Cách làm mứt chuối ngào gừng dẻo thơm ngày Tết của 9X Sài thành

Ngày tết đang đến, các món mứt đang trở thành những món phổ biến mà bất kì gia đình nào cũng có. Cách làm mứt chuối ngào gừng không những nhanh gọn mà còn cho ra thành phẩm cực hấp dẫn.

Mứt chuối ngào gừng là lựa chọn hoàn hảo cho các chị em khi muốn tự tay vào bếp làm một món ăn vặt thơm ngon, lạ miệng cho cả nhà cùng thưởng thức vào dịp Tết. Hôm nay, Emdep.vn sẽ giới thiệu tới bạn cách làm món ăn này qua công thức của chị Xuân Diệu (sinh năm 1992, TP.HCM).

Cách làm mứt chuối ngào gừng dẻo thơm ngày Tết của 9X Sài thành

Cách làm mứt chuối ngào gừng dẻo thơm ngày Tết của 9X Sài thành

”Nấu ăn là đam mê của mình. Cảm giác được chăm chút từng món ăn ngon cho gia đình là một niềm vui và hạnh phúc của riêng mình. Thời gian giãn cách xã hội ở nhà là lúc mình bắt đầu tìm hiểu và thực hiện món ăn này. Ban đầu mình cũng có tìm hiểu trên mạng để biết cách thực hiện. Sau đó nhờ mẹ và chị gái hướng dẫn thêm vì ở quê mọi người đều biết cũng như có kinh nghiệm làm món mứt này.

Thật ra đối với mình, món mứt chuối ngào gừng không khó nhưng cũng không dễ thành công nếu như không chú ý. Ví dụ như độ lửa và nhất là thời gian tắt bếp. Không để lửa quá to chuối dễ bị lại đường mất ngon (cho một ít nước chanh vào sẽ giúp món mứt dẻo ngon không bị lại đường). Chú ý độ dẻo của mứt, đừng để chuối quá khô rồi mới tắt bếp vì khi nguội mứt sẽ còn khô hơn và rất cứng. Một mẹo nhỏ khi ngâm rửa gừng là cho một ít đường vào để làm giảm bớt độ cay nồng của gừng. Từ khâu sơ chế đến thành phẩm chỉ mất khoảng 1 giờ. Thời gian xào mứt khoảng 20 phút.

Không riêng gì ngày Tết, vào những ngày trời chuyển lạnh mình đều làm món này vì rất tốt cho sức khoẻ, nhất là người dễ bị cảm. Hoặc đôi khi ở quê có nhiều chuối quá gia đình không dùng hết thì sẽ ép chuối phơi khô để làm món này. Vừa tiêu thụ được lượng chuối thừa lại vừa có món ngon trên bàn để đãi khách đến chơi nhà. Hầu như người lớn và em nhỏ nhà mình đều yêu thích món này. Nhưng chắc có lẽ ba và cô cháu gái trong nhà đặc biệt thích. Vì món này rất thích hợp khi uống trà, trò chuyện cùng các bác hàng xóm. Bạn nhỏ thì thích ăn cùng bánh tráng, lấy một ít mứt chuối gừng đậu phộng này để lên bánh tráng rồi cuốn lại thường thức, rất ngon và độc đáo” – chị chia sẻ.

Cách làm mứt chuối ngào gừng

Cách làm mứt chuối ngào gừng dẻo thơm ngày Tết của 9X Sài thành

Nguyên liệu

500g chuối khô

300g gừng

200g đậu phộng 30g

Mè trắng

350g đường

1 quả chanh

1/2 muỗng cf muối

Các bước làm

Cách làm mứt chuối ngào gừng dẻo thơm ngày Tết của 9X Sài thành

Đầu tiên, gừng mua về bạn đem gọt vỏ rồi rửa sạch với nước, sau đó cắt lát mỏng và thái sợi. Chuối khô cắt sợi vừa ăn.

Cho mè vào rang với lửa nhỏ, đến khi mè ngả vàng và có mùi thơm là được.

Tương tự, với đậu phộng, bạn cũng rang từ 7 – 10 phút để đậu phộng chín và vàng đều. Sau đó, tách vỏ. Đun sôi đường vàng 250ml nước lọc, sau đó thêm vào đó 1/2 muỗng cà phê muối.

Nấu thêm 5 phút cho hỗn hợp sánh lại, tiếp đến cho nước cốt chanh vào và nấu thêm vài phút để món mứt không bị lại đường, dẻo hơn. Cho chuối khô và gừng vào chảo nước đường và trộn đều lên. Sên chuối đến khi hỗn hợp còn 1 tí xíu nước là được, đừng để chuối quá khô. Khi nguội mứt chuối sẽ khô lại thêm.

Lưu ý nên sên với lửa vừa để chuối thấm đường và gừng thơm ngon hơn, nếu sên lửa lớn chuối dễ bị lại đường mất ngon.

Tiếp đến, cho đậu phộng và mè vào, tắt bếp rồi tiếp tục đảo đều. Sau cùng chờ món chuối xào nguội và cho ra dĩa.

Cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát và dùng dần. Không nên cho chuối vào tủ lạnh vì sẽ làm đường đông lại, chuối cứng không ngon.

Cách làm mứt dừa non dẻo và hấp dẫn cho ngày Tết Quý Mão

Mứt dừa là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Hướng dẫn cách làm mứt dừa non dẻo thơm và đơn giản cho dịp Tết Nguyên đán.

Cùng vào bếp với VietNamNet để thực hiện món mứt ngon này.

1. Nguyên liệu làm mứt dừa non

Cùi dừa non: 1kg

Đường trắng: 500g

Sữa tươi: 50ml

Chanh: 1 quả

Vani: 2 ống

Lá dứa, lá cẩm

Cách làm mứt chuối ngào gừng dẻo thơm ngày Tết của 9X Sài thành
Chọn cùi dừa non làm mứt dừa (Ảnh: Giáo Dục và Thời Đại)

2. Cách làm mứt dừa non dẻo ngon

Bước 1: Nạo dừa

Dừa non mua về gọt sạch phần vỏ nâu. Sau đó nạo dừa thành những sợi mỏng vừa. Để được sợi dừa dài, bạn có thể nạo vòng quanh bằng dao hai lưỡi, so với sợi dừa bánh tẻ sẽ dầy hơn một chút thì khi ăn mứt sẽ mềm, dẻo.

Bước 2: Ngâm dừa

Do dừa non rất nhiều dầu nên bạn cần ngâm để khử dầu dừa.

Cụ thể, chuẩn bị một thau nước nhỏ, vắt 1 quả chanh vào và cho phần cùi dừa đã nạo vào ngâm khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch lại với 2 – 3 lần nước. Sau đó để dừa ráo nước.

Bước 3: Nhuộm màu, tạo vị cho mứt dừa

Lá dứa hoặc lá cẩm (tùy màu và vị bạn thích mà chọn loại hoa quả tương ứng)… xay sinh tố, trộn với 300ml nước, lọc bỏ bã. Ngâm cùi dừa đã nạo vào tầm 20-30 phút đến khi miếng dừa chuyển sang màu xanh của lá dứa hoặc màu tím của lá cẩm thì đổ ra rổ, để ráo, bỏ phần nước lá dứa hoặc lá cẩm đi.

Bước 4: Ướp đường

Cho dừa vào một thau to kèm với 500g đường rồi đảo đều lên, để ướp từ 4 – 6 tiếng cho đến khi tan hết đường. Trong quá trình ướp dừa, cứ mỗi 30 phút thì bạn nên đảo nhẹ dừa để đường ngấm đều.

Bước 5: Sên mứt dừa

Cho dừa và nước đường vào chảo rộng lòng và sên ở độ lửa vừa cho đến khi nước đường sôi thì hạ lửa xuống, tiếp tục đảo đều tay. Khi thấy nước đường bắt đầu cạn, bạn cho thêm 50ml sữa tươi vào và đảo lên. Lưu ý là trong quá trình sên đường, không nên đảo liên tục sẽ bị lại đường.

Tiếp tục sên cho đến khi đường cạn, bắt đầu cô đặc lại thì tắt bếp. Bạn có thể thêm vani và đảo cho đến khi kết tinh đường ra hết, sợi dừa khô hẳn. Cuối cùng, đổ dừa ra mâm để nguội hoàn toàn thì cho vào túi zip dùng dần hoặc bỏ vào lọ đã luộc qua, để khô, đậy kín.

Cách làm mứt chuối ngào gừng dẻo thơm ngày Tết của 9X Sài thành
Mứt dừa là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết (Ảnh: Đời Sống và Pháp Luật)

3. Cách bảo quản mứt dừa non không bị chảy nước

Để tránh tình trạng ngày hôm sau mứt dừa non lại bị ướt, bạn nên mang mứt dừa sau khi bỏ từ chảo ra đã khô hong trước quạt. Bạn cũng có thể đem phơi nắng hoặc cho vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 100 độ C cho mứt dừa khô hẳn.

Có một cách nữa là bạn có thể bỏ phần dừa bị ướt đó lên chảo sên lại, mứt dừa sẽ khô ráo hơn. Sau đó cho vào túi buộc chặt.

Vì dừa non lượng nước trong cùi nhiều hơn cùi dừa già nên bạn ngâm đường lâu hơn chút để dừa non tiết ra nhiều nước hơn khi sên mứt sẽ khô ráo hơn.

Mứt dừa non nhiều dầu nên sẽ nhanh ướt hơn, bạn chỉ nên sử dụng trong tầm 20 ngày để được món mứt thơm ngon nhất.

Cách làm mứt dừa non như trên thực sự không quá phức tạp. Chúc bạn thành công!

Cách làm mứt dừa non như trên thực sự không quá phức tạp. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *