Vị… bếp Tết!

“Mùa xuân ơi… Ta nghe mùa xuân hát bên kia trời….”. Vâng, có người sẽ thấy xuân về bên hiên nhà, đầu ngõ. Cũng có người thấy mùa xuân là “ánh mắt ai vừa trao”. Nhưng ai đó lại thấy “kìa trông vạt nắng, mạch xuân tràn dâng”…

Thế rồi, người khác lại cho rằng, xuân về bên gian bếp Tết của mẹ với đầy ắp “thịt, mỡ, dưa, hành”. Ngẫm cũng không sai. Bởi, ở góc bếp ấy, không chỉ thoảng mùi thơm lừng của nồi thịt kho nước dừa, vị chua của dưa kiệu, hương ngọt ngào của bánh mứt mẹ làm, mà còn có cả vị của tình yêu thương, của gia đình quây quần những ngày xuân về!

Bếp Tết

Nói đến trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa đón Tết, ngoài bàn thờ gia tiên, phòng khách, hiên nhà… thì góc bếp là một trong những nơi được chị em ưu tiên nhất. Bởi, ông bà ta đã nói: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” đó sao! Với tôi, ngày bé, mỗi lần thấy bà với mẹ dọn dẹp gian bếp nhỏ trong nhà chuẩn bị đưa “ông Công ông Táo” về trời là lòng lại nôn nao đến lạ. Tâm hồn trẻ thơ lúc ấy như hiểu rằng, Tết đang về! Với tôi, thích nhất là được cùng bà đi chợ Tết. Từ nhà lội ra đến chợ chừng hơn 1km, vậy mà thích lắm, ba mẹ bảo ở nhà là nhất quyết không chịu. Chợ Tết của bà ngày ấy có gì xa lạ đâu. Nào là thịt ba rọi, hột vịt, vài ba ký rau, củ, quả, mớ tôm khô, ớt, hành cùng đủ loại gia vị. Hai bà cháu đến đâu là lỉnh kỉnh thức ăn chuẩn bị Tết đến đó. Lúc đi nhẹ tênh, lúc về tay xách không xuể là cảnh quen thuộc khi tôi đi chợ Tết cùng bà. “Í ới” gọi được chiếc xe xích lô giữa chợ, bà tôi vẫn không quên mua thêm 5-7 trái dưa hấu to chất lên. Bà nói: “Để các cậu, các cô, mấy đứa cháu về chơi, mua nhiều chút có dư cũng không sao!”. Ngày xưa, chợ chỉ họp vào khoảng mùng 3 Tết, nên các bà, các cụ mua rất nhiều thức ăn để… dự trữ trong 3 ngày Tết. Vậy đó, gian bếp ngày Tết của nội tôi như cái chợ thu nhỏ, đủ loại rau xanh. Liệt kê thì nghe có vẻ rối lắm nhưng gian bếp ấy là khoảng trời riêng của bà, tuy đồ đạc nhiều vậy chứ nói đến thứ nào là bà lấy rất nhanh. Ngày Tết, gian bếp nhỏ của bà àng ấm cúng hơn vì từ sáng đến chiều luôn nghi ngút khói.

Vị… bếp Tết!

Nói đến bếp Tết, hẳn những ai từng có khoảng trời t.uổi thơ ở các vùng quê sẽ không thể nào quên chái bếp của gia đình. Không khí Tết dường như bao giờ cũng “gõ cửa” rất sớm ở các vùng nông thôn. Chẳng thế mà trước đó cả tháng, các bà, các mẹ đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Và, nơi dọn dẹp tươm tất nhất, ngoài khu vực thờ cúng thì đó là chái bếp. Thường, chái bếp được cất liền kề với gian nhà chính ở quê. Tùy vào diện tích, chủ nhà có thể làm chái bếp với không gian rộng, hẹp khác nhau. Bếp được đặt cao hơn mặt đất một chút, phía dưới là nơi để gia vị, như: mắm, muối, đường… “Mẹ tôi nói, những cụ ngày xưa đi coi dâu sẽ xuống xem chái bếp trước nhất. Nó chính là nơi cho con dâu lấy điểm đầu tiên trong mắt mẹ chồng tương lai. Nếu bếp gọn gàng, sạch sẽ, chứng minh người con gái trong nhà rất đảm đang. Bởi vậy, người xưa hay nói, chái bếp chính là “giang sơn” riêng của phụ nữ. Ở sảnh chính, cánh đàn ông có thể uống trà, đối ẩm chuyện đồng áng, chuyện làm ăn, chia sẻ kinh nghiệm hay cho nhau thì dưới bếp, đó là không gian của những người phụ nữ đảm đang. Ở đó, trẻ con ngồi quây quần, giúp mẹ thổi bếp, thái thịt, lặt rau. Phụ nữ thì có thể vô tư hàn huyên chuyện gia đình, chồng con, tiếng cười hòa lẫn tiếng tí tách của bếp củi đang bùng cháy, càng làm ấm thêm gian bếp nhỏ của gia đình” – cô Võ Thị Phỉ (55 t.uổi, ngụ xã Định Mỹ, Thoại Sơn) chia sẻ.

Giá trị của sự xum vầy!

Vị… bếp Tết!

Trở lại với gian bếp ngày Tết, không ít những nàng dâu hiện đại ngày nay cho rằng, quanh năm tất bật với công việc, chuyện bánh mứt Tết đơn giản và nhanh nhất chính là mua ở siêu thị hay mua bánh mứt “nhà làm” cho tiện lợi. Nhịp sống hiện đại ngày nay, việc ấy trở nên rất bình thường. Thế nhưng, với các cụ ngày xưa, bánh, mứt Tết phải tự tay các cụ làm mới được. Tất nhiên, không phải để ghi điểm với ai nhưng theo chia sẻ của các cụ thì 3 ngày Tết, con cháu về đông, làm thêm mớ bánh, mứt để mấy đứa nhỏ ăn vừa ngon, vừa tiết kiệm. “Còn nhớ, góc bếp Tết nhỏ của gia đình tôi bắt đầu nhộn nhịp là ngày 30 Tết. Từ sáng sớm, chị em tôi cùng mẹ đi chợ sớm, mua mớ thịt ngon về kho. Chiều, mấy chị em túm tụm bên mẹ, thổi lửa nồi bánh tét to đùng. Trước đó, mẹ đã một mình chuẩn bị tất cả nguyên vật liệu từ nếp, thịt, dừa, lá chuối, dây cột… để gọn ở góc bếp. Công đoạn gói bánh, mẹ thường bắt chị em tôi ngồi cạnh, xem bà gói chiếc bánh tròn đều, chắc nịch để sau này về nhà chồng còn… “biết đường mà mần”. Có lẽ nhờ vậy mà 7 chị em gái của tôi, ai cũng có tay nghề gói bánh tét cả. Đâu dừng lại ở nấu bánh tét, mẹ tôi còn làm thêm rất nhiều bánh, mứt, như: bánh bông lan, bánh kẹp, mứt dừa, mứt bí, mứt me… trước là biếu bà con, đãi khách đến nhà, sau là cho đám con ăn chơi. Mẹ tôi vẫn thường bảo, chịu cực chút mà cả nhà có bánh, mứt ngon ăn ngày Tết là bà vui lắm!” – cô Nguyễn Thị Thanh (57 t.uổi, ngụ xã Hòa Bình Thạnh, Châu Thành) vẹn nguyên cảm xúc khi nhớ về gian bếp Tết của mẹ mình.

Vị… bếp Tết!

Giá trị của Tết chính là sự đoàn viên. Còn gì bằng sau những tháng ngày bôn ba, ngược xuôi nơi đất khách, ta lại ngồi quây quần bên người thân, được nhìn thấy màu tóc xế chiều của ba, rồi nhói lòng khi thấy nếp nhăn nơi khóe mắt mẹ nhiều hơn, thấy đứa em nhỏ nay đã trưởng thành hơn… Khoảnh khắc đẹp đó, nhờ có Tết ta mới thấy trọn. Rồi, sau bao bộn bề của công việc, người thân chính là chỗ dựa cho ta những khi cô quạnh, là niềm tin để ta vững bước hơn vào ngày mai. Gác lại bao lo toan, khó nhọc của năm cũ, bếp Tết của mẹ lại bùng lên ngọn lửa ấm nồng, những món ăn của ngày Tết đoàn viên lần lượt bày biện trên bàn. Không cầu kỳ nhưng thơm ngon làm người ta cứ nhớ quay quắt. Khi ấy mới thấy “thịt mỡ, dưa hành” tuy mộc mạc nhưng khó đâu sánh bằng nhà mình. Bởi, ẩn trong vị mặn của chén nước chấm, vị thanh của nồi canh mẹ nấu, vị ngọt của miếng bánh mứt… là vị của quê nhà, vị của tình thân.

Bếp Tết vì thế trở nên ý nghĩa và thiêng liêng biết bao!

Thịt kho dừa vừa ngon vừa hấp dẫn với cách nấu đơn giản

Thịt kho dừa là món ăn kèm cơm vô cùng ngon miệng và độc đáo. Đây là một trong những món ăn dân giã có từ lâu và được nhiều gia đình Việt yêu thích.

Đảm bảo với món thịt kho dừa, bữa cơm nhà bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các thành viên hay bạn bè, người thân. Cùng chúng tôi vào bếp thực hiện món thịt kho nước dừa để chiêu đãi cho các thực khách đến nhà nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để thực hiện món thịt kho dừa dành cho 3 người thưởng thức bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Thịt ba chỉ khoảng 500gr, chọn loại ba chỉ để khi kho miếng thịt mềm béo ăn sẽ ngon miệng hơn.

Cùi dừa 1 trái, chọn quả cơm dừa vừa phải không già cũng không non vì già ăn rất cứng còn quá non thì khi kho dễ bị bể.Nước dừa tươi 1 tráiHành tím 2 củ, ớt sừng 1 trái

Gia vị: đường, muối, tiêu, hạt nêm, tương ớt,…Dụng cụ thực hiện: nồi đất, tô,…’

Vị… bếp Tết!

Những nguyên liệu chính cần chuẩn bị khi thực hiện món thịt kho dừa

Cách chế biến thịt kho dừa đậm đà đưa cơm

Công thức thực hiện món thịt kho dừa khá đơn giản chắc chắn bà nội trợ nào cũng có thể làm được. Toàn bộ cách chế biến như sau:

Bước 1: Sơ chế thịt heo

Đối với thịt heo, các bạn làm sạch lông rửa nước muối loãng rồi sau đó cắt miếng vuông vừa ăn. Không nên cắt miếng quá to vì kho thịt sẽ lâu thấm và chín.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Phần cơm dừa các bạn nhớ cạo bỏ lớp đen bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó, cắt dừa thành khúc vừa ăn. Hành củ lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch cắt nhỏ. Ớt trái cũng rửa sạch và băm nhỏ.

Vị… bếp Tết!

Cắt cùi dừa thành từng khúc vừa ăn

Bước 3: Ướp và kho thịt

Lấy thịt cho vào một cái tô lớn rồi lần lượt cho hành tím, ớt băm và cơm dừa vào. Tiếp đến, các bạn nêm nếm tô hỗn hợp với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 3 muỗng nước mắm, tiêu rồi đảo đều lên cho thấm gia vị.

Ướp thịt và cơm dừa khoảng 30 phút rồi bắt nồi đất lên bếp đợi nóng cho dầu ăn vào. Cho vào nồi một ít đường vàng để tạo màu rồi phi thơm hành băm. Cuối cùng cho hỗn hợp thịt ướp gia vị vào để bắt đầu xào.

Khi thịt săn lại các bạn cho phần nước cốt dừa đã chuẩn bị vào nấu cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa để cho thịt và dừa thấm đều gia vị. Canh nồi thịt kho dừa cho đến khi cả thịt và dừa mềm thì hãy tắt bếp.

Vị… bếp Tết!

Kho với ngọn lửa nhỏ để thịt và dừa thấm đều gia vị

Bước 4: Thưởng thức thành phẩm

Món thịt kho dừa là sự kết hợp đậm đà của thịt ba chỉ cùng dừa tạo tạo nên hương vị thơm béo ngậy. Đảm bảo với món ăn chắc chắn cả t.rẻ e.m lẫn người lớn đầu rất thích. Bạn có thể nấu món này để đổi vị cho bữa ăn gia đình mình thêm mới mẻ và hấp dẫn nhé.

Yêu cầu thành phẩm

Vị… bếp Tết!

Thịt kho dừa phải đảm bảo không bị nát với hương vị mặn ngọt hòa quyện

Món thịt kho dừa sau khi chế biến phải đảm bảo những yêu cầu thành phẩm sau:

Miếng thịt mềm, không bị nát và vẫn giữ được độ giòn tự nhiên.Hương vị mặn ngọt hòa quyện hoàn hảo cùng nước dừa béo ngậy nhưng vẫn không tạo cảm giác ngán.

Một số lưu ý cần nhớ khi chế biến món thịt kho dừa

Thịt kho dừa có hương vị thơm ngon, chuẩn miền Nam hay không phụ thuộc rất nhiều vào những lưu ý sau:

Với thịt bạn nên chiên sơ qua để có lớp vỏ mỏng, giòn, thơm và thấm đều gia vị hơn. Nếu không chiên qua thịt thì bạn nên kho kéo dài thời gian hơn một chút.Để món thịt kho dừa hấp dẫn hơn bạn nên kho trước 1 ngày để khi thưởng thức chỉ cần đun thêm một lần nữa, thịt sẽ thấm đều gia vị hơn.Chỉ nên thêm một lượng nước dừa vừa đủ để tránh hương vị món ăn bị ngọt quá mất đi vị tự nhiên của thịt.Cách bảo quản thịt kho dừa tốt nhất nên để trong tủ lạnh, khi ăn chỉ nên múc 1 lượng vừa đủ rồi hâm lại thôi.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cách thực hiện món thịt kho dừa thơm ngon chuẩn vị không hề thua kém nhà hàng. Chúc bạn có thể chế biến thành công món ăn này để thưởng thức cùng gia đình mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *