Thịt ba chỉ luộc xưa rồi, làm thế này dễ lắm mà lại “ngon nuốt lưỡi” luôn

Từng miếng thịt ba chỉ chế biến theo cách này thấm đượm gia vị, lại còn thoảng mùi vỏ cam và gừng cực hấp dẫn.

Thịt ba chỉ luộc xưa rồi, làm thế này dễ lắm mà lại “ngon nuốt lưỡi” luôn

Nguyên liệu làm thịt ba chỉ rim

– 750g thịt ba chỉ ngon

– 1 mẩu gừng

– Vỏ cam hoặc quýt khô

– 30g nước tương

– 10g dầu hào

– 450ml nước

Thịt ba chỉ luộc xưa rồi, làm thế này dễ lắm mà lại “ngon nuốt lưỡi” luôn

Cách làm thịt ba chỉ rim

– Bước 1: Thịt ba chỉ mua về rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần sau đó ngâm nước muối khoảng 30 phút rồi đem rửa sạch. Cho thịt vào nồi, thêm nước ngập thịt sau đó nước vừa sôi thì tắt bếp, gắp thịt ra để ráo.

– Bước 2: Vỏ cam rửa sạch, gừng thái lát mỏng.

Thịt ba chỉ luộc xưa rồi, làm thế này dễ lắm mà lại “ngon nuốt lưỡi” luôn

– Bước 3: Trộn các loại gia vị vào với nhau gồm 30g nước tương, 10g dầu hào, 450ml nước, vỏ cam, gừng. Sau đó cho thịt vào rim, lật thịt để thịt ngấm gia vị. Rim thịt trong khoảng 50 phút ở lửa vừa. Sau thời gian rim này thịt đã chín hoàn toàn. Bạn gắp thịt ra đĩa để nguội.

– Bước 4: Thịt nguội bạn đem thái lát mỏng, có thể rưới phần nước rim thịt lên trên mặt để thêm phần đậm đà và khi ăn thêm hấp dẫn.

Thịt ba chỉ luộc xưa rồi, làm thế này dễ lắm mà lại “ngon nuốt lưỡi” luôn

Chúc bạn thực hiện thành công!

Luộc thịt ba chỉ thêm vài giọt này đảm bảo thơm, ngon, mềm hết ý

Không chỉ thơm, mềm mà thịt ba chỉ còn ngon đến khó cưỡng, ăn bao nhiêu cũng hết veo.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 miếng thịt ba chỉ. 1 thìa giấm (nước chanh), 1 nhánh gừng, 1 củ hành. Dây ni lông hoặc dây chỉ dày và chắc, không bị phai màu.

Cách chế biến thịt ba chỉ luộc thơm, ngon:

– Thịt lợn mua về rửa sạch, loại bỏ phần lông còn sót lại.

– Xát muối quanh miếng thịt, rửa bằng giấm và nước thật sạch để loại bỏ các chất bẩn và khử bớt mùi hôi.

– Cuộn tròn miếng thịt theo dọc thớ (khi luộc xong sẽ thái theo thớ ngang), để phần da hướng ra ngoài.

– Dùng chỉ quấn nhiều vòng quanh miếng thịt. Hãy buộc càng chặt càng tốt để sau khi luộc miếng thịt vẫn giữ được hình dạng và độ săn chắc.

– Luộc thịt làm 2 lần. Lần 1 luộc thịt sôi được khoảng 2-3 phút thì cho thêm vài giọt giấm (hoặc nước chanh).

– Dùng chiếc đũa sạch thử xiên vào miếng thịt, nếu thấy thịt không ra nước màu hồng nữa là thịt đã chín.

– Vớt thịt ra rồi thả vào 1 bát nước lạnh (hoặc đá lạnh). Cách này giúp miếng thịt săn lại, giữ được hình dáng, không bị khô và thẫm màu. Cách này còn giúp cho việc thái miếng thịt thành thớ mỏng dễ dàng hơn mà thịt không bị nát.

Cách chọn thịt ba chỉ thơm, ngon:

Thịt ba chỉ hay còn gọi là thịt ba rọi (tiếng Anh gọi là Pork belly) là phần thịt nằm ở bụng của con heo. Thịt ba rọi không có xương, khi cắt ngang miếng thịt sẽ thấy các lớp thịt nạc, mỡ xen kẽ nhau và ngoài cùng là lớp da mỏng.

Thịt ba chỉ luộc xưa rồi, làm thế này dễ lắm mà lại “ngon nuốt lưỡi” luôn
Thịt ba chỉ ngon sẽ có mùi thơm đặc trưng (Ảnh minh hoạ)

Vì có lớp mỡ nên nhiều người nghĩ thịt ba chỉ có vị khá béo. Tuy nhiên, có rất nhiều người thích ăn phần thịt này bởi khi chế biến thịt không bị khô mà rất thơm ngon.

Trong ẩm thực, thịt ba rọi được chế biến thành nhiều món ăn và được dùng phổ biến trong ẩm thực Đông Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Dưới đây là cách chọn thịt ba chỉ thơm ngon, đảm bảo chất lượng:

Chú ý đến mùi của thịt: Đây là một cách quan trọng giúp bạn lựa được thịt heo ngon. Không nên lựa những miếng thịt có mùi ôi, hôi hay bất kỳ mùi lạ khác. Thay vào đó bạn nên lựa thịt có mùi thơm đặc trưng.

Quan sát tỷ lệ thịt và mỡ: Để lựa được miếng thịt ngon, khi ăn không cảm thấy quá ngán vì lớp mỡ quá nhiều hay quá khô vì phần lớn là thịt nạc, bạn nên chọn miếng thịt có tỷ lệ phần mỡ và nạc cân bằng nhau.

Quan sát màu sắc miếng thịt: Thịt ba chỉ tươi ngon có lớp màng ngoài khô, màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi. Khi d.ùng d.ao c.ắt ra sẽ thấy thịt có màu trắng hồng, bóng nhẹ và lớp mỡ xen giữa có màu trắng sáng, chắc.

Quan sát kết cấu miếng thịt: Thịt ba rọi ngon, sạch, không nuôi bằng chất tạo nạc thường có kết cấu chắc chắn, phần thịt và mỡ dính chặt vào nhau, khi cầm lên không cảm thấy quá lỏng lẻo. Lớp da và mỡ ngoài cùng dày vừa phải khoảng từ 1,5 – 2cm.

Cảm nhận độ đàn hồi: Thịt ba rọi ngon không để lâu ngày, không có chất tạo nạc thường có độ đàn hồi cao. Khi dùng tay nhấn vào rồi buông ra, thịt không để lại vết lõm. Nếu bề mặt thịt còn để lại dấu vết khi dùng tay nhấn vào chứng tỏ miếng thịt đó đã bị ôi thiu.

Lưu ý: Ngoài việc nhận diện thịt lợn tươi, kém tươi, hoặc ôi thiu, người tiêu dùng cũng cần kiểm tra thịt trước khi mua, tránh mua phải những miếng thịt lợn có nhiễm sán, giun sán và lợn bị bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ mọi người trong gia đình.

Muốn xác định, miếng thịt có ấu trùng, hay giun sán hay không cần quan sát miếng thịt. Thường nếu miếng thịt có giun xoắn, miếng thịt sẽ có kén hình quả trám, chiều dài của kén nằm song song thớ thịt. Cũng có khi thấy kén đã vôi hoá thành những đốm trắng như đầu ghim nằm trong thịt.

Thịt lợn có sán thường là những miếng thịt ở phần trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim. Khi miếng thịt có sán thường có mầu trắng, hình bầu dục, kén mầu đục to bằng hạt đậu tương. Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, mầu trắng, to bằng hạt vừng.

Published By adminCategorized as Món Ngon

Leave a comment Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *