Nhắc đến giò heo trong các món nước, mọi người chỉ nghĩ đến bún giò heo mà quên mất “người anh em” hủ tiếu giò heo cũng đậm vị thanh ngọt. Trưa nay ăn gì ngày thứ Năm chọn giới thiệu hủ tiếu giò heo như một gợi nhắc về món ăn dân dã miền Tây sông nước.
Sở dĩ, hủ tiếu và giò heo gắn liền với bà con nơi đây bởi do tại Sa Đéc (Đồng Tháp) và Mỹ Tho (T.iền Giang) có đến hai làng nghề chỉ để sản xuất ra sợi hủ tiếu Sa Đéc và hủ tiếu My Tho. Rồi theo ẩm thực vùng miền, mỗi địa phương lại có cách kết hợp nguyên liệu và thực phẩm chung với sợi hủ tiếu.
Cầu kỳ trong những món hủ tiếu phải kể đến món hủ tiếu Nam Vang hay thập cẩm thường gồm thịt heo, tôm, lòng heo. Nhưng thực khách sành ăn khi thưởng thức món hủ tiếu lại thích sự đơn giản, đó có thể là hủ tiếu nước có vài lát thịt ba rọi, ít thịt bằm, xương heo hay chỉ là giò heo giới thiệu ngày hôm nay.
Về cách chế biến, hủ tiếu giò heo có hai cách thưởng thức là khô và nước. Theo đó, món nước được phục vụ gồm sợi hủ tiếu trụng sơ cho vào tô, thêm giò heo, ít hành lá, tỏi phi và chan nước dùng ngập mặt bánh. Còn cách dùng khô là sợi hủ tiếu sau trụng đem trộn với ít sốt pha chế riêng biệt, thêm ít tóp mỡ và hành phi rồi dọn lên kèm chén nước lèo có 1, 2 cục giò heo. Dù là khô hay nước thì rau ăn kèm như xà lách, hẹ, giá sống cũng không thể thiếu cho hủ tiếu giò heo.
Thực ra, gọi tên chung là giò heo nhưng tùy vào mỗi quán ăn chọn mua giò heo phần nào mà cắt khoanh và bán theo phần đó. Cụ thể, giò heo được phân loại như giò mỡ (da và mỡ nhiều), giò nạc (chủ yếu thịt nạc), giò gân (gân trong nhiều) và giò móng (phần móng heo). Dù không nặng mùi như thịt bò nhưng giò heo vẫn cần sơ chế và khử mùi đúng cách, nhất là phải cạo sạch phần lông bởi nó làm lợn cợn khi thưởng thức, mất đi sự ngon miệng.
Có một lưu ý cho hủ tiếu giò heo nói riêng và các món hủ tiếu nói chung là có đến hai loại sợi bánh dai (nhỏ) và mềm (to) tùy vào khẩu vị thực khách. Qua đó, hủ tiếu dai phù hợp cho người dùng thích độ dai, giòn trong tổng thể món ăn; còn hủ tiếu mềm phù hợp với người ưa thích sự “mềm mại” khi thưởng thức.
Nếu đã từng quen thuộc món bún giò heo, mời bạn đọc thử một lần trải nghiệm phiên bản “người anh em” là hủ tiếu giò heo để cảm nhận sự tinh tế khi đầu bếp chọn kết hợp hai nguyên liệu này.
Lẩu cù lao – Tái hiện “kí ức miền Tây” giữa lòng Sài Gòn
Nhắc đến miền Tây không thể nào quên được ẩm thực dân giã nhưng lại gây nhớ thương thực khách. Một trong những món ăn làm nên t.uổi thơ của nhiều đứa con vùng sông nước chính là món lẩu cù lao một thời, nay được tái hiện giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.
Lẩu cù lao – Tái hiện “kí ức miền Tây” giữa lòng Sài Gòn
Địa chỉ tiệm lẩu cù lao: 410 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh.
Lẩu cù lao là món ăn thân thuộc của người dân miền Tây thường xuất hiện vào những bữa tiệc gia đình và giờ đây nó trở thành một kí ức t.uổi thơ của rất nhiều người mỗi khi nhắc đến.
Ảnh: @hana.closet29.
Tên món lẩu xuất phát từ hình dạng của chiếc nồi. Chiếc nồi tròn có quai, ở giữa là một ống nhôm rỗng nhô lên dành để đựng than, sức nóng từ than trong ống nhôm sẽ làm nóng phần nước dùng trong nồi mà không cần phải dùng đến bếp gas hay bếp cồn dưới đáy nồi. Ống nhôm ở giữa nồi lẩu làm người ta nhớ đến những mảnh đất cù lao nổi lên giữa sông ở miền Tây bao quanh là nước.
Với hình thức như cù lao dưới miền Tây, lẩu cù lao đang dần trở thành một xu hướng ẩm thực của người dân Sài Gòn, tiệm lẩu cù lao nằm trên đường Nguyễn Xí nổi bật với tấm bạt đỏ thông báo “hoạt động bình thường” dù có công trình đang xây kế bên. Tiệm có hai khu trong và ngoài với số lượng gần 200 bàn và mang nét đặc trưng của ẩm thực đường phố với cách trang trí đơn giản.
Ảnh: @tiemlauculao.
Thực đơn của tiệm lẩu có 3 món chính: lẩu mắm, lẩu thái và lẩu cù lao. Bên cạnh đó, tiệm còn có các món ăn khai vị như gỏi ngó sen tôm thịt, chả giò và bì cuốn.
Ảnh: Fb Tiệm Lẩu Cù Lao.
Ảnh: @_lilyng9907.
Ảnh: @_lilyng9907.
Ảnh: @tiemlauculao.
Ảnh: @tiemlauculao.
Lẩu cù lao dưới miền Tây thường sẽ không ăn cùng với cá mà sẽ được ăn cùng chả thịt, chả cá, thịt luộc, đồ lòng heo, da heo và rau củ nhưng lẩu cù lao trên Sài Gòn có vẻ đặc biệt hơn khi có thêm cá và có thêm nhiều loại nước lẩu giúp thực khách có nhiều lựa chọn hơn khi thưởng thức. Lẩu cù lao có bắt mắt, đủ sắc hay không là phải nhờ tay người tỉa tót hoa lá trang trí được làm từ cà rốt, bắp cải, củ cải trắng, hành lá, ngò rí, ớt đỏ. Hoa tỉa xong được ngâm vào nước đá lạnh để giữ độ tươi và nở xòe đẹp mắt.
Ảnh: Gia Thanh/Báo Thanh Niên.
Để ăn kèm với món lẩu cù lao này, bạn có thể dùng bún, mì hoặc có thể ăn kèm với gỏi cuốn, chả giò chiên,… Tất cả sẽ tạo nên một hương vị rất miền Tây ngay giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.