữa ăn. Đồng thời ăn được nhiều hơn cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể nữa.