Những ai đã từng đi qua vùng đất này đều không thể bỏ lỡ những món ngon đặc sản nơi đây như nho, mực một nắng, tỏi, thịt cừu, thịt dông…
Nho Ninh Thuận
Không đâu trên đất Việt trồng nho đạt và ngon như ở Ninh Thuận. Chính vì thế, nhiều người vẫn cứ nhớ nơi này là quê hương của cây nho tại Việt Nam. Qua đây mùa nho, nhìn từng giàn trĩu trịt những quả, chỉ thế thôi đã no mắt.
Vượt qua khí hậu nắng nhiều mưa ít, đầy gió quanh năm, cây nho ở đây đặc biệt năng suất, lại rất ngọt, an toàn hơn hẳn loại nho dán mác nhập khẩu bị phun thuốc bảo quản.
Cả hai loại nho: nho đỏ và nho xanh trái dài đều căng mọng nước, ngọt đến cháy lòng, khiến nhìn rồi thì không thể cứ thế về tay không. Bởi vậy, nên qua Ninh Thuận, người nào cũng mua cho mình, cho bạn, cho người thân vài giỏ nho, vừa để ủng hộ hàng Việt, vừa để tận hưởng vị chua nhưng ngọt hậu dễ ăn của nho xứ mình.
Mực một nắng
Mực một nắng của Phan Rang có vị thơm, mềm và ngọt bởi cái vị rất riêng của biển Ninh Thuận. Du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến đây đều không thể bỏ qua món ăn đặc biệt và mới lạ này. Thưởng thức món mực một nắng nướng, du khách sẽ cảm nhận được cái nắng, cái gió và vị mặn của biển Ninh Thuận.
Khác với các loại mực khô thông thường, để có mực một nắng người ta phải chọn mực từ những con mực vừa mang từ biển về và hãy còn tươi rói, phải rửa mực bằng nước biển sau đó chỉ phơi duy nhất có một lần nắng.
Việc phơi mực cũng thật kỳ công để làm sao thân ngoài con mực đã ráo hẳn nhưng bên trong thịt mực vẫn còn tươi rói và khi nướng, mực vẫn giữ được độ tươi, thịt trắng thơm và dẻo.
Bún mắm nêm
Đây là món phổ biến nhất nhì Phan Rang. Khắp các con đường lớn nhỏ đều dễ thấy quán bún mắm nêm. Chưa đến quán, mới nghe mùi nưng nức đặc trưng là đã chảy nước miếng.
Chính vì có mùi như thế nên nhiều người ngại ăn bún mắm nêm, nhưng ngược lại, nhiều người nghiện nó cũng vì cái mùi tỏa lan và độc nhất ấy. Bún mắm nêm rất đơn giản, chẳng cần nước dùng hay than đỏ lửa, cứ trần trụi cho thẳng các nguyên liệu vào bát, trộn đều là ăn ngon lành.
Một vắt bún tươi cho vào bát, thêm chút rau sống, cà pháo và chén mắm nêm cay cay mặn mặn là xong. Nếu thích bạn có thể cho thêm miếng chả lụa, chả cá… Thật nhanh, thật gọn và thật dân dã.
Bánh tráng nướng mỡ hành
Bánh tráng – đặc sản Ninh Thuận – làm từ bột gạo lúa mùa thơm ngon và mè để sẵn. Khi dùng thì nướng trên than hồng và quệt nhanh ruốc ngon pha chế cùng nhiều gia vị khác, rưới mỡ hành thật đều, thêm chút tương ớt đỏ cay và nhanh tay đ.ập quả trứng lên, quét đều bề mặt bánh.
Cứ thế, người làm phải xoay nhanh để bánh chín đều mà không cháy, giòn và thơm lừng. Khi bánh được thì gập lại làm đôi cho dễ cầm và đầy đặn hơn.
Mỗi miếng bánh là tổng hòa của vị đậm đà mắm ruốc, béo ngậy mỡ hành và trứng, cay ngọt tương ớt, giòn giòn vỏ bánh, bùi bùi vị mè. Người ăn ít khi dừng lại ở một cái vì chẳng mấy ai cưỡng lại được vị ngon đặc biệt của bánh tráng nướng mỡ hành xứ này.
Bánh tráng nướng ngon nhất khi ăn nóng trong buổi chiều tắt nắng, rộn ràng gió và bên bạn bè thân thương.
Các món từ con dông
Con dông hiện nay là đặc sản của vùng đồi cát Ninh Thuận. Cùng với xu hướng thưởng thức các món ăn ngon, lạ thì ngành nuôi dế, nuôi bọ cạp, nuôi dông ngày càng phát triển.
Các món ngon từ con dông gồm có gỏi dông và dông nướng. Gỏi dông khác với những món gỏi sống khác, gỏi dông được làm khá kỳ công. Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất bên ngoài, làm sạch ruột. Sau đó để ráo nước rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương. Gỏi dông bằm trộn chung với rau sống xúc với bánh tráng thật là hết ý.
Dông nướng thì được tẩm ướp hành băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu và nước mắm. Sau khi dông nướng chín vàng hai mặt, bạn có thể ăn với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn.
Cơm gà Phan Rang
Cơm gà Phan Rang được nấu bằng gạo dẻo, thơm. Trước khi nấu, gạo được vo sạch, ướp thêm gừng, tỏi giã nhuyễn để tạo mùi thơm. Muốn có dĩa cơm bắt mắt, thường người nấu trộn thêm vào gạo chút bột nghệ.
Thịt gà để làm món cơm gà Phan Rang cũng khá đặc biệt. Đó phải là loại gà bản xứ nuôi trong điều kiện bốn mùa nắng gắt. Gà thả vườn nên thịt dai, thơm, không bở như gà công nghiệp.
Loại nước chấm tạo thành hương vị riêng của cơm gà Phan Rang đó là: nước mắm thấm pha với ớt tỏi giã nhuyễn hay với muối ớt rang khô.
Thịt cừu
Thịt cừu là loại thực phẩm đặc sản khá độc đáo của người dân Ninh Thuận, có chất lượng cao, được chế biến thành những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị như: thịt cừu nướng, luộc, tái, xào lá cà ri, xông khói, cà ri cừu,… Bộ lòng cừu là sản phẩm mà người dân Ninh Thuận rất ưa thích bởi nó vừa rẻ lại dễ chế biến. Chỉ cần một bộ lòng cừu nướng thì có thể lai rai thoải mái với cả chục người. Ngoài ra, chúng có thể hấp ăn kèm với lá cà ri rừng, đó là một sự kết hợp hoàn hảo của những sản vật địa phương nơi đây. Sườn cừu nướng luôn được đông đảo thực khách yêu thích bởi thịt thơm, ngọt và mềm.
Đến Phan Rang du khách có thể dễ dàng tìm kiếm những miếng cừu nướng thơm lừng ở bãi biển xanh Ninh Chữ hay trên con đường Ngô Gia Tự cạnh bờ hồ 16/4. Lai rai thịt cừu nướng trên chính vùng đất được xem là thủ phủ của loài cừu thì không còn gì thú vị bằng, bởi thịt cừu tươi được mổ xẻ ngay tại chỗ và du khách có thể thưởng thức bất cứ phần thịt nào mà mình thích.
Gỏi ốc nón
Người dân địa phương Ninh Thuận và một số nơi khác còn gọi ốc nón là “ốc vú nàng” bởi hình dáng giống với gò bồng đảo của người phụ nữ. Ốc nón có thể làm thành nhiều món ngon, đơn giản nhất là luộc và nướng. Cầu kỳ hơn một chút là món gỏi. Nguyên liệu trộn gỏi chung với thịt ốc nón là thịt ba rọi, dưa leo cắt mỏng, rau răm và đậu phộng giã nhuyễn, hành phi… Nước trộn gỏi ốc nón là nước cốt chanh pha đường và một ít nước mắm cá cơm sao cho có vị chua và ngọt đậm đà, thoảng mùi thơm nước mắm đặc sản Cà Ná. Rưới nước cốt chanh lên thịt ốc, thịt ba chỉ, dưa leo, rau mùi… và trộn đều lên cho ốc thấm gia vị rồi rải đậu phộng và hành phi lên trên.
Đĩa gỏi ốc nón được trình bày bắt mắt, thoang thoảng hương thơm khích thích tâm hồn ăn uống”của thực khách. Nước chấm gỏi được làm từ nước mắm nguyên chất từ cá cơm xứ Cà Ná, pha thêm gia vị và tỏi, chanh, ớt cho có vị chua ngọt đậm đà. Ở vùng này, gỏi ít ăn kèm với bánh phồng tôm mà thường dùng kèm với bánh tráng mè. Vị ngon của gỏi ốc nón đi kèm với âm thanh rôm rốp của miếng bánh tráng mè tạo thêm sự kích thích cho món ăn.
Nem chua Phan Rang
Nem chua Phan Rang được xem như một đại diện giản dị nhưng nồng nàn hương vị địa phương và rất đậm tình đời, tình người. Vì sao có thể nói như thế, bởi nếu bạn được biết nhiều hơn về cuộc sống thường nhật của người Ninh Thuận, bạn sẽ thấy nem chua là món ăn rất phổ biến. Vào những dịp các gia đình có tiệc lớn nhỏ, hay dịp sum họp hay tết nhất, thể nào trên mâm cơm bàn cỗ cũng có những lát nem chua hồng ngon bắt mắt. Không chỉ có vẻ bắt mắt, nem có dư vị rất riêng, chua vừa đủ, dai giòn, chút cay từ ớt, chút nồng tự vị tiêu. Để làm ra món nem chua mang vị ngon đúng điệu, các nguyên liệu đều được chọn lựa kỹ lưỡng, từ thịt nạc đùi heo thật tươi ngon, từ những miếng da heo vừa không quá mỏng chẳng quá dày, rồi đường phèn, rồi nước mắm ngon,…cùng lá ổi non được rửa thật sạch hong khô, và lá chuối gói cũng được chọn lựa rất kỹ.
Bánh hỏi lòng heo
Món bánh hỏi rất phổ biến, có mặt tại mọi địa phương trong nước ta, nhưng đĩa bánh hỏi kết hợp với lòng heo ngon nhất và tròn vị nhất phải được thưởng thức tại vùng Phước Khánh, cách trung tâm Ninh Thuận 2 cây số. Món ăn này cũng được xem là một trong những món ngon đặc sản Ninh Chữ Ninh Thuận, dẫu rất bình dân và dễ tìm. Đĩa bánh hỏi lòng heo thường gồm có bánh hỏi trắng mịn phết chút mỡ hành trông vô cùng hấp dẫn, đĩa lòng heo luộc mềm mềm, béo ngậy, bánh tráng mỏng, thêm phần rau sống đủ loại và chén nước mắm ớt.
Đĩa lòng heo thường gồm đủ tim, gan, cậy, phèo non và nhất định không thể thiếu thịt ba chỉ vừa trắng vừa dai giòn, hấp dẫn. Phần đặc biệt quan trọng của món ăn này chính là nước chấm được pha chế đậm đà, vừa ăn, thêm chút ớt cay cay giúp nâng niu khẩu vị của thực khách.
Tỏi
Tỏi là thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, là loại nông sản được trồng khá nhiều ở Phan Rang. Dù đang phải cạnh tranh khốc liệt với tỏi Trung Quốc, Thái Lan nhưng tỏi Phan Rang có giá trị riêng mà bất cứ người nào được thử rồi đều phải công nhận.
Từng củ tỏi tròn trịa, tép nào cũng đều nhau, không lớn như tỏi Trung Quốc nhưng cũng không quá nhỏ, núm rễ nhỏ và dễ lột nhìn ngon mắt vô cùng.
Tỏi này khi cho vào chế biến thức ăn thì thơm khỏi nói. Như thế, cứ đến bữa ăn, nghe mùi tỏi nồng nàn vướng vất lại nhớ đến đất trời nắng cát Phan Rang.
Bánh xèo
Khác với những nơi khách bánh xèo Ninh Thuận được đổ trong những chiếc khuôn làm bằng đất nung, đặt trong chiếc lò tròn (khoảng 4 – 5 khuôn). Bánh không cần nhiều dầu để tráng khuôn, lượng bột vừa đủ dày để tạo ra độ giòn mà không mất độ dẻo của bánh. Khi ăn, thêm ít giá tươi. Nước mắm để chấm bánh xèo được pha với đậu phộng giã nhuyễn, hơi nhạt để có thể cho bánh vào ngập chén nước mắm mà không bị mặn.
Nhân bánh xèo gồm có giá đỗ, tôm, mực hoặc thịt. Người Ninh Thuận ăn bánh xèo theo cách khác biệt. Họ không quấn bánh xèo trong bánh tráng cùng rau sống, rau thơm mà cứ thế cho từng chiếc bánh nóng hổi vừa ra lò vào chén nước chấm pha sẵn.
Bánh căn
Nếu có dịp đến Ninh Thuận mà không dùng thử bánh căn thì quả là một thiếu sót, vị chua chua, cay cay, bùi bùi khiến cho những ai đã một lần nếm thử món bánh căn dân dã sẽ không bao giờ quên được.
Bánh căn gần giống bánh khọt, nhưng làm bằng bột gạo pha nếp, trên lò than hồng là khuôn bánh bằng đất nung có đến cả chục khuôn nhỏ giống như khuôn bánh khọt. Người đổ bánh có kinh nghiệm làm sao bánh khi ra khỏi khuôn phải vừa giòn, vừa xốp lại vừa dẻo, vỏ bánh phải có màu trắng vàng nhưng không bị cháy khét, có như thế bánh căn mới đạt yêu cầu.
Hải sản
Ninh Thuận không chỉ có cát và nắng, Ninh Thuận còn có biển, bãi tắm và hải sản ngon không kém bất cứ vùng nào trên cả nước. Đủ các loại ốc, mực, tôm, cua, nhum… với giá khá rẻ bán công khai nhiều nơi, đây là chốn bồng lai cho kẻ khoái ăn uống đồ biển.
Hải sản tươi, cứ thế cho lên hấp hoặc nướng, cầu kì hơn thì cho chút mỡ hành và lạc rang là ngon nhất. Bởi nếu cho quá nhiều các nguyên liệu phụ, sẽ làm mất đi hương vị độc đáo của từng loại.
Cách nấu bún mắm dậy mùi, chuẩn vị cho cả nhà
Cách nấu bún mắm là công thức làm món ăn rất đặc trưng của các tỉnh Trung và Nam Bộ. Về bản chất, bún mắm là loại bún ăn theo kiểu hơi sánh nước chứ không giống như các tô bún chan miền Bắc. Để làm bún mắm, bạn thực hiện như sau.
Cách nấu bún mắm ngon nhất dậy mùi, chuẩn vị cho cả nhà – cách nấu bún mắm miền tây
Chuẩn bị nguyên liệu làm bún mắm
Bún tươi: 1kg. Nên chọn loại bún sợi vừa hoặc sợi to thì món bún mắm sẽ chuẩn vị hơn.
Bún tươi – cách nấu bún mắm ngon
Mắm cá linh: 150 gram. Đây là loại mắm đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Bạn có thể tìm mua loại mắm này ở các siêu thị lớn. Nếu bạn sống ở miền Trung hoặc Nam Bộ thì loại mắm này được tìm mua dễ dàng hơn tại các cửa hàng nhỏ.
Tôm tươi: 200 gram. Chọn những con tôm vừa phải, không cần quá to
Thịt heo quay: 150 gram. Chọn thịt heo ba chỉ quay để món ăn không bị khô
Mực ống: 1 – 2 con tuỳ cỡ
Các nguyên liệu chính nấu bún mắm – cách nấu bún mắm ngon nhất
Cá lóc: 300 gram cá lóc phi lê
Xương cục (hoặc xương sườn): 300 gram
Rau gia vị: sả băm (50 gram), sả cây (2 cây), cà tím (1 quả cỡ vừa), ớt sừng (1 quả cỡ vừa), hành khô băm nhỏ (2 củ)
Gia vị nấu ăn: mì chính, nước mắm, hạt nêm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Mắm cá linh: Cho vào trong 1 chiếc nồi nhỏ chừng 200 ml nước lọc. Đun sôi nồi nước sau đó thả mắm cá linh vào nấu cho tới khi mắm cá mềm. Thực hiện xong, bạn lọc mắm qua rây để lấy phần nước, bỏ bã.
Lọc mắm cá – cách làm bún mắm
Xương cục: Rửa sạch, chần qua nước sôi sau đó đổ bỏ nước chần. Tiếp theo, bạn đem rửa xương một lần nữa rồi đem ninh xương khoảng 30 phút
Cà tím: Rửa sạch sau đó đem cắt thành khúc vừa ăn.
Chuẩn bị cà tím – bún mắm ngon
Cá lóc: Rửa sạch và thái thành những lát mỏng vừa. Bạn không nên thái cá mỏng quá bởi khi nấu cá sẽ bị nát vụn.
Mực ống: Bỏ túi mực, làm sạch mực với chanh, dấm, muối để mực không còn mùi tanh. Mực sạch, bạn thái mực theo hình khoanh.
Làm sạch tôm – cach nau bun mam
Tôm tươi: Làm sạch phần đất đen ở đầu, bỏ râu, rút bỏ phần chỉ đen ở sống lưng. Nếu bạn có dư thời gian và muốn món bún mắm của mình ngon hơn thì có thể bóc bỏ vỏ tôm.
Bước 2: Nấu nước dùng bún
Phi thơm vàng phần hành khô sả băm. Phi xong, bạn cho phần cà tím thịt quay thái mỏng vào đảo đều trong khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Bóc bẹ, rửa sạch sau đó đ.ập dập 2 cây sả. Cho sả vào nồi nước xương đang ninh cùng với cà tím vừa xào. Nêm nước dùng cho vừa ăn.
Nấu nước dùng – cach lam bun mam
Khi cà tím đã mềm tới, bạn cho phần nước cốt mắm đã chiết trước đó vào khuấy cho thật đều. Đun nồi nước dùng thêm khoảng 3 – 5 phút nữa để các hương vị quện kỹ với nhau.
Bước 3: Thưởng thức bún mắm
Cho chung hoặc cho riêng tôm cá lóc mực tươi vào muôi lớn rồi trụng vào nồi nước dùng. Khi nào các nguyên liệu này chín, bạn vớt ra và để riêng.
Chần qua bún với nước sôi sau đó cho vào tô. Xếp phần tôm mực cá lóc lên trên sau đó chan nước dùng bằng mặt bún vào bát. Trộn đều và thưởng thức.
Bún mắm – cách làm bún mắm nêm đà nẵng – cach lam bun mam
Khi ăn bún mắm, bạn nên ăn kèm với một vài loại rau sống như rau mầm, xà lách, giá đỗ… để cảm nhận vị tươi mát của rau, vị ngon ngọt của bún nhé.
Cách nấu bún mắm có yêu cầu đó là phải dậy được mùi thơm đặc trưng của mắm, các nguyên liệu chín vừa phải và nước dùng phải ngọt tự nhiên. Bởi thế khi làm, bạn cần chú ý thời gian và tỉ lệ của các loại gia vị để món ăn được chuẩn vị nhất nhé.