Mang trong mình nét tinh hoa của món mì Quảng truyền thống, mì Quảng vịt được người dân Phan Thiết biến tấu để trở thành món ăn đặc trưng địa phương. Bữa trưa đầu tuần cùng sợi mì Quảng thân quen, chút thịt vịt thanh ngọt trong phần nước dùng sền sệt là một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Theo đó, một tô mì Quảng vịt thường gồm sợi mì Quảng, nước dùng, đậu phộng, ít lá tía tô và quan trọng là từng miếng thịt vịt được nêm nếm gia vị vừa phải để giữ độ thanh ngọt. Khi thưởng thức, mọi người như cảm nhận rõ vị beo béo của nước lèo, chút sần sần của sợi bánh hòa trong từng thớ thịt vịt.
Về sợi mì, mì Quảng vịt vẫn dùng loại sợi bánh của món mì Quảng truyền thống làm từ bột gạo. Tùy vào mỗi lò bánh có tệp khách hàng quen thuộc mà họ sản xuất ra những sợi bánh khác nhau, tựu chung lại có ba màu trắng (truyền thống bột gạo), vàng (thêm bột nghệ) và nâu đỏ (dùng gạo lứt). Dù màu gì sợi bánh vẫn dai giòn, thơm mùi dầu phộng.
So với mì Quảng truyền thống nấu nước dùng (hay còn gọi là nước nhưn) từ thịt ba chỉ heo và tôm thì ngày nay nước dùng chịu sự ảnh hưởng nhiều từ loại thịt chọn ứng dụng vào. Cụ thể, mì Quảng ngày nay có nhiều phiên bản thịt như bò, gà, cá, ếch hay vịt chọn giới thiệu ngày hôm nay.
Tại các quán ăn, do họ bán mì Quảng số lượng lớn nên chọn vịt nguyên con, sơ chế sạch và khử mùi để nấu nước. Còn như bạn trổ tài đầu bếp tại gia có thể chọn mua đùi vịt, cứ tính theo công thức 2 người 3 đùi (loại làm sẵn) để bảo đảm độ thanh cho nước dùng.
Công đoạn chế biến thịt vịt trong món mì Quảng vịt cũng lắm công phu khi thịt vịt sau sơ chế phải đem ướp gia vị quen thuộc gian bếp và để khoảng một thời gian cho thấm. Tiếp đến, chiên vịt với ít dầu điều để thịt săn lại và chất ngọt trong thịt được giữ lại khi nấu nước dùng. Cuối cùng, cho nước lọc cùng gia vị nấu thêm vào đun sôi đến khi thịt vịt mềm, nước dùng thì óng ánh sắc vàng cam của dầu điều.
Thông thường, mì Quảng chan nước xâm xấp mặt (nước ít hơn các món hủ tiếu hay phở) rồi dọn kèm cùng ít rau cải con, húng lủi, quế xanh và hoa chuối thái mỏng. Việc còn lại của thực khách chỉ là pha chén nước chấm từ nước mắm và sa tế của người miền Trung rồi bẻ bánh tráng cho vào tô là đã có thể thưởng thức. Một phiên bản như mì Quảng vịt hứa hẹn là gợi ý thú vị cho mọi người trong bữa trưa đầu tuần cần nhiều năng lượng.
Món mì ở Phan Thiết khiến nhiều người nhầm lẫn, thử một lần là khó có thể quên
Món này có tên là mì quảng nhưng lại không phải là mì quảng mà là mì quảng vịt Phan Thiết. Khi ai đó nhắc tới món mì quảng thì chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món đặc sản ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Món này có tên là mì quảng nhưng lại không phải là mì quảng mà là mì quảng vịt Phan Thiết. Khi ai đó nhắc tới món mì quảng thì chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món đặc sản ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Đà Nẵng. Món ăn đậm chất miền Trung này nổi tiếng khắp cả nước và là một món nhất định phải ăn khi ghé thăm các tỉnh thành này. Thậm chí ở nhiều thành phố khác cũng có những tiệm mì quảng để phục vụ nhu cầu của thực khách.
Thế nhưng đối với người dân Phan Thiết và những ai đã có dịp du lịch tới đây, món mì quảng lại mang một hình thái khác với hương vị rất khác. Nếu là lần đầu thưởng thức thì chắc chắn du khách nào cũng vô cùng ngạc nhiên bởi mì quảng Phan Thiết khác hẳn so với những gì họ tưởng tượng về mì quảng. Ấy thế mà chỉ cần thử một lần thôi bạn sẽ phải nhớ mãi về một món ăn vô cùng độc đáo.
Với một bát mì Quảng mà mọi người đã quá quen thuộc thì sợi mì thường có màu trắng hoặc vàng, bản to, dẹt, nước lèo thơm lừng mùi củ nén đặc trưng, có phần nhân cơ bản là gà, tôm, thịt heo, trứng cút… ăn kèm rau sống (thường là cải mầm) và bánh tráng nướng. Khi ăn chỉ chan nước lèo xâm xấp sợi bánh chứ không ngập.
Trong khi đó, mì quảng ở Phan Thiết thường được ăn với một trong hai loại sợi cơ bản là sợi mì vàng hoặc sợi bánh phở vuông nhỏ hơn, nước lèo được chan ngập mặt bánh. Nước lèo thường được tạo màu bằng hạt điều màu. Đặc biệt, mì quảng ở Phan Thiết chỉ có hai loại thịt là thịt heo (thường là thịt nạc, cốt lết, giò, móng) và thịt vịt được hầm rất mềm. Món này cũng ăn kèm rau, giá sống, đậu phộng rang và không có bánh tráng.
Thứ làm nên sự khác biệt của mì quảng Phan Thiết so với những món mì ở các nơi khác chính là ngay khi bưng bát mì ra, bạn sẽ thấy ngay một chiếc đùi vịt hầm to tổ chảng mà người ta vẫn gọi là mì quảng vịt để phân biệt. Đối với người dân ở vùng đất nắng gió này, hương vị mì quảng sẽ càng thêm thơm ngon nếu được nấu với thịt vịt thay vì thịt heo như thông thường. Thịt vịt được hầm cho chín mềm, cắn một miếng thấy vị ngọt, mềm nhưng không hề bở. Lan tỏa trong khoang miệng là vị thơm của thịt vịt cùng các loại gia vị và độ béo đầy hấp dẫn.
Mì quảng vịt Phan Thiết đậm đà, có hương vị cay cay, thơm thơm và chút beo béo của nước lèo được nấu với thịt vịt. Không chỉ giúp tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn, thịt vịt còn giúp tô mì ở xứ biển Phan Thiết trở nên bắt mắt hơn. Ai mà có thể kiềm lòng trước một tô mì có màu đỏ hấp dẫn cùng một chiếc đùi vịt to chiếm gần nửa bát. Nhưng nếu bạn không phải người thích ăn đùi thì tùy theo yêu cầu của thực khách mà có thể chọn thịt ức, thịt cánh vịt để thêm vào tô mì của mình. Một tô mì Quảng vịt Phan Thiết chính hiệu ngoài sợi mì và thịt vịt ra còn có thêm rau thơm, giá trụng, đậu phộng, mì vắt… để tạo nên nhiều hương vị và màu sắc hấp dẫn cho món ăn.
Để thưởng thức một tô mì quảng vịt Phan Thiết đúng kiểu là ăn ngay khi còn nóng hổi, với đầy đủ mì quảng, thịt vịt, nước lèo, chén gia vị và một phần rau thơm. Cắn miếng thịt vịt mềm béo, sau đó cho vào miệng sợi mì mềm dai và nước lèo bùi ngọt đậm vị vịt. Nếu bạn thích ăn cay thì có thể thêm vào bát một ít tương ớt hoặc ớt tươi.
Sự khác biệt độc đáo khiến cho món mì quảng vịt Phan Thiết thêm phần thú vị, nhiều du khách nếm thử một lần là nhớ mãi và công nhận món mì quảng này chẳng hề giống mì quảng vốn đã quen thuộc kia chút nào.