Quảng Ninh là vùng đất có cả biển, rừng, đồi núi và đồng bằng phì nhiêu. Do đó nơi đây chứa đựng nền ẩm thực phong phú với nhiều món ăn ngon. Lẩu gà Tiên Yên nấu bỗng rượu là một trong những món ngon như thế!
Về Quảng Ninh thưởng thức lẩu gà Tiên Yên nấu bỗng rượu ngon mà bổ
Nhắc đến ẩm thực Quảng Ninh, ngoài hải sản tươi, gà Tiên Yên cũng là đặc sản thể hiện trong câu ngạn ngữ “Lợn Móng Cái – Gái Đầm Hà – Gà Tiên Yên”.
Tiên Yên cách thành phố Hạ Long khoảng 70km. Huyện này có địa thế chủ yếu là đồi núi, thích hợp cho việc nuôi gia cầm và gia súc ngoài tự nhiên. Vì thế gà Tiên Yên nổi danh khắp nơi, là đặc sản mang hương vị đặc biệt của vùng này.
Gà Tiên Yên, giống gà đồi bản địa. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Gà Tiên Yên thuộc giống gà đồi, gà râu địa phương, bên dưới mỏ của gà mái là túm lông dài đặc trưng. Cách nuôi dân dã, lành mạnh và hòa hợp với thiên nhiên chính là bí quyết tạo nên những con gà chắc thịt.
Đặc điểm giống gà Tiên Yên. Ảnh: Báo Dân tộc.
Người dân Tiên Yên nuôi gà thả rông, gà được thoải mái đi lại di chuyển trong vùng, tìm bắt kiến, mối, dế… Do đó thịt gà thơm ngọt, ít mỡ, da dày và vàng giòn.
Gà Tiên Yên có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, gà luộc, gà hấp muối, gà nướng, nấu canh rượu gừng, nấu thuốc bắc… và không thể không kể đến món lẩu gà Tiên Yên nấu bỗng rượu, tuy quen thuộc nhưng vô cùng lạ miệng.
Gà Tiên Yên luộc da vàng giòn, thịt ngọt. Ảnh minh họa: Báo Văn hóa.
Nguyên liệu để chế biến món ăn toàn thứ quen thuộc, cơm bỗng rượu, gừng, hành khô, nấm hương, ớt… Gia vị thì có sa tế, xương ống hầm nước dùng, hạt nêm, đường. Ngoài ra còn có các loại rau ăn kèm lẩu như hành lá, nấm đông trùng, rau muống, cải thảo, mùi tàu…
Hương vị thơm ngon của món lẩu nằm ở bát cơm bỗng rượu làm từ nếp cái hoa vàng, loại giống như rượu nếp thường xuất hiện trong ngày Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch.
Thịt gà luộc bắt mắt. Ảnh minh họa: Báo Quảng Ninh.
Gà Tiên Yên làm sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Hành khô và gừng thái nhỏ. Nấm hương thái làm đôi. Rồi tiếp đến ướp gà với nửa bát cơm rượu, hành khô, gừng và hạt nêm, đường trong thời gian khoảng 30 phút.
Gà Tiên Yên quay. Ảnh minh họa: Báo Văn hóa.
Trong lúc chờ gà ngấm gia vị, người ta sẽ nấu nước lẩu. Nước lẩu sẽ ninh từ xương ống heo, thêm một chén nhỏ bỗng rượu, nửa bát cơm rượu còn lại và hạt nêm.
Khi nước lẩu sôi sùng sục, là lúc cho thịt gà đã ướp, nấm hương, nấm đông trùng vào, sau ít phút là có thể thưởng thức. Nồi lẩu gà sau khi hoàn thành có màu vàng từ nấm đông trùng rất bắt mắt.
Những nguyên liệu nấu lẩu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Với món lẩu gà Tiên Yên nấu bỗng rượu, sẽ thật phù hợp khi ăn cùng với loại nước chấm pha từ xì dầu, dầu mè và một số gia vị khác để tạo nên độ hấp dẫn cho món ăn.
Nước lẩu sánh thơm mùi rượu nếp, vị ngọt đậm đà cay tê đầu lưỡi. Thịt gà săn chắc, da giòn, chấm với nước chấm thì càng hấp dẫn hơn. Món lẩu này ngoài ngon miệng còn rất bổ dưỡng, thích hợp cho phụ nữ sau sinh hay những người đang bị cảm, hắt hơi sổ mũi, uống bát nước lẩu là nhẹ người, lấy lại năng lượng cho cơ thể.
Món lẩu màu vàng đẹp mắt. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Lẩu gà Tiên Yên măng chua. Ảnh minh họa: nhahangquatram.
Lẩu gà Tiên Yên nấu bỗng rượu được nấu từ loại gà ngon có tiếng của huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh thơm ngon hấp dẫn khách sành ăn từ khắp nơi. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết mới bổ ích từ blog iVIVU cho một kỳ nghỉ tuyệt vời!
Bánh mì mỏ Quảng Ninh – Món ăn giữa buổi giản dị của công nhân thợ mỏ
Những chiếc bánh mì mỏ vàng ruộm, vỏ mỏng, đặc ruột, ngọt ngào và thơm phức từ lâu đã trở thành thương hiệu, thành đặc sản của người thợ mỏ cũng như toàn bộ người dân Quảng Ninh.
Bánh mì mỏ Quảng Ninh – Món ăn giữa buổi giản dị của công nhân thợ mỏ
Mỏ Mạo Khê là nơi đầu tiên làm ra bánh mì mỏ. Đến những năm 90 của thế kỷ trước, các mỏ khác bắt đầu học tập và đưa bánh mì thành món ăn giữa ca, tiện lợi, giúp công nhân bù đắp sức lao động để tiếp tục công việc nơi mỏ sâu.
Chiếc bánh mì mỏ đặc ruột. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Có lẽ chỉ có ở những mỏ than Quảng Ninh mới có loại bánh mì không phải để bán. Mỗi người thợ khi xuống lò sẽ nhận 1 suất ăn giữa ca gồm 1 chiếc bánh mỳ và 2 hộp sữa. Ở độ sâu 300m dưới lòng đất, những chiếc bánh mì có thể làm ấm lòng người thợ.
Với những người đã từng chứng kiến sự phát triển của ngành khai thác than Quảng Ninh, qua chiếc bánh mì mỏ, họ chiêm nghiệm về sự phát triển của ngành than, về đời sống ngày càng được nâng cao của anh em thợ mỏ.
Công nhân nhận bánh mì giữa ca. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Giờ đây bánh mì mỏ không còn là món ăn đắt đỏ và hiếm lạ nhưng nó vẫn chứa đựng vị thơm ngon đặc trưng, gói ghém cả tấm lòng của những người làm bánh gửi gắm đến công nhân mỏ, là sự chăm chút tận tâm để người thợ luôn có được bữa ăn đảm bảo chất lượng.
Chiếc bánh mì mỏ thơm ngon chất lượng thường theo người thợ trở về với gia đình, làm món quà ăn vặt cho vợ, cho con, như sự sẻ chia ngọt ngào giữa những người thân yêu cũng như chia sẻ nỗi vất vả khi phải lao động dưới lòng đất.
Người làm bánh mì trong công ty. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Để chiếc bánh mì mỏ thơm ngon ra đời, phải trải qua 6 công đoạn chính: nhào bột, ủ bột, vê bánh, ủ lên men, rạch bánh và nướng bánh. Trước đây người ta nướng bánh mì bằng bếp than nhưng nay được thay bằng bếp điện. Các công đoạn làm bánh cũng có nhiều máy móc hỗ trợ, vì thế chỉ cần một người là có thể sản xuất ra cả ngàn chiếc bánh.
Những chiếc bánh mì đủ năng lượng cho bữa xế. Ảnh: VTV.
Quy trình làm bánh mì không có bí quyết gì riêng, cái quan trọng nhất phải đặt cái tâm vào những chiếc bánh. Bánh phải đúng định lượng, không được bớt xén, nguyên liệu làm bánh phải tươi ngon, đúng theo quy định và phần vỏ cần làm mỏng để bánh không bị ỉu khi để lâu.
Niềm vui của những người thợ mỏ trong bữa ăn với bánh mì, rồi tiếp tục công việc. Ảnh: VTV.
Không chỉ với người thợ mỏ, bánh mì mỏ đã trở thành kỷ niệm thương nhớ với bất cứ người con Quảng Ninh nào, đồng thời là “sứ giả văn hóa” mang câu chuyện thú vị về món đặc sản bình dị làm quà cho du khách khi đến với vùng mỏ Quảng Ninh.