Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Loại quả này không chỉ có phần thịt màu trắng trong, mềm, vị ngọt thơm mà còn khiến nhiều người tò mò “Dừa nước làm gì ngon?”. Tìm hiểu qua bài viết này của VinID nhé!
1. Dừa nước đá đường
Chuẩn bị nguyên liệu
Cơm dừa nước: 200gr
Nước lọc, gừng lát, lá dứa tươi
Đường cát hoặc đường phèn càng ngon
Cách thức hiệ
Nấu sôi nước, cho đường vào hòa tan rồi cho lá dứa vào. Nấu tiếp 5 phút thì gừng vào và tắt bếp, để nguội.Khi nước nguội hoặc còn ấm thì cho cơm dừa vào, ngâm từ 1 tiếng trở lên.Mang đi ướp lạnh hoặc thêm đá vào và thưởng thức.
Thành phẩm
Món dừa nước đá đường với hương vị ngọt dịu của cơm dừa nước thấm đường hòa lẫn với đá lạnh tươi mát tạo ra hương vị đặc trưng dừa nước không lẫn vào đâu được.
Món dừa nước đá đường
2. Dừa nước rim đường
Chuẩn bị nguyên liệu
Dừa nước: 500gr
Đường thốt nốt: 200gr
Chanh: 1 quả
Cách thức hiện
Lấy phần thịt dừa nước trộn với ít đường thốt nốt cắt nhuyễn, ngâm khoảng 45 phút.Cho hỗn hợp trên vào chảo và rim lửa nhỏ đến khi gần sệt nước thì thêm ít nước cốt chanh vào. Nhanh tay đảo đều và tắt bếp, để nguội thì múc ra hũ, để vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần rất ngon.
Thành phẩm
Dừa nước rim đường là một món ăn vô cùng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Cơm dừa trắng trong, mềm dẻo quánh quyện trong vị ngọt thanh của đường thốt nốt tạo ra màu sắc vàng ươm vô cùng bắt mắt.
Dừa nước rim đường thốt nốt
3. Chè dừa nước
Chuẩn bị nguyên liệu
Cơm dừa nước: 300gr
Nhãn nhục: 200gr
Đậu xanh: 100gr
Hạt sen: 100gr
Nấm tuyết: 10g
rNước cốt dừa, đường phèn
Cách thức hiện
Đậu xanh rửa sạch bụi bẩn, ngâm nước từ 6 – 8 tiếng.Rửa sạch hạt sen, nếu ăn cả nhụy sen thì để nguyên, nếu không thì bỏ nhụy rồi ngâm nước từ 2 – 3 tiếng.Nấu nước sôi và ninh cơm dừa nước rồi cho tiếp hạt sen và đậu xanh vào.Tất cả nguyên liệu đều chín mềm thì thêm đường phèn vào, khuấy đều để nguyên liệu hòa quyện. Cuối cùng, cho ruột nhãn, nước cốt dừa tươi vào. Nấu lửa nhỏ thêm 15 phút nữa thì tắt bếp và món chè dừa nước đã hoàn thành.
Thành phẩm
Món chè này không chỉ là để thanh nhiệt mà còn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Dừa nước có vị ngọt tự nhiên kết hợp cùng độ bùi của các loại đậu và hạt sen, thêm một chút beo béo của nước cốt dừa làm bao người say đắm.
Chè dừa nước thanh nhiệt, bổ dưỡng
4. Dừa nước ngào tắc đường phèn
Chuẩn bị nguyên liệu
Cơm dừa nước: 200g
rNước lọc: 100ml
Tắc: 6 tráiLá dứa, đường phèn
Cách thức hiện
Cơm dừa rửa sạch rồi ướp với đường phèn giã nhuyễn khoảng 30 phút.Tắc ngâm với muối rồi thái lát mỏng.Rửa sạch lá dứa, cắt thành đoạn nhỏ khoảng 10cm.Đun sôi nước lọc với đường rồi cho lá dứa vào nấu đến khi sẫm màu thì vớt ra.Cho tiếp cơm dừa nước vào nấu thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp, thêm tắc vào đảo đều và thưởng thức.
Thành phẩm
Dừa nước ngào tắc đường phèn là sự hòa quyện vị ngọt thanh của đường phèn kết hợp với vị chua chua của tắc cùng phần cơm dừa tươi mát tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.
Dừa nước ngào tắc đường phèn
5. Mứt dừa nước giòn ngọt
Chuẩn bị nguyên liệu
Cùi dừa nước: 1kg
Đường cát trắng: 500gr
Chanh tươi: 1 quả
Cách thức hiện
Trộn đều đường với cùi dừa nước, để khoảng 20 phút cho đường ngấm vào dừa.Tiến hành sên mứt với lửa vừa đến khi đường sệt lại thì cho ít chanh vào, trộn đều.Tiếp tục đun đến khi đường cô đặc lại thì tắt bếp, múc ra đĩa để nguội rồi cất vào hộp dùng dần. Thành phẩm
Miếng mứt có độ dẻo thơm bên trong cùng lớp đường giòn rụm phủ bên ngoài, hớp một tách trà nóng, đậm đà hương vị tuyệt vời, chắc chắn sẽ làm bạn mê say.
Mứt dừa nước giòn ngọt
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm về ” dừa nước làm gì ngon” nhé! Nếu bạn muốn mua nguyên liệu hãy ghé ngay WinMart hoặc mua online qua app VinID để nhận được chương trình ưu đãi cực sốc.
Làm nem rán đẹp mắt, giòn tan và bảo quản lâu, đừng bỏ qua những bí quyết này
Nem rán là món ăn ngon, quen thuộc của rất nhiều gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ đều thích. Đây là món ăn thích hợp để dự trữ trong mùa dịch.
Để làm nem rán ăn ngon, giòn tan, bảo quản được lâu cần chú ý điều gì? Các bạn có thể tham khảo những bí quyết sau:
Gói nem
Khi gói nem, các bạn không nên cuốn quá c.hặt t.ay, điều này sẽ khiến lúc rán nem, nhân có miến và trứng bên trong nở ra một chút là bánh đa (bánh tráng) sẽ bị rách, nhân sẽ lộ ra ngoài.
Cách làm nem rán giòn, không ỉu
Có thể pha một bát nước đường loãng sau đó phết lên các cuộn nem chưa rán. Điều này sẽ khiến nem có màu vàng ruộm, giòn ngon.
Hoặc có thể dùng nước giấm pha phết lên bánh đa nem. Lấy bát nước thêm khoảng 1 thìa dấm gạo, khuấy đều, hỗn hợp này dùng để làm mềm bánh đa khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán.
3. Cách r án nem
Cách 1: Rán 2 lần
Sau khi cuốn nem xong, tiến hành rán nem làm 2 lần dầu. Lần thứ nhất, làm nóng dầu ở lửa nhỏ rồi cho nem vào rán chín sơ qua, sau đó gắp nem ra để vào giấy thấm dầu. Sau khi rán xong lượt một, có thể thay dầu mới và rán nem cho chín hẳn và vỏ nem sẽ vàng, giòn đẹp mắt.
Cách 2: Rán ngập dầu
Với cách này, rán nem sẽ nhanh chín hơn và và màu vàng ruộm đều ở các mặt của nem. Để đỡ tốn dầu có thể dùng chảo sâu lòng hoặc chảo nhỏ để rán.
Cách 3: Thêm nước cốt chanh
Khi cho dầu vào chảo thì cho thêm vài giọt nước cốt chanh, rán vừa không b.ị b.ắn dầu mà còn giúp nem rán giòn.
Vớt ra, để lên giấy thấm dầu
4. Bảo quản nem rán để ăn dần
Cách 1:
– Rán sơ nem
– Sau đó bạn để nguội, xếp vào hộp và không nên để chặt quá
– Khi ăn bỏ ra rã đông. Lưu ý chiên dầu nóng già, hoặc cho nồi chiên không dầu sẽ giòn dụm luôn.
– Bạn nên mua hộp kín. Nếu hộp không kín, nem dễ bị dính đá sau khi bỏ từ ngăn đá ra.
– Nếu rã đông bằng lò vi sóng, không nên rã đông hoàn toàn, nem sẽ bị vỡ. Ngoài ra, luôn để dầu ăn thật sôi mới thả nem vào.
Cách 2:
– Trộn nhân nem như bình thường nhưng không cho trứng vào. Trộn đều lên và cho vào hộp kín, bảo quản ngăn đông tủ lạnh.
– Khi cần, bỏ từ ngăn đá xuống ngăn mát 8-10 tiếng. Khi nhân đã rã đông rồi mới cho trứng vào và cuốn nem. Cách này nem sẽ không bị nát và tươi ngon hơn là rán nem trước rồi cấp đông.
Chúc các bạn thành công!