Trong các buổi gặp gỡ gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp thì người ta thường lựa chọn các món lẩu vừa dễ ăn lại dễ dàng chế biến.
Chính vì vậy ngày hôm nay Cachnau.vn sẽ chia sẻ cùng bạn 2 cách nấu lẩu bò viên thơm ngon, nóng hổi vừa thổi vừa ăn cực dễ làm. Cùng chuẩn bị nguyên liệu và bắt đầu ngay nào.
Có rất nhiều món lẩu dễ nấu như lẩu bò , lẩu gà ,… Ngày hôm nay Yeutre.vn chia sẻ cùng bạn 2 cách nấu lẩu bò viên thơm ngon còn dễ hơn cả lẩu bò hay lẩu gà. Cùng bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện chế biến món ăn ngay nhé.
1. Cách nấu lẩu bò viên sa tế
Thời tiết se lạnh có một nồi lẩu bò viên sa tế cay cay để cả gia đình vừa ăn vừa nói chuyện thì còn gì bằng. Để làm được món lẩu này bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu bò viên sa tế
Xương bò: 600g
Bò viên: 400g
Nấm rơm: 300g
Hành tây: 1 củ
Hành lá: 3 nhánh
Hành tím băm: 3 – 4 củ
Tỏi: 3 – 4 củMì trứng
Các loại rau
:Mồng tơi, tần ô, cải thảo, cải bẹ xanh,
Gia vị: Sa tế, nước mắm, dầu màu điều, hạt nêm, đường, muối,…
Nguyên liệu chế biến lẩu bò viên sa tế. Ảnh: Internet.
1.2. Cách chế biến lẩu bò viên sa tế
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương bò rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Để khử mùi hôi của xương bò thì bạn có thể nấu một nồi nước và thêm gừng đ.ập dập, chanh và muối rồi cho xương bò vào luộc sơ khoảng 5 – 7 phút. Sau đó bạn vớt ra, rửa lại với nước sạch rồi để cho ráo nước.
Bò viên bạn dùng dao khứa các đường chữ thập trên một mặt. Lưu ý là không nên khứa sâu quá để tránh làm bò viên nứt không đẹp.
Nấm bỏ đi phần gốc và cắt đi những vết bẩn còn bám trên nấm. Rửa sạch đất và cắt đôi nấm cho vừa ăn. Ngoài ra đậu hũ non bạn chỉ cần cắt miếng là được.
Các loại rau thì nhặt rễ vứt đi, nhặt những lá vàng và hư. Rửa với nước, ngâm nước muối rồi rửa thêm 2 lần cho ráo nước. Sả bóc phần vỏ già đi, rửa sạch, sau đó bạn chia 1 nửa đ.ập dập còn 1 nửa bằm nhuyễn. Hành tây lột vỏ, rửa sạch rồi cắt múi cau. Hành cắt rễ, rửa sạch rồi cắt lấy phần đầu hành.
Sơ chế nguyên liệu. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước dùng
Xương đã sơ chế xong bạn cho vào nồi cùng với phần sả đ.ập dập và hành tây rồi đun khoảng tầm 25 – 30 phút để nước xương ra các chất và sẽ ngọt hơn. Trong lúc nấu thì bạn nhớ chú ý vớt bọt ra nhé.
Hầm xương nấu nước dùng. Ảnh: Internet.
Bước 3: Nấu lẩu bò viên sa tế
Bạn cho một cái nồi lên bếp và cho dầu điều vào, khi dầu điều nóng thì cho sả băm nhuyễn cùng với tỏi, hành tím băm vào phi cho thơm. Sau đó bạn cho 1 thìa cà phê sa tế, 1 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm rồi đảo đều. Tiếp đó bạn cho nước dùng lẩu đã hầm phía trên vào, đun khoảng 15 phút thì bắt đầu cho bò viên và đầu hàng vào. Nêm nếm lại gia vị rồi nấu thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
Lẩu bò viên sa tế. Ảnh: Internet.
1.3. Thành phẩm đạt được
Không phải chế biến phức tạp, vậy là món lẩu bò viên đã được hoàn thành với bò viên mềm, có vị hơi cay vì nước lẩu có sa tế. Bạn ăn kèm với mì trứng, đậu hũ non, các loại rau nữa thì còn gì sánh bằng. Đây chính là một trong những món thích hợp cho mọi người vừa nhâm nhi vừa trò chuyện đấy nhé.
Lẩu bò viên hấp dẫn. Ảnh: Internet.
2. Cách nấu lẩu bò viên chua cay
Nếu nhà bạn thích lẩu bò chua cay nhưng bạn ngại phải làm nhiều công đoạn thì có thể thay thế lẩu bò viên chua cay kiểu Thái xem sao. Công thức đơn giản rất dễ chuẩn bị và dễ nấu, cụ thể như dưới đây:
2.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Xương ống: 600g
Thịt bò: 300g
Bò viên: 300g
Thơm: 1 nửa quả
Củ cải trắng: 2 củ
Sả: 2 nhánh
Rau mồng tơi
Ớt hiểm: 2 quả
Hồi: 2 bông
Quế: 1 thanh nhỏ
Hành tây: 1 củ
Gia vị:
Đường phèn, hạt nêm, muối, bột ngọt,…
Nguyên liệu lẩu bò viên chua cay. Ảnh: Internet.
2.2. Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò bạn rửa sạch rồi lấy muối hạt chà xát lên các bề mặt của thịt rồi rửa lại cho sạch. Tiếp đó bạn cát lát mỏng vừa ăn. Xương ống chặt khúc vừa ăn sau đó bạn đun nước sôi nước rồi cho xương ống vào cho đến khi sôi vài lần rồi tắt bếp, đổ phần nước đó đi, rửa xương ống lại cho sạch.
Rau mồng tơi bạn nhặt phần lá non, rửa và ngâm nước muối. Sau đó rửa lại một lần nữa rồi để cho ráo nước. Thơm xát muối, rửa sạch. Hành tây bóc bỏ, rửa sạch rồi cắt đôi. Gừng cạo vỏ, rửa sạch thái lát. Sả bóc phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch và đ.ập dập. Ớt thì bạn chỉ cần cắt phần vỏ rồi cắt xéo.
Sơ chế các nguyên liệu nấu lẩu. Ảnh: Internet.
Bước 2: Hầm xương ống
Bạn rang hồi và quế trên lửa nhỏ cho đến khi dậy mùi thơm và hơi chuyển màu vành thì cho ra một chiếc bát. Sau đó bạn áp chảo hành tây, gừng trên chảo một chút cho thơm thì tắt bếp. Sau đó bạn cho xương ống vào một cái nồi đầy nước, tiếp đó cho hồi, quế, hành tây, gừng, thơm, củ cải trắng, sả vào hầm trong khoảng 30 – 45 phút. Sau khi nước dùng đã thơm ngon thì bạn có thể rây qua lọc để làm nước dùng nấu lẩu.
Hầm xương ống. Ảnh: Internet.
Bước 3: Nấu lẩu
Bạn cho nước dùng lẩu vừa rây được vào nồi nấu lẩu. Bạn cho thêm muối, hạt nêm, đường phèn vào đảo đều. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình bạn là được. Tiếp đến bạn cho bò viên vào nấu khoảng 5 – 7 phút thì đã có món lẩu thơm ngon rồi đấy.
Nấu lẩu bò viên chua cay. Ảnh: Internet.
2.3. Thành phẩm đạt được
Vậy là món lẩu bò viên đã được hoàn thành với nước lẩu ngọt thanh tự nhiên từ xương ống hầm hoà quyện với các nguyên liệu thơm thơm, chua chua, cay cay cực kỳ chuẩn vị. Món lẩu bò viên chua cay thích hợp ăn với rau mồng tơi, tuy nhiên bạn cũng có thể ăn cùng nhiều loại rau khác nữa đấy. Nhúng thêm thịt bò, cắn một miếng bò viên nóng hồi thì không ai có thể cưỡng lại được đâu nhé.
Lẩu bò viên chua cay. Ảnh: Internet.
3. Mẹo để có món lẩu bò viên ngon
Ngoài 2 cách nấu lẩu bò viên ngon, đậm vị mà Yeutre.vn vừa chia sẻ thì bạn hãy tham khảo một số mẹo để chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất nhé.3.1. Cách chọn bò viên
Đầu tiên mua bò viên bạn có thể lựa chọn siêu thị hoặc các cửa hàng bán đồ đông lạnh.Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và thương hiệu rõ ràng.Trên bao bì ghi hạn sử dụng.Những viên bò viên còn thơm, chuẩn mùi vị của bò viên.Nếu có mùi lạ, hay nấm mốc thì bạn không nên mua.
Cách chọn bò viên. Ảnh: Internet.
3.2. Cách chọn mua xương ống tươi ngon
Xương ống chọn để nấu nước dùng lẩu thì nên chọn loại có màu đỏ không bị đổi màu thâm đen.Xương ống nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín.Không nên chọn loại có mùi lạ.
Cách chọn xương ống tươi. Ảnh: Internet.
3.3. Cách chọn mua thịt bò tươi
Thịt bò nên chọn loại có màu đỏ tươi đan xen gân trắng.Khi ấn bạn cảm nhận được độ săn của thịt, không bị mềm.Nếu thịt chuyển màu tái xanh, đỏ sẫn thì không nên mua.Không mua thịt có mùi hôi tanh, đây là những miếng thịt bị hư rồi đấy.
Cách chọn thịt bò tươi ngon. Ảnh: Internet.
Vậy là Cachnau.vn đã hướng dẫn bạn 2 cách nấu lẩu bò viên ngon và đậm vị khá dễ dàng. Bạn hãy nấu thử cho nhà mình dùng dịp cuối tuần xem sao nhé. Chúc bạn thành công và có một bữa ăn thật ngon bên cạnh gia đình.
2 cách nấu phở bằng nồi áp suất điện đa năng cấp tốc đúng điệu chuẩn ngon
Món phở ngon như ngoài hàng mà cách nấu lại vô cùng đơn giản, nhanh chống, tiện lợi bạn đã thử chưa? sẽ bật mí cho bạn công thức nấu món nước này ngay bên dưới.
Còn bây giờ thì cùng chúng mình vào bếp và thực hiện món phở bò và phở gà bằng nồi áp suất điện đa năng nhé!
1. Phở bò bằng nồi áp suất
Nguyên liệu làm Phở bò bằng nồi áp suất
Xương bò 2.5 kg (xương ống hoặc xương đuôi)
Xương cổ bò 1.5 kg
Thịt chín 1 kg (nạm bò)
Bò viên và thịt tái ăn kèm nếu thích 1 ít
Bánh phở tươi 2 kg
Gia vị phở 2 gói (gói nhỏ)
Gia vị khô nấu phở 1 gói (43gr bao gồm quế/ hồi và một số loại hạt khác)
Đường phèn 50 gr
Bột súp gà 3 muỗng canh
Gừng 170 gr (1 củ vừa)
Hành tây 2 củ
Tiêu hạt 3 muỗng cà phê
Đầu hành lá/ lá hành/ ngò rí 1 ít
Rau thơm ăn kèm phở 1 ít
Muối/ hạt nêm 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua xương bò tươi ngon
Bạn nên mua phần xương ống hoặc xương đuôi bò sẽ nấu nước dùng ngọt và ngon hơn các phần xương khác.Chọn mua những khúc xương còn tươi, có màu đỏ, cầm lên có cảm giác nặng tay.Tránh chọn mua xương đông lạnh không rõ nguồn gốc để bảo vệ sức khỏe.Không mua những khúc xương bò có mà trắng tươi hoặc màu tái nhợt, khi cầm có cảm giác nhẹ tay vì chũng là xương cũ khi nấu nước dùng không ngon, dễ bị hôi.
Cách chọn mua thịt bò tươi ngon
Thịt bò tươi sẽ có màu đỏ thẫm, thịt đều màu, bề mặt lát cắt của thịt sáng bóng. Miếng thịt khi ngửi có mùi thịt tươi đặc trưng, không có mùi lạ.Nên chọn thịt khi chạm tay vào cảm thấy có lớp màng khô, không có cảm giác dính tay. Hãy thử ấn vào miếng thịt, nếu là thịt tươi sẽ có độ đàn hồi, khi ấn vào sẽ không bị lõm.Không mua thịt khi chạm vào bạn có cảm giác tay bị ướp vì đó là thịt bò ngâm nước. Với món phở thì bạn nên chọn thịt bò phi lê bò hoặc thịt bắp bò khi ăn sẽ mềm và ngọt hơn.
Dụng cụ thực hiện
Nồi áp suất đa năng, dao, muỗng, tô, thớt,…
Cách chế biến Phở bò bằng nồi áp suất
1
Sơ chế xương và và thịt bò
Xương bò, thịt bò sau khi rửa bạn mang đi ngâm với muối và giấm khoảng 5 phút sau đó xả lại nước sạch và mang đi luộc sơ.
Cho xương và thịt vào nồi, thêm 1 lít nước, 1 muỗng cà phê muối, đậy nắp đun cho nước sôi lên. Luộc xương và thịt khoảng 5 – 7 phút thì bạn vớt ra, mang đi rửa dưới vòi nước thêm 1 lần nữa cho thật sạch.
2
Nướng hành gừng
Bóc vỏ 2 củ hành tây và cho lên bếp nướng cùng với 1/2 củ gừng. Cho hành và gừng chín thơm thì bạn cạo sạch lớp vỏ bị cháy đen bên ngoài, mang đi rửa sạch.
3
Hầm xương
Cho xương bò (không cho xương cổ) đã sơ chế vào nồi áp suất, đổ nước ngập xương (khoảng 2/3 nồi), thêm vào nồi 1 muỗng cà phê tiêu hạt và 1 muỗng canh muối.
Đậy nắp, khóa van nhấn nút “Manual” chỉnh thời gian hầm 60 phút. Sau khi hầm ủ xương khoảng 6 – 8 tiếng cho xương bò ra hết nước ngọt.
Lọc nước dùng qua rây để lấy phần nước trong. Sau khi lọc nước lèo xong bạn tách hết thịt và gân bám xung quanh xương bò ra, để riêng và mang phần xương đi hầm lần 2.
Cho phần xương bò đã tách thịt và gân vào nồi, thêm xương cổ và thịt chín vào luôn, đổ nước ngập 2/3 nồi áp suất, thêm 1 muỗng cà phê tiêu hạt, 1 muỗng canh hạt nêm và hầm trong 30 phút chế độ cũ. Sau khi nấu bạn ủ thêm 30 phút nữa nhé.
Tiếp tục lọc nước lèo qua rây lần 2, vớt bớt mỡ ra khỏi nước lèo cho đỡ ngấy.
4
Nấu nước lèo
Trong gói hương vị phở bạn lấy quế, hồi, thảo quả ra và rang trên chảo với lửa nhỏ đến khi thơm lên thì cho tiếp các nguyên liệu còn lại vào rang thêm 3 phút nữa thì tắt bếp. Cho vào 1 cái túi lọc để lát nữa nấu nước dùng.
Cho phần nước lèo vào 1 cái nồi lớn, thêm nước lạnh vào sao cho đủ 12 lít nước, sau đó bạn bỏ xương (xương đã lọc thịt và gân), hành và gừng nướng, đầu hành lá, nấu nước dùng sôi lên.
Để nước đậm đà bạn cho thêm 3 muỗng canh bột súp gà, 1 muỗng cà phê tiêu hạt, 2 gói gia vị phở, túi quế hồi đã rang nấu từ 80 – 90 phút với lửa vừa.
Trước khi tắt bếp bạn nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình và cho thêm bò viên vào nếu thích nhé.
5
Hoàn thành
Trong thời gian nấu nước lèo bạn đi chuẩn bị một số nguyên liệu ăn kèm mới phở nhé.
Phần đầu hành bạn tỉa hoa để trang trí cho đẹp, còn phần lá thì mang đi cắt nhuyễn cùng với một ít ngò rí, nạm bò cắt miếng vừa ăn. Bạn cũng có thể cắt thêm thịt bò tươi để làm thịt tái ăn cùng.
Chuẩn bị 1 nồi nước số và cho bánh phở tươi vào trụng khoảng 5 giây thì vớt ra.
Cho bánh phở ra tô có giá đỗ sẵn, cho thịt bò, gân bò, thịt tái, chan nước dùng lên trên, thêm hành ngò cho thơm và đẹp mắt là có thể thưởng thức được rồi.
6
Thành phẩm
Như vậy là đã có ngay tô phở bò thơm ngon, chuẩn vị để chiêu đã bạn bè và gia đình rồi. Nước dùng trong, thơm nức mùi thơm đặc trưng của phở, ngọt thanh từ xương hầm, miếng thịt bò mềm, cắn vào 1 cái như tan trong miệng, bạn nhất định phải thử nhé.
2. Phở gà bằng nồi áp suất
Nguyên liệu làm Phở gà bằng nồi áp suất
Gà ta 1 con (khoảng 1.5 – 1.6kg)
Lòng gà 300 gr (tim gà)
Bánh phở tươi 2.5 kg
Nước dùng 1.5 lít (nước hầm xương)
Hành tây 300 gr (khoảng 2/3 củ hành lớn)
Hạt ngò 1 muỗng canh (hạt mùi) Hành tím 50 gr
Gừng 1 củ (củ nhỏ khoảng 20gr)
Tiêu hạt 1 muỗng cà phê
Đại hồi 3 cái (hoa hồi)
Đầu hành lá 5 cái
Gốc ngò rí 3 cái
Dầu ăn 2 muỗng canh
Bột nghệ 1 muỗng cà phê
Đường phèn 20 gr
Giá và các loại rau thơm ăn kèm 1 ít (ngò rí/ ngò gai/ rau răm…)
Muối/ bột ngọt/ tiêu xay 1 ít
Cách chọn mua gà tươi ngon
Với món ăn này nên chọn mua nửa con gà có nạc, có thịt ăn không ngán, ngon nhất là mua gà ta, gà thả vườn.Nên chọn gà có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức đẹp vì đó là gà tơ thịt sẽ mềm ngon khi nấu ăn.Thịt gà tươi sẽ có màu sắc hồng hào, tươi sáng. Sờ tay nhẹ vào miếng thịt sẽ cảm nhận độ đàn hồi cao.Gà ngon có da mỏng, mịn, màu vàng nhạt; một số chỗ như ức, cánh, lưng sẽ có màu vàng đậm.Không nên chọn gà có màu trắng hay đen sạm; da vàng toàn thân hoặc gà trên da có vết bầm tím hoặc tụ m.áu.Gà tươi ngon sẽ có mùi thơm đặc trưng.
Không nên chọn gà có mùi hôi hoặc mùi lạ.Khi mua, nên ấn tay vào phần thịt bị nghi là bơm nước (đùi, lườn,…). Nếu thấy thịt nhão, mềm hoặc không có độ đàn hồi thì không nên mua.Nước dùng xương bạn có thể mua loại đóng hộp sẵn ngoài siêu thị và cửa hàng hoặc có thể tự làm nước dùng tại nhà theo công thức của Điện máy XANH
Nước dùng xương bạn có thể mua loại đóng hộp sẵn tai các siêu thị hoặc đặt trên các trang thương mại điện tử. Bạn cũng có thể tự nấu nước dùng tại nhà theo công thức của Điện máy XANH nhé!
Dụng cụ thực hiện
Nồi áp suất đa năng, dao, muỗng, tô, thớt,…
Cách chế biến Phở gà bằng nồi áp suất
1
Sơ chế gà
Gà mua về bạn làm sạch lông và nội tạng, chuẩn bị khoảng 1 lít nước sôi đổ lên gà, sau đó vớt ra, để ráo nước.
Hành tím, hành tây bạn bóc vỏ, cho hành tím, 1/2 củ hành tây cùng với gừng vào nồi chiên không dầu, điều chỉnh nhiệt độ ở 190 độ C và nướng trong 3 phút. Hoặc bạn có thể nướng trên bếp lửa bình thường đến khi hành và gừng thơm thì cạo bỏ lớp vỏ bị cháy đen bên ngoài.
Cách sơ chế gà bớt hôi:
Bạn nên làm thật sạch lông, lấy phần tuyến nhờn khỏi đuôi, dùng hỗn hợp muối và giấm để rửa gà.Sau khi làm lông thật sạch bạn có thể ngâm gà vào nước khoảng 20 phút.Bạn cũng có thể làm sạch bằng cách cho muối, tiêu, gừng đ.ập dập và một ít rượu trắng để khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh.
2
Luộc gà
Cho vào nồi áp suất 3 lít nước, nấu khoảng 15 phút cho nước sôi thì cho gà đã sơ chế vào cùng gừng, hành tím đã nướng, 1 muỗng canh muối, 20gr đường phèn (khoảng 1 muỗng canh), 1 muỗng cà phê bột ngọt đậy nắp nồi, khóa van và luộc ở chế độ “Soup/Broth” với áp suất “Normal” trong khoảng 2 phút.
3
Sơ chế và luộc lòng gà
Tim gà bạn ngâm với nước ấm, thêm 1 muỗng canh muối trong khoảng 2 – 3 phút thì vớt ra, xả lại nước sạch và cắt đôi tim gà.
Cho vào nồi 1 lít nước, đun sôi. Thêm 2/3 muỗng cà phê muối, 1/4 củ hành tây và cho tim gà đã sơ chế vào luộc chín tim gà.
4
Nhuộm da gà
Cho vào nồi (chảo) 2 muỗng canh dầu ăn, đun với lửa lớn cho dầu nóng và cho vào 1 muỗng cà phê bột nghệ sau đó tắt bếp ngay.
Lấy dầu nghệ quét đều lên da gà trong lúc gà còn nóng và để trong 10 – 15 phút cho da gà thấm đều màu nghệ. Sau đó bạn mang đi rửa sạch.
5
Nấu nước lèo
Lấy giấy bạc bọc hoa hồi, hạt ngò và tiêu hạt lại và nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 6 phút hoặc bạn có thể mang đi rang với lửa vừa cho đến khi các loại nguyên liệu thơm vàng.
Vớt bớt phần mỡ trong nước luộc gà ra ăn cho đỡ ngấy, lọc qua rây để loại bỏ xác hành, gừng dùng khi luộc gà.
Cho vào nồi 1.5 lít nước dùng (nước hầm xương), nước luộc gà. Để tăng thêm hương vị cho nước lèo bạn cho hoa hồi, tiêu và hạt ngò đã rang vào túi lọc, thêm 1/2 củ hành tây nướng, rể ngò rí đã rửa kỹ vào.
Đun với lửa nhỏ khoảng 7 – 10 phút thì lấy túi lọc ra, trong lúc đó bạn có thể vớt bớt ván mỡ trong nước lèo ra rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Đợi cho nước sôi bùng lên khoảng 3 phút thì có thể tắt bếp.
6
Hoàn thành
Cắt khúc phần đầu hành lá sau đó chần sơ với giá, còn lại lá hành, ngò gai, ngò rí thì bạn mang đi cắt nhuyễn.
Thịt gà bạn cắt miếng vừa ăn, chuẩn bị thêm một ít rau sống ăn kèm, ớt, chanh.
Cho giá đã trụng vào tô, bánh phở tươi, đầu hành lá, thịt gà, tim hành lá cắt nhuyễn, hành tây nếu thích và chan nước lèo vào, thêm 1 ít tiêu xay1 ít là đã có ngay tô phở gà thơm ngon rồi.
7
Thành phẩm
Tô phở gà nóng hổi vừa thổi và ăn đã sẵn sàng để bạn thưởng thức rồi. Nước lèo trong veo, ngọt thanh từ xương và đường phèn thêm thịt gà tươi, mềm, ngọt thịt, da gà giòn sựt sựt ăn cực thích, bạn nhất định phải thử ngay nhé.