Món ăn vừa ngon lại đơn giản, dễ làm, khiến bữa cơm thêm hấp dẫn.
Nguyên liệu:
– 300g ngồng cải, 1 thìa dầu hào, 4 tép tỏi, muối, 5g đường trắng, 1 thìa nước tương, 1 thìa tinh bột ngô.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Ngồng cải nhặt bỏ lá già rồi rửa sạch. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2: Pha nước sốt
Cho dầu hào ra bát. Thêm nước tương, đường và tinh bột. Thêm một ít nước vào, khuấy đều.
Bước 3: Luộc rau
Đun sôi một nồi nước, thêm chút muối và ít dầu ăn, rồi thả rau cải vào. Luộc chín rau. Dầu ăn và muối giúp rau cải xanh hơn.
Vớt rau cải ra, để ra đĩa.
Bước 4: Nấu nước sốt
Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho tỏi băm vào phi thơm. Đổ nước sốt vào, đun đến khi nước sốt sệt lại thì tắt bếp.
Đổ nước sốt lên rau cải luộc là xong. Khi ăn, bạn không cần chấm rau nữa.
Chúc các bạn thành công!
Bữa cơm mỗi ngày hãy làm món rau theo cách này, ăn mãi không biết chán lại giúp giảm cân
Với cách chế biến món rau như thế này thì dù bạn coi đó là một bữa ăn để giảm cân hay món ăn cùng cơm thì đều thật sảng khoái và ngon miệng.
Vào đầu xuân, ăn nhiều rau có thể giúp cơ thể bổ sung rất nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng. Chất xơ trong các loại rau còn có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đào thải chất thải ra khỏi cơ thể kịp thời. Cũng vì thế mà sẽ khiến cho cơ thể không bị nóng trong, “bốc hỏa” mệt mỏi dù thời tiết thay đổi.
Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách ăn rau hấp “hạt thô, tinh”. Đây có thể được coi như là một món rau hoặc cũng có thể xem là bữa ăn nếu bạn đang trong giai đoạn thanh lọc cơ thể, cắt giảm tinh bột và chất béo để giảm cân. Nhất là vào thời điểm sau Tết Nguyên đán – khi bạn đã tiêu thụ quá nhiều chất béo từ những bữa tiệc “mâm cao cỗ đầy”.
Thực tế, món rau hấp này có thể ăn quanh năm, nếu bạn thay đổi nhiều loại rau và thay đổi hàng ngày thì sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán khi ăn nó. Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng cà rốt, rau cải cúc và bắp cải để chế biến. Bạn cũng có thể dùng bí xanh, củ cải, bắp cải tím, khoai tây, ớt ngọt, rau diếp… để lần lượt hấp. Tùy thuộc vào loại rau mà thời gian chế biến có thể ngắn hoặc dài hơn, có thể chỉ mất ít nhất là 3 phút và dài nhất là 10 phút. Bạn cũng có thể điều chỉnh tùy theo đặc điểm của nguyên liệu và khẩu vị yêu thích của mình.
Tiết trời trong thời điểm này khá lạnh nên cũng rất hợp để bạn ăn món rau hấp khi còn nóng. Lúc nhiệt độ tăng lên thì bạn có thể để món rau hấp nguội đi rồi thưởng thức bằng cách chấm hoặc trộn với tỏi băm pha xì dầu hoặc sốt mè. Cách ăn nào cũng thật sảng khoái và ngon miệng. Bữa trưa chỉ có một mình, bạn có thể hấp một đĩa làm bữa ăn đơn giản để giảm cân. Bữa tối khi cả nhà quây quần thì bạn có thể coi đây như một món chay tăng cường vitamin cho cả gia đình và bản thân vẫn có thể tuân theo chế độ ăn kiêng của mình.
Sau đây chúng ta hãy cùng khám phá cách làm món rau hấp 3 màu nhé!
Thành phần nguyên liệu làm món rau hấp 3 màu
100g cà rốt, 100g bắp cải, 100g rau cải cúc, 45g bột ngô thô, 4 tép tỏi, 20g nước tương, 15g giấm balsamic, 10g dầu mè.
Cách làm món rau hấp 3 màu
Bước 1: Sơ chế và rửa sạch các loại rau. Dùng dụng cụ bào cà rốt thành từng sợi dày (hoặc bạn cũng có thể dùng dao xắt cà rốt thành sợi như mong muốn). Bắp cải đem cắt thành sợi mỏng. Rau cải cúc đem ngắt thành từng đoạn dài 8 cm.
Bước 2: Trộn từng loại rau với 15g bột ngô thô. Bạn lưu ý phần bột ngô phải được phủ đều, bám lên rau.
Bước 3: Sau khi hoàn thành việc trộn bột ngô với rau, bạn trải rau lên xửng hấp. Tiếp theo đổ nước sôi vào nồi hấp, vặn lửa lớn và hấp rau trong khoảng 6 phút.
Bước 4: Trong lúc chờ hấp rau thì bạn làm nước sốt gia vị. Chuẩn bị một bát, cho tỏi băm nhỏ, nước tương, giấm balsamic, dầu mè vào trộn đều. Bạn cũng có thể làm sốt nước chấm bằng vừng rang xay nhỏ, thêm nước tương, tỏi băm vào và trộn đều.
Bước 5: Sau khi hấp rau xong, bạn xếp rau ra đĩa, để cho bay hơi nước bớt đi (từng sợi rau và bột ngô trông ráo nước), rau ấm thì rưới nước sốt lên và thưởng thức.
Lưu ý:
1. Bột ngô bao phủ rau không được quá dày, cũng không được quá mỏng. Nếu dày quá khi nấu sẽ có mùi vị kém. Nếu mỏng quá sẽ có cảm giác dính và làm mất đi giá trị dinh dưỡng với sức khỏe của ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc thô).
2. Bạn nên đợi rau trông ráo và có vẻ khô và khi còn ấm hãy rưới nước sốt lên để tạo mùi thơm vừa độ của tỏi. Nếu đổ nước sốt ngay khi vừa hấp xong thì gần như tỏi băm sẽ được “chần” chín một nửa như thế mùi vị của món ăn cũng trở nên kém chất lượng.
3. Kết cấu của mỗi nguyên liệu là khác nhau. Vì vậy hãy cố gắng chọn những nguyên liệu tương tự để hấp, hoặc tính toán thời gian cho vào trước – sau hoặc lấy ra sớm hơn để đảm bảo từng loại rau đều ở trạng thái hoàn hảo.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!